Đây là ngành học nền tảng và mũi nhọn trong cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời là lĩnh vực đang có nhu cầu nhân lực rất lớn tại Việt Nam và các nước phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI và tập đoàn công nghệ đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về điều khiển – tự động hóa, vi mạch, chip bán dẫn, hệ thống sản xuất thông minh… cùng khả năng ứng dụng công nghệ mới vào thực tiễn. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những bạn trẻ yêu thích công nghệ, kỹ thuật và mong muốn làm việc trong môi trường quốc tế, thu nhập hấp dẫn.
Tiếp cận chương trình đào tạo tiên tiến, sinh viên nhận đồng thời hai bằng đại học; hưởng chính sách học bổng hấp dẫn từ chính phủ Đài Loan; thực tập nhận lương “khủng” từ doanh nghiệp Đài Loan; ở lại Đài Loan làm việc lâu dài hoặc trở về Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là hướng đi riêng của trường Đại học Đại Nam (DNU) khi đào tạo chuyên ngành Công nghệ bán dẫn.
Chương trình liên kết đào tạo 2+2
Sinh viên được đào tạo 2 năm tại DNU và 2 năm đào tạo tại các trường Đại học KHKT ở Đài Loan. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được các trường Đại học học KHKT ở Đài Loan cấp bằng kỹ sư. Các Kỹ sư sẽ phải làm việc tại doanh nghiệp Bán dẫn tại Đài loan 2 năm. Mức lương khởi điểm tối thiểu 1000 USD/ tháng.
Chương trình liên kết đào tạo 3+1
Sinh viên được đào tạo 3 năm tại DNU, năm thứ 4 học tại các trường Đại học KHKT ở Đài Loan và thực tập có hưởng lương tại các doanh nghiệp Đài Loan. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được nhận bằng kỹ sư do trường Đại học Đại Nam cấp. Các Kỹ sư có thể ở lại Đài loan làm việc tại các doanh nghiệp bán dẫn Đài loan. Mức lương khởi điểm 1000 USD/Tháng.
Chương trình liên kết đào tạo 3+1+1
Sinh viên được đào tạo 03 năm tại DNU, sau đó 01 năm trao đổi tại các trường đại học ở Đài Loan, chuyển điểm về DNU, nhận bằng tốt nghiệp đại học của DNU. Sinh viên học tiếp 01 năm tại trường ĐH ở Đài Loan, nhận bằng đại học chính quy của trường các trường đại học ở Đài Loan. Các Kỹ sư được hai bên cấp bằng, được ở lại làm việc tại các doanh nghiệp bán dẫn của Đài loan. Mức lương khởi điểm cao hơn 1000 USD/tháng.
Nhu cầu nhân lực khủng” ngành Công nghệ bán dẫn là một trong những lý do khiến ngành học này được “săn lùng” trong mùa tuyển sinh đại học. Dự báo trong 5 năm tới, Việt Nam cần khoảng 20.000 người có trình độ đại học trở lên cho ngành Công nghệ bán dẫn. Theo đuổi ngành học này, sinh viên hoàn toàn yên tâm “có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp”.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (chuyên ngành Công nghệ bán dẫn) có thể làm việc tại các tập đoàn công nghệ, nhà máy sản xuất vi mạch, linh kiện điện tử, bán dẫn trong và ngoài nước, với các vị trí như:
Kỹ sư vận hành – bảo trì – lắp đặt thiết bị bán dẫn tại các nhà máy, dây chuyền sản xuất hiện đại.
Kỹ sư thiết kế – phát triển vi mạch (IC, chip bán dẫn).
Kỹ sư tự động hóa hệ thống sản xuất, tích hợp robot và cảm biến trong nhà máy thông minh.
Chuyên viên kỹ thuật, chuyên gia kiểm định chất lượng sản phẩm công nghệ cao.
Cán bộ nghiên cứu, giảng viên, chuyên gia chuyển giao công nghệ tại viện nghiên cứu, trường đại học.
Ngoài ra, sinh viên có thể lựa chọn học tiếp Thạc sĩ, Tiến sĩ trong nước hoặc tại các quốc gia phát triển như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… và làm việc toàn cầu trong các tập đoàn lớn như TSMC, Intel, Samsung, LG, Foxconn, D-Link….
Mức lương của kỹ sư ngành vi mạch - bán dẫn tăng đều theo từng năm. Theo khảo sát, sinh viên mới ra trường có mức lương sau thuế trung bình từ 215 - 500 triệu đồng/năm. Các kỹ sư có nhiều hơn 7 năm kinh nghiệm thường cao gấp đôi và đã ghi nhận mức lương trên 1,5 tỷ đồng/năm cho vị trí kỹ sư hơn 15 năm kinh nghiệm. Có thể nói, đây là mức thu nhập rất hấp dẫn đối với nhân lực ngành này.