Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, tính đến năm 2023, Việt Nam có hơn 17.317 luật sư và 4.957 thẩm phán, trong khi số vụ việc cần giải quyết lên tới 567.521, cho thấy nhu cầu về nhân sự ngành luật vẫn rất cao.
Luật là ngành học hot, thu hút sự quan tâm lớn trong xã hội hiện đại. Theo học ngành Luật, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức vững chắc về hệ thống pháp lý, kỹ năng phân tích, tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề. Sinh viên ngành Luật còn có cơ hội trải nghiệm thực tế qua các buổi thực hành tại các cơ quan pháp luật, công ty, và tổ chức liên quan đến pháp lý.
Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng ứng dụng nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp lý vững chắc và kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn. Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực thực hành nghề nghiệp, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo.
Đào tạo ứng dụng cao
Chương trình đào tạo ngành Luật tại Đại học Đại Nam chú trọng tính ứng dụng thực tiễn, giúp sinh viên phát triển kỹ năng chuyên môn qua hoạt động mô phỏng, tham dự phiên tòa tại các tòa án, tham quan Văn phòng Quốc hội, thực tập tại các văn phòng luật, công chứng, công ty luật và các doanh nghiệp.
Học qua trải nghiệm thực tế
Sinh viên được trải nghiệm thực tế tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và tham gia các cuộc thi chuyên ngành như tranh hùng luật, phiên tòa giả định, đấu giá giả định, mang đến cơ hội hình dung rõ ràng công việc tương lai.
Thực tập và việc làm
Ngay từ năm thứ 2, sinh viên ngành Luật trường Đại học Đại Nam đã được đi thực tập tại các cơ quan, tổ chức của khu vực hành chính công, các cơ quan tư pháp, tòa án, thi hành án,... cũng như nhiều tổ chức, doanh nghiệp uy tín tại Việt Nam. 100% sinh viên được kết nối việc làm trước khi ra trường.
- Chuyên viên, chuyên gia pháp luật trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp…;
- Chuyên viên, chuyên gia pháp luật trong các cơ quan của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương như: Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, các Sở, ban, ngành địa phương...;
- Chuyên viên pháp luật, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên… trong các cơ quan tư pháp như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án;
- Chuyên viên tư vấn, Luật sư, Luật gia, Trọng tài viên, Công chứng viên, Hòa giải viên, thừa phát lại… trong các tổ chức tư vấn dịch vụ pháp lý như Văn phòng luật sư, Công ty luật, Văn phòng công chứng, Văn phòng Thừa phát lại, Trọng tài thương mại, Trọng tài quốc tế...;
- Chuyên viên, chuyên gia pháp luật hoặc tư vấn pháp luật trong các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;
- Giảng viên, nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu (các Viện, các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học phổ thông).
- Các cơ quan tổ chức khác.
Luật sư: Mức lương trung bình từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng/tháng. Với những luật sư có kinh nghiệm và đảm nhiệm vai trò quản lý, mức lương có thể đạt từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng/tháng, kèm theo phần trăm doanh thu.
Chuyên viên pháp lý: Mức lương dao động từ 8.000.000 đến 25.000.000 đồng/tháng, tùy theo kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp.
Công chứng viên: Mức lương trung bình từ 6.000.000 đến 12.000.000 đồng/tháng.
Thư ký tòa án: Mức lương từ 4.200.000 đến 9.000.000 đồng/tháng, chưa bao gồm các khoản trợ cấp và thưởng.
Kiểm sát viên/Công tố viên: Mức lương trung bình từ 8.000.000 đến 10.000.000 đồng/tháng, kèm theo phụ cấp 25% hàng tháng.