Theo học ngành Tài chính – Ngân hàng, sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về tài chính, tiền tệ, ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm… cùng các kỹ năng nghề nghiệp hiện đại như phân tích dữ liệu, quản trị rủi ro, tư vấn tài chính. Đây là ngành học có tính ứng dụng cao, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế – tài chính toàn cầu và nhu cầu nhân lực lớn trong cả khu vực công và tư.
Chương trình đào tạo ứng dụng, dạy các vấn đề cốt lõi nhưng tiên tiến của ngành Tài chính - Ngân hàng. Thời gian đào tạo ngắn, sinh viên chỉ mất 3 năm để tốt nghiệp. Là trường đại học NCL duy nhất tại Việt Nam áp dụng phần mềm ngân hàng lõi (silver lake) phục vụ cho quá trình học thực hành của sinh viên.
CTĐT đạt kiểm định chất lượng
Chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng, đảm bảo chuẩn đầu ra theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.
TH trên phần mềm core banking
Sinh viên được thực hành trên phần mềm lõi (Core Banking) của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), giúp tiếp cận sớm với các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn của ngân hàng ngay từ trên ghế nhà trường, giành nhiều lợi thế về kỹ năng làm việc với phần mềm nội bộ ngân hàng.
100% SV được kết nối việc làm
100% sinh viên được kết nối với cơ hội việc làm thông qua mạng lưới đối tác rộng khắp là các ngân hàng, công ty tài chính, doanh nghiệp và tổ chức đầu tư. Sinh viên được tham gia thực tập, trải nghiệm thực tế và các chương trình hỗ trợ việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giúp tự tin gia nhập thị trường lao động ngay sau tốt nghiệp.
Ngành Tài chính – Ngân hàng luôn nằm trong nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao và ổn định. Sự phát triển của hệ thống tài chính, ngân hàng, fintech, bảo hiểm, đầu tư... kéo theo nhu cầu tuyển dụng ngày càng lớn về số lượng và chất lượng.
Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc đa dạng, cụ thể như:
Chuyên viên tín dụng, giao dịch viên, quản lý khách hàng tại các ngân hàng thương mại, ngân hàng số.
Chuyên viên phân tích tài chính, đầu tư, kiểm soát rủi ro tại các công ty tài chính, chứng khoán, bảo hiểm.
Kế toán, kiểm toán nội bộ, tư vấn tài chính trong các tập đoàn, doanh nghiệp.
Nghiên cứu viên, giảng viên tại các viện nghiên cứu, trường đại học nếu theo đuổi con đường học thuật.
Khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính cá nhân, fintech, tư vấn đầu tư.
Với nền tảng kiến thức vững chắc và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, sinh viên tốt nghiệp hoàn toàn có thể tự tin bước vào thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng sau khi ra trường có thể làm việc tại nhiều đơn vị trong và ngoài nước, cụ thể như:
Ngân hàng thương mại, ngân hàng số, ngân hàng quốc tế (Vietcombank, BIDV, Techcombank, Shinhan Bank, v.v.)
Công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm (FE Credit, Manulife, SSI, v.v.)
Tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước ở bộ phận tài chính, kế toán, kiểm toán
Cơ quan quản lý nhà nước về tài chính như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính
Các tổ chức phi tài chính, tổ chức phi chính phủ (NGO) có bộ phận quản lý tài chính
Trường đại học, viện nghiên cứu nếu theo hướng học thuật
Ngoài ra, sinh viên có thể làm việc từ xa (remote) hoặc khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính – công nghệ (Fintech).
Mức lương ngành Tài chính – Ngân hàng khá hấp dẫn và tăng theo kinh nghiệm. Sinh viên mới ra trường có thể nhận từ 6–10 triệu đồng/tháng. Sau 1–2 năm, mức lương có thể tăng lên 8–15 triệu đồng/tháng. Các vị trí chuyên viên cao cấp có thể đạt 15 triệu trở lên, trong khi cấp quản lý như Giám đốc Tài chính (CFO) có thể hưởng lương từ 50–200 triệu đồng/tháng, tùy năng lực và quy mô tổ chức. Bên cạnh lương cơ bản, ngành còn có nhiều chế độ thưởng và phúc lợi khác.