Cách mở bài đối với một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học

"Đầu xuôi thì đuôi mới lọt " Mở bài là bước tạo ấn tượng ban đầu để dẫn dắt người đọc vào một bài văn. Tuy nhiên, nó lại gây ra không ít khó khăn cho thì sinh, mở bài sao cho đi đúng vẫn đề, đủ ý đôi khi cũng đã khá "khoai" rồi.Chính vì thế ,điều đầu tiên thí sinh cần xác định nội dung và yêu cầu chính được nêu ở đề bài. Sau khi xác định đúng vấn đề, phải có kiến thức nền tảng cơ bản và khái quát nhất để viết phần mở bài.
Mở bài phải làm sao cho 'chuẩn'
Đối với đề nghị luận về các tác phẩm văn học, thí sinh có thể mở bài bằng công thức sau: Tên tác giả + vị trí tác giả trong nền văn học hoặc phong cách + đề tài tiêu biểu, tác phẩm tiêu biểu + khái quát một cách ngắn gọn về nội dung tác phẩm.
Ví dụ: Tô Hoài là một tác giả văn học nổi tiếng từ trước cách mạng tháng 8 và đồng thời cũng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong số rất nhiều tác phẩm giá trị của ông có tập Truyện Tây Bắc mà trong đó ấn tượng nhất vẫn là Vợ chồng A phủ….
Dưới đây những nét chính về sự nghiệp của các tác giả trong các tác phẩm quan trọng có khả năng sẽ xuất hiện trong đề đề thi THPT Quốc gia sắp tới để thí sinh nắm rõ và viết được phần mở bài nhanh và chính xác nhất.
STT | Tác giả | Thông tin làm mở bài |
1.
|
Xuân Diệu | Là nhà thơ ”mới nhất trong các nhà thơ mới”. Thơ Xuân Diệu mang giọng điệu tươi mới, sôi nổi, đắm say, yêu đời tha thiết. |
2. | Huy Cận | Là tác giả xuất sắc trong phong trào thơ mới. Thơ ông hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí. |
3. | Hàn Mặc Tử | Là nhà thơ theo khuynh hướng thơ mới lãng mạn, là tác giả của những bài thơ đẹp nhưng bi, ẩn chứa nỗi buồn réo rắt đầy tâm sự. |
4. | Nguyễn Tuân |
Là tác giả có phong cách nghệ thuật uyên bác, tài hoa.Có cá tính rất mạnh mẽ. – Trước CMT8, phong cách nghệ thuật của ông rất ”ngông”. Ông có những tác phẩm gắn với sự phóng túng, mang nhiều tình cảm, cảm xúc mãnh liệt, đặc biệt với những phong cảnh tuyệt mỹ theo ”chủ nghĩa xê dịch”. – Giai đoạn sau, có sự thay đổi mới mẻ trong phong cách văn chương, ông có khát khao hòa nhịp với đất nước, dùng văn chương để kết nối với cuộc đời. |
5. | Tố Hữu | Được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến Việt Nam. |
6. | Quang Dũng | Là nghệ sĩ đa tài (thi ca nhạc họa), hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa. |
7. | Nguyễn Khoa Điềm | Là thế hệ nhà thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước, con người Việt Nam. |
8. | Thanh Thảo | Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại. |
9. | Xuân Quỳnh | Là nữ thi sĩ nổi tiếng của thơ ca Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Giọng thơ Xuân Quỳnh mang nhiều cảm xúc, suy tư, là tiếng lòng trắc ẩn của người phụ nữ về một cuộc sống hạnh phúc bình dị. Các tác phẩm của Xuân Quỳnh thường gắn với các hình tượng ẩn dụ như sóng, biển, thuyền,..khiến thơ Xuân Quỳnh như những bản tình ca êm dịu. |
10. | Hoàng Phủ Ngọc Tường | Sáng tác của ông kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ với trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều với vốn kiến thức phong phú về Triết học, Văn hóa, Lịch sử, Địa lí,.. |
11. | Tô Hoài | Có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về phong tục, tập quán của các vùng miền khác nhau trên đất nước. |
12. | Kim Lân – Nam Cao |
Hai nhà văn có điểm tương đồng và nổi tiếng trong chủ đề sáng tác và quan niệm nhân sinh.
Hướng về văn chương mang giá trị hiện thực, phê phán xã hội và bày tỏ cái nhìn thương yêu con người.Chủ đề viết nhiều và hay về nông thôn và người nông dân. |
13. | Vũ Trọng Phụng | Nhà phóng sự tài ba đất Bắc, nhà điện ảnh tài năng vẽ được bức trang toàn diện nhất về xã hội Tây – Tàu nhố nhăng |
14. | Nguyễn Trung Thành | Là nhà báo, dịch giả nổi tiếng, là nhà văn quân đội gắn bó với chiến trường Tây Nguyên. |
15. | Nguyễn Thi | Được xem là nhà văn của người nông dân Nam Bộ, ông có ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo, xây dựng nên những nhân vật có cá tính mạnh mẽ. |
16. | Nguyễn Minh Châu | Là cây bút mở đường tinh anh của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. |