Cây bao báp ở Việt Nam
Đăng ngày 15/06/2018
14.927 lượt xem

Ở Việt Nam, chắc không có nhiều người biết và càng ít người được tận mắt nhìn thấy cây Bao báp khổng lồ có nguồn gốc ở Châu Phi, loài cây lớn nhất và sống lâu năm nhất trong số các loài thực vật có hoa trên trái đất (Madagascar có 6 loài, Đông Phi 1 loài và Australia 1 loài). Một trong số đó có tên khoa học là Adansonia grandidieri Baill., phân họ Bombacoideae, thuộc họ Gạo (Bombacaceae); tên tiếng Anh là Baobab tree. Nó còn có tên là ‘cây bánh mì của khỉ’ (Monkey-bread tree).
Ở Việt Nam, chắc không có nhiều người biết và càng ít người được tận mắt nhìn thấy cây Bao báp khổng lồ có nguồn gốc ở Châu Phi, loài cây lớn nhất và sống lâu năm nhất trong số các loài thực vật có hoa trên trái đất (Madagascar có 6 loài, Đông Phi 1 loài và Australia 1 loài). Một trong số đó có tên khoa học là Adansonia grandidieri Baill., phân họ Bombacoideae, thuộc họ Gạo (Bombacaceae); tên tiếng Anh là Baobab tree. Nó còn có tên là ‘cây bánh mì của khỉ’ (Monkey-bread tree).
Cây Bao báp có chiều cao 5-25(-30)m, thân phình to, đường kính gốc cây 7-11m (hay chu vi gốc là 22-35m). Trong thân cây có thể tích trữ tới 120.000 lít nước để tồn tại trong điều kiện khô hạn cao. Cây Bao báp có thể sống tới vài trăm năm, những cây già nhất hiện nay khoảng trên 2.000 tuổi. Đặc biệt, cây có tên Panke ở Zimbabwe (cây già nhất từ trước đến nay) đã bị đổ vào năm 2010, ước tính đã sống 2.500 năm.
Cây Bao báp có chiều cao 5-25(-30)m, thân phình to, đường kính gốc cây 7-11m (hay chu vi gốc là 22-35m). Trong thân cây có thể tích trữ tới 120.000 lít nước để tồn tại trong điều kiện khô hạn cao. Cây Bao báp có thể sống tới vài trăm năm, những cây già nhất hiện nay khoảng trên 2.000 tuổi. Đặc biệt, cây có tên Panke ở Zimbabwe (cây già nhất từ trước đến nay) đã bị đổ vào năm 2010, ước tính đã sống 2.500 năm.
.jpg)
Hình 1: Cây Bao báp, loài đặc hữu và là cây Quốc gia của Madagascar.
Ở Châu Phi, quả Bao báp được dùng để làm nước trái cây. Bột trái cây có giá trị năng lượng cao, trên 300 kcal /100g quả tươi. Bột quả này giàu protein, canxi và phốt pho. Hạt giàu chất béo, giao động từ 8-46%, dùng để nấu ăn. Dầu hạt chứa các acid malvalic (3-28%), sterculic (1-8%) và dihydrosterculic (1,5-5,1%). Không có acid béo epoxy hoặc hydroxyl. Ngoài ra, dầu này còn có các acid palmitic, oleic và linoleic.
Cây Bao báp cũng có mặt ở Việt Nam.
Bao báp là một cây bản địa của Châu Phi, thích hợp với khí hậu nóng và khô hạn bậc nhất thế giới, nhưng từ lâu nó đã được trồng ở Việt Nam. Theo Wikipedia và các bản tin, có một cây khoảng 100 tuổi tại Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), được xem là lâu đời nhất ở Việt Nam. Tại Huế có 3 cây: một cây trên đường Trần Phú, một cây ở sân khách sạn Điện Biên 2, và một cây trước nhà hàng “Bao báp”, đường Mai Thúc Loan (do KS. Lâm nghiệp Ng. H. Đính mang từ Pháp về khoảng năm 1950, có nguồn gốc từ Châu Phi). Cây này đã trên 60 tuổi, cao khoảng 17m, đường kính thân 1m, được GS. P.H. Hộ định tên là Adansonia grandidieri. Sau này, Bao báp được nhân giống phần lớn từ cây ở Huế và được trồng tại nhiều nơi khác, hoặc là mới nhập về. Tại Tp. Hồ Chí Minh, hiện có 4 cây Bao báp (3 cây ở Thảo cầm viên, một cây ở Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM, khoảng 25 tuổi). Hà Nội cũng có một cây, khoảng 10 tuổi.
Vừa qua, một số báo đưa tin anh Ng.V. Ngọc (thôn Thạch Bích, xã Bích Hòa, Thanh Oai, Hà Nội) đã gây trồng thành công cây Bao báp quý hiếm lấy giống từ cây trồng ở Huế (năm 2012), nay cây đã cao 1,5m và sẵn sàng cung cấp giống cây này cho những nơi cần.
Cũng theo các tin trên, nhà giáo Thân Trọng Ninh, người có nhiều năm nghiên cứu về cây Bao báp, thì loài Bao báp đang trồng tại nhà anh Ngọc lấy giống ở Huế, thuộc nhóm cây Bao báp có thân cao. Còn giống cây Bao báp từ Senegal mà ông tặng gia đình anh Ngọc mới đây là giống Bao báp có thân thấp, nhưng đường kính thân lớn hơn so với cây Bao báp thân cao.
Cây Bao báp cũng có mặt ở Việt Nam.
Bao báp là một cây bản địa của Châu Phi, thích hợp với khí hậu nóng và khô hạn bậc nhất thế giới, nhưng từ lâu nó đã được trồng ở Việt Nam. Theo Wikipedia và các bản tin, có một cây khoảng 100 tuổi tại Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), được xem là lâu đời nhất ở Việt Nam. Tại Huế có 3 cây: một cây trên đường Trần Phú, một cây ở sân khách sạn Điện Biên 2, và một cây trước nhà hàng “Bao báp”, đường Mai Thúc Loan (do KS. Lâm nghiệp Ng. H. Đính mang từ Pháp về khoảng năm 1950, có nguồn gốc từ Châu Phi). Cây này đã trên 60 tuổi, cao khoảng 17m, đường kính thân 1m, được GS. P.H. Hộ định tên là Adansonia grandidieri. Sau này, Bao báp được nhân giống phần lớn từ cây ở Huế và được trồng tại nhiều nơi khác, hoặc là mới nhập về. Tại Tp. Hồ Chí Minh, hiện có 4 cây Bao báp (3 cây ở Thảo cầm viên, một cây ở Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM, khoảng 25 tuổi). Hà Nội cũng có một cây, khoảng 10 tuổi.
Vừa qua, một số báo đưa tin anh Ng.V. Ngọc (thôn Thạch Bích, xã Bích Hòa, Thanh Oai, Hà Nội) đã gây trồng thành công cây Bao báp quý hiếm lấy giống từ cây trồng ở Huế (năm 2012), nay cây đã cao 1,5m và sẵn sàng cung cấp giống cây này cho những nơi cần.
Cũng theo các tin trên, nhà giáo Thân Trọng Ninh, người có nhiều năm nghiên cứu về cây Bao báp, thì loài Bao báp đang trồng tại nhà anh Ngọc lấy giống ở Huế, thuộc nhóm cây Bao báp có thân cao. Còn giống cây Bao báp từ Senegal mà ông tặng gia đình anh Ngọc mới đây là giống Bao báp có thân thấp, nhưng đường kính thân lớn hơn so với cây Bao báp thân cao.
.jpg)
Hình 2: Hơn 300 cây Bao báp non được gây trồng tại vườn nhà anh Ngọc (nguồn: Internet)
.jpg)
.jpg)
Hình 3: Cây Bao báp ở ĐHSP tp. HCM có hoa (nguồn: Internet)
.jpg)
Hình 4: Hoa Bao báp chỉ nở trong đêm, to bằng bàn tay, với cuống dài đến 1m (nguồn: Internet)
.jpg)
.jpg)
Hình 5: Quả Bao báp ở Châu Phi, hình bầu dục, dài 20-30cm (nguồn: Internet)
Bao báp, cây đa tác dụng
Từ thân, lá, đến quả cây Bao báp đều có công dụng phục vụ cuộc sống con người và chữa bệnh.
Ở châu Phi (Malawi, Zimbabwe và Sahel), lá Bao báp non khá giàu vitamin C, chứa acid uronic, được xem là loại rau ăn ở miền Tây Châu Phi. Tại Nigeria, người dân địa phương gọi lá của nó là kuka và dùng để nấu món xúp kuka. Vỏ nạc của quả (đã loại bỏ hạt và xơ) giàu vitamin C và B2, có thể làm nước giải khát hoặc trộn lẫn với cháo Yến mạch hay sữa. Hạt được dùng chủ yếu như chất làm đặc cho các món xúp, nhưng cũng có thể lên men thành gia vị, hay nướng để ăn trực tiếp, hoặc giã nhỏ để ép lấy dầu . Thân cây còn là nguồn cung cấp sợi, thuốc nhuộm và làm củi. Lá non, quả, vỏ quả và hạt cây Bao báp còn được dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc và nhiên liệu.
Theo tài liệu nước ngoài, lá Bao báp có thể dùng làm thuốc chữa tiêu chảy, sốt, bệnh thận và bàng quang, hen, mệt mỏi, côn trùng đốt và chống dị ứng. Lá và hoa được pha chế để trị bệnh đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa và viêm mắt. Hạt trị được các bệnh dạ dày, thận và khớp, được dùng chữa viêm răng và lợi. Thịt quả, hạt và vỏ cây được xem là thuốc giải độc do nhiễm độc cây Sừng trâu. Theo Sandratriniaina (2015), vỏ cây trị chứng sốt cao, và được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị hạ đường huyết. Nước sắc từ rễ trị được chứng bất lực, mệt mỏi, cảm lạnh, sốt và cúm.
Ở Việt Nam, anh Ng.V. Ngà cho biết “nghe nói lá cây Bao báp có nhiều công dụng chữa bệnh nên đã lấy lá phơi khô rồi nấu nước uống, không ngờ có tác dụng thật. Do yếu tố di truyền nên tôi và anh Ngọc dù mới bốn năm mươi tuổi mà tóc đã bạc trắng như ông cụ, nhưng sau khoảng 7-8 tháng uống nước nấu lá cây Bao báp thì tóc đã đen lại một phần”.
Chị Ân (hàng xóm nhà anh Ngọc) thì cho hay: Chị bị chứng kinh nguyệt không đều, nhưng từ khi được uống nước nấu lá Bao báp mà anh Ngọc cho thì thấy chu kỳ kinh nguyệt đều hơn và người cũng dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, những tác dụng của lá cây Bao báp qua lời kể nói trên hiện chưa được kiểm chứng khoa học.
Cây Bao báp là một nguồn gen nhập nội quí có nhiều tác dụng đối với đời sống, có thể trồng ở nước ta như công viên, khuôn viên công sở để làm cây cảnh, tạo bóng, trang trí cảnh quan. Cũng có thể trồng thành một khu rừng cảnh quan quy mô nhỏ, tạo cho các điểm du lịch thêm hấp dẫn, thú vị.
Dựa trên những kinh nghiệm sử dụng của người dân Châu Phi, các nhà khoa học Việt Nam cũng nên nghiên cứu để tìm ra các loại thuốc mới từ loài cây Bao báp này.
Từ thân, lá, đến quả cây Bao báp đều có công dụng phục vụ cuộc sống con người và chữa bệnh.
Ở châu Phi (Malawi, Zimbabwe và Sahel), lá Bao báp non khá giàu vitamin C, chứa acid uronic, được xem là loại rau ăn ở miền Tây Châu Phi. Tại Nigeria, người dân địa phương gọi lá của nó là kuka và dùng để nấu món xúp kuka. Vỏ nạc của quả (đã loại bỏ hạt và xơ) giàu vitamin C và B2, có thể làm nước giải khát hoặc trộn lẫn với cháo Yến mạch hay sữa. Hạt được dùng chủ yếu như chất làm đặc cho các món xúp, nhưng cũng có thể lên men thành gia vị, hay nướng để ăn trực tiếp, hoặc giã nhỏ để ép lấy dầu . Thân cây còn là nguồn cung cấp sợi, thuốc nhuộm và làm củi. Lá non, quả, vỏ quả và hạt cây Bao báp còn được dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc và nhiên liệu.
Theo tài liệu nước ngoài, lá Bao báp có thể dùng làm thuốc chữa tiêu chảy, sốt, bệnh thận và bàng quang, hen, mệt mỏi, côn trùng đốt và chống dị ứng. Lá và hoa được pha chế để trị bệnh đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa và viêm mắt. Hạt trị được các bệnh dạ dày, thận và khớp, được dùng chữa viêm răng và lợi. Thịt quả, hạt và vỏ cây được xem là thuốc giải độc do nhiễm độc cây Sừng trâu. Theo Sandratriniaina (2015), vỏ cây trị chứng sốt cao, và được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị hạ đường huyết. Nước sắc từ rễ trị được chứng bất lực, mệt mỏi, cảm lạnh, sốt và cúm.
Ở Việt Nam, anh Ng.V. Ngà cho biết “nghe nói lá cây Bao báp có nhiều công dụng chữa bệnh nên đã lấy lá phơi khô rồi nấu nước uống, không ngờ có tác dụng thật. Do yếu tố di truyền nên tôi và anh Ngọc dù mới bốn năm mươi tuổi mà tóc đã bạc trắng như ông cụ, nhưng sau khoảng 7-8 tháng uống nước nấu lá cây Bao báp thì tóc đã đen lại một phần”.
Chị Ân (hàng xóm nhà anh Ngọc) thì cho hay: Chị bị chứng kinh nguyệt không đều, nhưng từ khi được uống nước nấu lá Bao báp mà anh Ngọc cho thì thấy chu kỳ kinh nguyệt đều hơn và người cũng dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, những tác dụng của lá cây Bao báp qua lời kể nói trên hiện chưa được kiểm chứng khoa học.
Cây Bao báp là một nguồn gen nhập nội quí có nhiều tác dụng đối với đời sống, có thể trồng ở nước ta như công viên, khuôn viên công sở để làm cây cảnh, tạo bóng, trang trí cảnh quan. Cũng có thể trồng thành một khu rừng cảnh quan quy mô nhỏ, tạo cho các điểm du lịch thêm hấp dẫn, thú vị.
Dựa trên những kinh nghiệm sử dụng của người dân Châu Phi, các nhà khoa học Việt Nam cũng nên nghiên cứu để tìm ra các loại thuốc mới từ loài cây Bao báp này.
TSKH. Trần Công Khánh
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan