Chăm sóc sức khỏe tâm thần trong đại dịch Covid-19

Đăng ngày 12/01/2022
1.156 lượt xem
Đăng ngày 12/01/2022
1.156 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Dich Covid-19 không những mang đến những mất mát về tính mạng con người, về sức khỏe thể chất mà nó còn gây ra những chấn động mạnh đến sức khỏe tâm thần cũng như sức khỏe xã hội.

Tròn 2 năm thế giới đối phó và sống chung với đại dịch COVID -19.  Đại dịch đã khiến cuộc sống của người dân trên khắp thế giới bị ảnh hưởng, thay đổi rõ rệt và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Dich bệnh không những mang đến những mất mát về tính mạng con người, về sức khỏe thể chất mà nó còn gây ra những chấn động mạnh đến sức khỏe tâm thần cũng như sức khỏe xã hội.

Những bệnh nhân bị virus tấn công, trải qua ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết; những gia đình mất người thân; đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế, lực lượng tình nguyện tuyến đầu phải làm việc gấp nhiều lần sức lực bình thường; những đứa trẻ không được tới trường, học tập, giao tiếp bạn bè, thầy cô qua màn hình điện thoại, máy tính để tuân thủ các nguyên tắc giãn cách xã hội; những người lao động mất việc làm, bó hẹp kế sinh nhai...

Ảnh minh họa.

Chính vì vậy song song với việc chăm sóc về sức khỏe thể chất thì cần phải có một sự quan tâm đặc biệt đến sức khỏe tâm thần của con người

Muốn chăm sóc được thì điều đầu tiên mà chúng ta cần phải làm là nhận biết xem bản thân mình, những người thân, những người xung quanh mình có đang bị các rối loạn tâm thần hay không?

1.Triệu chứng phổ biến của rối loạn tâm thần

  • Cảm giác buồn bã, lo lắng, sợ hãi hoặc thất vọng
  • Khó kiểm soát cảm xúc cá nhân, dễ tức giận hoặc dễ khóc
  • Rối loạn giấc ngủ (ngủ nhiều hơn hoặc mất ngủ)
  • Thay đổi cảm giác ăn uống thèm ăn hơn hoặc chán ăn
  • Cảm thấy mất năng lượng, không còn hứng thú với các hoạt động từng yêu thích
  • Khó tập trung và đưa ra quyết định
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Các phản ứng thể chất như: Đau đầu, đau mỏi cơ thể, đau bụng và các vấn đề tiêu hóa
  • Bệnh mạn tính trở nên nghiêm trọng hơn
  • Tĩnh trạng sức khỏe tâm thần vốn có trở nên tồi tệ hơn
  • Tăng sử dụng thuốc lá, rượt bia và các chất kích thích khác

Việc xác định được những nguyên nhân gây rối loạn sức khỏe tâm thần trong đại dịch cũng vô cùng quan trọng để từ đó mới có kế hoạch chăm sóc phù hợp

2. Một số nguyên nhân gây rối loạn sức khỏe tâm thần trong đại dịch

  • Tâm lý lo lắng dịch bệnh
  • Khủng hoảng tinh thần vì mất người thân
  • Tỷ lệ tử vong cao và cái chết đến rất nhanh, đột ngột với người bệnh
  • Mất việc làm và thu nhập giảm
  • Mất và giảm giao tiếp, bị cô lập do cách ly, giãn cách xã hội
  • Bị kỳ thị và phân biệt đối xử
  • Áp lực công việc quá căng thẳng
  • Trẻ em và thanh thiếu niên không được đến trường phải học online
  • Người già cô đơn
  • Việc sử dụng internet nhiều, tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin trái chiều..
  • Gia tăng sử dụng chất kích thích khiến các hành vi bạo lực, lạm dụng cũng tăng theo.

Vậy chúng ta cần làm gì để chăm sóc sức khỏe tâm thần?

3. Giải pháp

3.1. Cập nhật tình hình

Luôn lắng nghe những lời khuyên và khuyến cáo từ những tổ chức có thẩm quyền như WHO, CDC, Bộ y tế. Theo dõi những kênh tin tức đáng tin cậy Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, báo chính thống như Vn Express.....

3.2. Duy trì các thói quen lành mạnh:

Cố gắng duy trì những hoạt động thường ngày, tập thêm những thói quen tốt. Tập thể dục mỗi ngày, đặc biệt thiền và yoga rất tốt cho tâm trạng; Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa và hãy ăn uống một cách có ý thức (nhận biết rõ mình ăn gì và ăn bao nhiêu); cố gắng đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày, ngủ đủ giấc từ 7 – 9 giờ tùy vào nhu cầu của cơ thể ; Giữ vệ sinh cá nhân; Phân bố hợp lí thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Sắp xếp thời gian làm những việc mà bạn thích.

3.3. Giảm những thông tin tiêu cực

Hãy cố gắng giảm việc xem, đọc hoặc nghe những thông tin khiến bạn lo lắng, đau buồn. Các tin tức về COVID – 19 liên tục cập nhật trên báo chí và mạng xã hội, đôi khi sẽ khiến bạn lo lắng và sợ hãi, căng thẳng hơn. Đặc biệt là tin tức về số ca nhiễm bệnh và tử vong tăng lên hàng ngày. Hãy hạn chế đọc những tin tức này bằng cách chọn một thời điểm trong ngày kiểm tra thông tin COVID – 19 và sau đó không đọc thêm thông tin nào nữa.

3.4. Luôn suy nghĩ tích cực

Cuối mỗi ngày hãy viết ra 3 điều mà bạn cảm thấy biết ơn và may mắn

Nói ra cảm xúc sợ hãi và lo lắng của bản thân cho một người bạn biết lắng nghe sẽ giúp bạn bớt đau khổ

Hãy hiểu rằng, mỗi ngãy bên cạnh những người mới mắc, những người tử vong thì cũng có rất rất nhiều người đang khỏe mạnh và phụ hồi sau khi mắc

Khi đối mặt với tình huống khó khăn, biết chấp nhận và hãy tập trung vào những gì bạn có thể cải thiện, thay đổi được.

3.5. Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Hạn chế uống rượu tối đa. Không có bằng chứng nào cho thấy rượu có thể bảo vệ bạn khỏi vi rút. Thực tế, rượu thậm chí còn làm tăng khả năng nhiễm vi rút vì ó khiến bạn không tuân thủ những biện pháp bảo vệ được khuyến cáo, cũng như làm xấu đi tiên lượng điều trị.

Ảnh minh họa.

3.6. Tăng tiếp xúc xã hội bằng các hình thức khác nhau

Việc giãn cách xã hội, cách ly theo dõi điều trị COVID -19 khiến tâm trạng của chúng ta tồi tệ hơn. Bên cạnh việc sợ hãi dịch bệnh thì cảm giác cô đơn lạc lõng tăng lên đáng kể. Nhưng thật may mắn vì hiện nay chúng ta có rất nhiều cách để kết nối với nhau ngoài việc gặp mặt trực tiếp

 Hãy kết nối với người khác thông qua điện thoại hoặc mạng xã hội

Thường xuyên trò chuyện với người lớn tuổi trong gia đình qua điện thoại, ứng dụng tin nhắn, mạng xã hội

Những người đang cách lý theo dõi hoặc điều trị COVID – 19 nên duy trì kết nối với người thân để đảm bảo tâm lý được ổn định

Kết nối với chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần kinh hoặc người mà bạn tin tưởng để kể về những cảm xúc tiêu cực mà mình đang có.

 3.7. Cách sử dụng các thiết bị điện tử để kết nối và giải trí

Ti vi: Hãy cảnh giác với thời gian bạn bỏ ra để ngồi trước màn hình mỗi ngày, hãy đứng dậy và thực hiện vài hoạt động thể chất một cách thường xuyên.

 Chơi điện tử: Chơi điện tử là một phương pháp giải trí, tuy nhiên trong thời gian ở nhà, thời gian chơi điện tử có thể tăng nhiều hơn bình thường. Do đó, hãy cân bằng để duy trì nhịp sống hằng ngày hợp lý.

 Mạng xã hội: sử dụng mạng xã hội để ủng hộ những câu chuyện tích cực và lên tiếng chống lại thông tin giả.

3.8. Giúp đỡ mọi người

Hãy giúp đỡ người khác trong khả năng của bạn.

Cách mà chúng  ta đối xử với người khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của họ và cả chúng ta nữa. Trong đại dịch, rất nhiều người dễ bị tổn thường, chúng ta cần tử tế hơn

Hãy tử tế và đừng kỳ thị với bị nhiễm COVID – 19

Đừng phân biệt đối xử với nhân viên y tế hay người đang tham gia chống dịch chỉ vì họ có yếu tố nguy cơ cao

Đừng gán cho một nhóm người nào đó là lây nhiễm COVID – 19

Nếu bạn biết một ai đó đang buồn bã, lo lắng và tuyệt vọng hãy nói chuyện và lắng nghe họ

3.9. Không phân biệt đối xử

Sợ hãi là phản ứng bình thường trong tình huống này. Tuy nhiên đôi khi cách chúng ta thể hiện sự sợ hãi có thể làm tổn thường người khác. Đừng phân biệt đối xử với người khác vì nỗi sợ hãi của bạn trước COVID-19. Đừng phân biệt đối xử như viên y tế vì họ xứng đáng có được sự tôn trọng và sự biết ơn.

 3.10. Hỗ trợ nhân viên y tế

Gửi lời cảm ơn và sự động viên tới nhân viên y tế cũng như những người tham gia vào cuộc chiến chống COVID-19.

 3.11. Nếu bạn là phụ huynh

Trong thời điểm căng thẳng này, trẻ em cần nhiều sự quan tâm hơn từ bạn. Nói chuyện với con về Covid-19 một cách trung thực và theo ngôn ngữ chúng có thể hiểu. Hỗ trợ việc học tại nhà của con và cần tách biệt thời gian chơi và học.

Giúp con thổ lộ cảm xúc, ví dụ như nỗi sợ hay sự buồn chán. Thực hiện những hoạt động sáng tạo như vẽ hoặc chơi trò chơi. Đảm bảo con bạn không ngồi trước màn hình quá nhiều và phải có thời gian tham gia hoạt động khác như vẽ tranh, làm bánh, hát, ... Cố gắng không để trẻ chơi điện tử quá nhiều.

 3.12. Nếu bạn là người lớn tuổi 

Giữ liên lạc thường xuyên với bạn bè, người thân.Giữ nhịp sống hàng ngày điều độ như ăn uống, nghỉ ngơi và hoạt động bạn yêu thích. Tập những bài thể dục đơn giản giúp duy trì sức khỏe. Tìm sự trợ giúp từ người thân, bạn bè hoặc hàng xóm nếu cần.

3.13. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe tâm thần 

Nếu bạn đang được điều trị về sức khỏe tâm thần, hãy đảm bảo rằng bạn tiếp tục dùng thuốc theo quy định và bạn có cách dự trữ thuốc. Nếu bạn đang được hỗ trợ bởi một chuyên gia về sức khỏe tâm thần, hãy tìm cách tiếp tục với sự hỗ trợ đó trong thời gian dịch bệnh này.

Nếu bạn đang điều trị các bệnh lý mạn tính khác:

Khi tâm trạng trở nên tồi tệ, bạn có xu hướng bỏ bê việc điều trị các bệnh lý hoặc sức khỏe đang mắc phải như bện mạn tính hay tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi sử dụng chất

Nếu bạn đang mắc bệnh mạn tính hãy duy trì sử dụng thuốc và tái khám đều đặn

Nếu việc tái khám trực tiếp gặp khó khăn thì hãy liên hệ với bác sĩ qua điện thoại để được hỗ trợ kịp thời.

Bạn cần hiểu rằng những vẫn đề sức khỏe hiện tại cũng nghiêm trọng không kém COVID – 19 nếu không được điều trị

Không phải tất cả chúng ta đều có khả năng duy trì sức khỏe thể chất và tâm thần của mình. Một số người có thể dễ dàng vượt qua, số khác thì không. Đó không phải là biểu hiện của sự suy yếu hay bất lực. Đôi khi những cảm xúc này không thể tự biến mất bằng suy nghĩ hay ý chí mà phải được điều trị bằng thuốc và các liệu pháp khác. Khi những tâm trạng tiêu cực kéo dài liên tục quá 2 tuần mà không có dấu hiệu tốt lên thì bạn cần phải được chăm sóc y tế.

ThS. Hoàng Thị Vân - Giảng viên Khoa Điều dưỡng Đại học Đại Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Quyết định số 2057/QĐ-BYT ngày 14 tháng 5 năm 2020 Về việc ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tâm thần trong dịch COVID-19”
  2. https://www.who.int/vietnam/vi/emergencies/covid-19-in-vietnam/information/mental-health
  3. https://suckhoedoisong.vn/dai-dich-covid-lam-gia-tang-dang-ke-cac-roi-loan-tam-than-169211008095556574.htm
  4. https://umcclinic.com.vn/covid-19-anh-huong-den-suc-khoe-tam-than-cua-ban-nhu-the-nao

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background