Cô giáo hơn 10 năm cho sinh viên vay tiền đóng học phí

Đăng ngày 03/12/2020
2.119 lượt xem
Đăng ngày 03/12/2020
2.119 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Là một giáo viên, tôi thực sự hạnh phúc khi thấy các thế học trò của mình ngày càng tiến bộ và phát triển. Tôi mong muốn và luôn tự phấn đấu để mình trở thành người truyền cảm hứng học tập và rèn luyện cho các thế hệ học trò. 

Không chỉ tận tụy, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, cô Nguyễn Thị Thanh Xuân – giảng viên khoa Kế toán Trường Đại học Đại Nam còn là một trong những giảng viên sâu sát với từng hoàn cảnh của sinh viên, thường xuyên giúp đỡ và cho sinh viên khó khăn vay tiền đóng học phí, thậm chí là không cần hoàn lại. Vậy, động lực gì đã khiến cô hành động như vậy trong nhiều năm qua? Hãy cùng chúng tôi gặp gỡ và trò truyện với cô qua bài phỏng vấn ngắn dưới đây nhé!

Cô Nguyễn Thị Thanh Xuân – giảng viên khoa Kế toán Trường Đại học Đại Nam.

Không có học trò dốt chỉ có thầy cô chưa đủ giỏi để làm thầy

-Chào cô Nguyễn Thị Thanh Xuân! Có nhiều ý kiến cho rằng, không có học trò dốt chỉ có thầy chưa giỏi, là một giảng viên đại học, cô nghĩ sao về điều này?

Mỗi đứa trẻ sinh ra, tạo hóa đều ban cho chúng ít nhất một năng lực trí tuệ riêng biệt để tồn tại và phát triển. Nhiệm vụ của người làm thầy là khai phá, gợi mở, đánh thức, định hướng, dẫn dắt học trò phát triển một cách tốt nhất. Không có học trò dốt chỉ có thầy cô chưa nhận diện và đánh thức được tiềm năng trí tuệ của học trò. Và nếu thầy cô chưa làm được điều đó đồng nghĩa với việc thầy cô chưa đủ giỏi để làm thầy.

Với các thế hệ sinh viên khoa Kế toán Trường Đại học Đại Nam, cô Nguyễn Thị Thanh Xuân luôn được nhắc đến như người mẹ thứ 2, nhiệt tình, chân thành và ấm áp.

Chất lượng đầu vào chưa cao mà đào tạo được các thế hệ sinh viên ra trường làm được việc chính là đóng góp lớn cho xã hội

- Thực tế cho thấy, mối quan hệ thầy trò ở trường đại học hiện nay đang tồn tại theo tính chất thầy không nhiệt huyết truyền dạy, trò không tha thiết học, quan điểm của cô về vấn đề này như thế nào?

 “Học trò giờ lười học lắm, dạy học bây giờ chán lắm…” là câu cửa miệng của rất nhiều thầy cô bây giờ. Tuy nhiên, cá nhân tôi lại nhìn nhận khác. Đúng! Không thiếu những sinh viên đại học chỉ thực sự học trong 1-2 năm đầu tiên, sau đó là học qua quýt nhằm mục đích qua môn, lấy bằng. Thậm chí, rất nhiều sinh viên đi học đại học nhưng không biết tại sao phải học đại học. Bố mẹ bảo đi học thì đi. Hay đơn giản hơn, đi học đại học để trốn nghĩa vụ quân sự, đi học đại học để được chơi thêm vài năm tuổi trẻ… Thực trạng này đã và đang diễn ra ở hầu hết các trường đại học. Nhưng đó không phải là tất cả. Tôi nghĩ, dù thế giới có “open” đến đâu, quan niện về việc học đại học có thay đổi như thế nào thì việc học đại học vẫn là ước mơ, khát vọng của hầu hết các bạn trẻ trước ngưỡng cửa đánh dấu tuổi trưởng thành, là niềm hy vọng của hàng triệu gia đình.

Cô Xuân và các cựu sinh viên khoa Kế toán trong ngày kỷ niệm 10 năm thành lập trường.

Sinh viên thời nay rất thông minh, nắm bắt công nghệ nhanh và có khao khát học tập rất lớn. Không nói đâu xa, ngay như kỳ tuyển sinh 2020 vừa qua, rất nhiều sinh viên khoa Kế toán Đại học Đại Nam trước khi quyết định đăng ký xét tuyển đã chọn học thử các thầy cô. Nếu nói sinh viên bây giờ lười học, chẳng qua những kiến thức thầy cô đang giảng dạy là những điều không cần thiết, không còn phù hợp với nhu cầu và mong muốn của các em.

Còn về phía các thầy cô, tôi không biết ở các trường khác thế nào, nhưng ở Đại Nam, mỗi giảng viên đều khắc sâu khẩu hiệu “Học để thay đổi”. Chất lượng đầu vào cao, thầy cô không cần dạy sinh viên cũng giỏi. Nhưng chất lượng đầu vào chưa cao mà đào tạo ra các thế hệ sinh viên ra trường làm được việc, được doanh nghiệp chào đón và đánh giá tốt về kiến thức – kỹ năng – thái độ thì đó là đóng góp rất lớn cho xã hội. Nhờ có những ngôi trường như thế, những thầy cô như thế mà biết bao thế hệ sinh viên có được cơ hội vào đại học, cơ hội học tập để trưởng thành, phát triển thay đổi cuộc đời. Trường Đại học Đại Nam của chúng ta đã làm được điều đó; đang và sẽ phải làm tốt hơn từng ngày.

Tôi nỗ lực từng ngày để học trò không vấp phải những sai lầm, thiếu xót mà chính tôi đã trải qua

- Không chỉ tận tụy, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, cô còn là một trong những giảng viên sâu sát với từng hoàn cảnh của sinh viên, thường xuyên giúp đỡ và cho sinh viên vay tiền đóng học phí, thậm chí là không cần hoàn lại. Vậy, động lực gì khiến cô hành động như vậy trong nhiều năm qua?

Nghề giáo mang đến cho tôi có cơ hội được lắng nghe, thấu hiểu nhiều hơn và trở thành điểm tựa tại một thời điểm trong cuộc đời của các em sinh viên.

Lựa chọn làm nghề giáo cho phép tôi được chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm của mình với nhiều người hơn, để xã hội được tốt đẹp hơn, để học trò không bị vấp phải những sai lầm hoặc thiếu sót mà chính tôi đã từng trải qua.

Bên cạnh đó, làm giáo viên cũng cho phép tôi có cơ hội được lắng nghe nhiều hơn. Chính điều này cho phép tôi thấu hiểu được từng học trò của mình, được các em tin tưởng chia sẻ những khó khăn trong học tập và cuộc sống xa gia đình của mình. Đây cũng là cơ hội để tôi có thể giúp được học trò của mình một cách thiết thực hơn, trực tiếp hơn.

Nói về việc cho sinh viên vay tiền đóng học phí thì đó cũng là cái duyên tôi được lắng nghe các em để hiểu được những khó khăn mà các em đang gặp phải và có cơ hội được là điểm tựa (tại 1 thời điểm rất ngắn trong cuộc đời các em) để các em tiếp tục có cơ hội học tập, rèn luyện và phấn đấu để trở thành những người có ích cho xã hội.

Tôi nỗ lực từng ngày để học trò không vấp phải những sai lầm, thiếu xót mà chính tôi đã trải qua.

- Với các thế hệ học trò, điều gì khiến cô trăn trở và hạnh phúc nhất?

Với sự vận động cực kỳ nhanh của xã hội ngày nay, tôi luôn trăn trở và mong muốn học trò của mình có đủ minh mẫn để chắt lọc thông tin hữu ích và có tư duy phản biện khi tiếp nhận mọi luồng thông tin đa dạng trong xã hội. Điều này cho phép các em phát triển kiến thức đa dạng nhưng cũng đồng thời giúp các em hình thành nhân cách một cách toàn diện nhất.

Là một giáo viên, tôi thực sự hạnh phúc khi thấy các thế học trò của mình ngày càng tiến bộ và phát triển. Tôi mong muốn và luôn tự phấn đấu để mình trở thành người truyền cảm hứng học tập và rèn luyện cho các thế hệ học trò. 

-Cảm ơn những chia sẻ của cô! Chúc cô luôn mạnh khỏe, tâm huyết và luôn là điểm tựa vững chắc cho các thế hệ sinh viên!

Thu Hòe (thực hiện)

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background