DANH MỤC HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH PHÁP LÝ HỢP TÁC QUỐC TẾ

Đăng ngày 25/12/2018
1.644 lượt xem
Đăng ngày 25/12/2018
1.644 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
1. Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
VĂN BẢN PHÁP QUY

I. CÁC VĂN BẢN VỀ XUẤT NHẬP CẢNH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM

1. Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;

2.     Nghị định số 65/2012/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 về việc xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. (trong đó có sửa đổi đối tượng cấp hộ chiếu công vụ: cán bộ, công chức; HCPT có giá trị 10 năm);

3.     Nghị định 06/2010/NĐ-CP, ngày 25/01/2010 của Chính phủ Quy định những người là công chức;

4.    Thông tư liên tịch số 08/2009/TTLT/BCA-BNG của Bộ Công An – Bộ Ngoại Giao về việc “Hướng dẫn việc cấp hộ chiếu phổ thông và giấy thông hành ở nước ngoài theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam;

5.     Thông tư số 02/2013/TT-BNG, ngày 25/6/2013 của Bộ Ngoại giao về việc Hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị cấp thị thực;

6.     Thông tư số 27/2007/TT-BCA, ngày 29/11/2007 của Bộ Công an hướng dẫn cấp, sửa đổi bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước;

7.     Thông tư số 07/2013/TT-BCA, ngày 30/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BCA, ngày 29/11/2007 của Bộ Công an hướng dẫn cấp, sửa đổi bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước.

II. CÁC VĂN BẢN VỀ NHẬP XUẤT CẢNH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

1.     Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13).

2.     Nghị định số 102/2013/NĐ-CP, ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

3.     Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2014.

4.     Công văn số 371/A37-P2, ngày 06/9/2011 của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an về việc giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh cho người nước ngoài.

III. CÁC VĂN BẢN VỀ HỘI NGHỊ, HỌI THẢO QUỐC TẾ

1.     Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.

2.     Nghị định số 78/2008/NĐ-CP, ngày 17/7/2008 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật;

3.     Thông tư số 10/2008/TT-BTP, ngày 31/12/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực  hiện một số quy định của Nghị định số 78/2008/NĐ-CP ngày 17/07/2008 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật.

IV. CÁC VĂN BẢN VỀ HỢP TÁC VỚI NƯỚC NGOÀI VỀ PHÁP LUẬT, GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

1.     Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, ngày 26/9/2012 của Chính phủ Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

2.     Nghị định số 78/2008/NĐ-CP, ngày 17/7/2008 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật;

V. CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN TÀI CHÍNH

1.     Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước;

2.     Thông tư số 102/2012/TT-BTC, ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí;

3.      Thông tư số 141/2009/TT-BTC, ngày 13/7/2009 của Bộ Tài chính Quy định chế độ tài chính thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước”;

4.     Thông tư 82/2007/TT-BTC ngày 12/7/2007 về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu NSNN;

5.     Thông tư 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

6.     Thông tư số 40/2011/TT-BTC ngày 22/3/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

7.     Thông tư 219/2009/TT-BTC, ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính về quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn ODA;

8.     Thông tư số 192/2011/TT-BTC sửa đổi một số định mức chi tiêu của Thông tư 219/2009/TT-BTC áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng vốn ODA;

VI. CÁC VĂN BẢN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀ NGUỒN VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA CÁC NHÀ TÀI TRỢ

1.     Nghị định số 38/2013/NĐ-CP, ngày 23/4/2013 của Chính phủ về Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;

2.     Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;

3.     Thông tư số 07/2010/TT-BKH hướng dẫn Nghị định số 93/2009/NĐ-CP;

4.     Quyết định số 119/2009/QĐ-TTg, ngày 01/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA;

5.     Thông tư liên tịch số 12/2010/TTLT-BKHĐT-BTC của Bộ Kế hoạch và Đầu tư-Bộ Tài chính Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Quy chế Chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA ban hành kèm theo Quyết định số 119/2009/QĐ-TTg, ngày 01/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

6.     Thông tư số 01/2008/TT-BNG, ngày 04/02/2008 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn trình tự thủ tục ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;

7.     Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

8.     Thông tư 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

9.     Thông tư số 40/2011/TT-BTC ngày 22/3/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

10.  Thông tư 219/2009/TT-BTC, ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính về quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn ODA;

11.  Thông tư số 192/2011/TT-BTC sửa đổi một số định mức chi tiêu của Thông tư 219/2009/TT-BTC áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng vốn ODA;

12.  Thông tư 82/2007/TT-BTC, ngày 12/7/2007 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu NSNN.

CÁC QUY ĐỊNH QUY TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

1. Đoàn ra – Đoàn vào:

1.1. Tiếp nhận đoàn vào

1.1.1. Ðối với khách của Nhà trường:

* Đối với khách do các cơ quan cấp trên, do các đơn vị có quan hệ với Nhà trường hoặc của đơn vị trực thuộc đề nghị lãnh đạo Nhà trường tiếp khách : Văn bản của các cơ quan cấp trên, của các đơn vị có quan hệ với Nhà trường hoặc của đơn vị trực thuộc đề nghị lãnh đạo Nhà trường tiếp khách quốc tế phải có sự phê duyệt của lãnh đạo Nhà trường.

* Đối với khách liên hệ trực tiếp Nhà trường: Phòng HTQT Chuẩn bị thông tin nhân sự của khách và thư đề nghị đến thăm Nhà trường trình Hiệu trưởng Nhà trường xem xét phê duyệt;

Phòng HTQT có trách nhiệm :
  • Gửi công văn cho Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Kế hoạch-Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công an Thành phố Hà Nội và Công an Quận Hà Đông về việc đón tiếp và làm việc với khách nước ngoài; hoặc đề nghị xin visa cho đoàn vào (nếu cần thiết);
  • Lập kế hoạch làm việc của khách trình Hiệu trưởng Nhà trường duyệt;
  • Đón và làm việc với các đoàn khách trực tiếp làm việc với Nhà trường.
  • Lưu trữ hồ sơ.
1.1.2. Ðối với khách của các đơn vị trực thuộc Nhà trường:
  • Thông tin nhân sự của khách và thư mời do đơn vị chuẩn bị, thông qua phòng  HTQT để trình Hiệu trưởng Nhà trường xem xét ký;
  • Ðơn vị trực tiếp chuyển thư mời cho khách (bằng fax hoặc thư điện tử);
  • Ðơn vị lập kế hoạch làm việc của khách, gửi qua Phòng HTQT trình Hiệu trưởng Nhà trường duyệt;
  • Ðơn vị báo cáo kết quả làm việc với khách cho Nhà trường bằng văn bản gửi qua Phòng HTQT chậm nhất 07 ngày sau khi khách kết thúc chương trình làm việc.
  • Khách nước ngoài từ các cơ quan, đơn vị ngoài Nhà trường đến thăm và làm việc với đơn vị, cá nhân thì đơn vị, cá nhân phải thông báo bằng văn bản gửi Phòng HTQT ít nhất là 03 ngày trước khi khách đến.
  • Đơn vị gửi toàn bộ hồ sơ về phòng HTQT để lưu trữ.
2. Tổ chức đoàn ra

2.1. Đối với đoàn ra của Nhà trường:

2.1.1. Phòng HTQT chịu trách nhiệm liên hệ với các đối tác để tổ chức đoàn ra của Nhà trường; xây dựng chương trình làm việc cho đoàn ra; phối hợp với Phòng TCCB tiến hành các thủ tục hành chính cần thiết; phối hợp với Phòng TCKT dự trù kinh phí đoàn ra.

2.1.2. Phòng TCCB phối hợp với Phòng HTQT tiến hành các thủ tục xin phép theo quy định hiện hành.

2.1.3. Phòng TCKT phối hợp với Phòng HTQT dự trù kinh phí đoàn ra và chịu trách nhiệm về tài chính cho đoàn ra.

2.1.4. Đối với đoàn ra do lãnh đạo Nhà trường làm trưởng đoàn, phòng HTQT phối hợp trưởng đoàn công tác thực hiện chế độ báo cáo đối với Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.1.5. Đối với các đoàn ra khác, trưởng đoàn hoặc cá nhân phải nộp báo cáo chuyến công tác cho phòng HTQT theo dõi và tổng hợp số liệu báo cáo chậm nhất 07 ngày sau khi hoàn thành chuyến công tác.

2.1.6. Phòng HTQT lưu trữ hồ sơ.

2.2. Đối với cá nhân:

2.2.1. Cán bộ công chức, viên chức  được mời đi công tác, học tập ở nước ngoài phải được sự đồng ý của đơn vị trực tiếp quản lý, được Hiệu trưởng Nhà trường hoặc người được uỷ quyền cho phép.

2.2.2. Ðể làm các thủ tục nhân sự đi nước ngoài, CBVC cần nộp các giấy tờ sau:

a) Trường hợp đi công tác, học tập nước ngoài từ 90 ngày trở lên bằng nguồn kinh phí tự khai thác hoặc tự túc, cần nộp 03 bộ hồ sơ cho Phòng Tổ chức cán bộ:

- Hồ sơ gồm các văn bản sau:

+ Thư mời của cơ sở đào tạo nước ngoài (bản dịch và công chứng) trong đó nêu rõ trình độ được đào tạo, thời gian học tập, nguồn kinh phí;

+ Bằng cấp và bảng điểm của bậc học trước đó (sao y bản chính hoặc dịch công chứng nếu bằng tiếng nước ngoài);

+ Nếu đi học Nghiên cứu sinh (trình độ Tiến sĩ) cần có đề cương nghiên cứu chi tiết và công trình khoa học;

+ Bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp;

+ Phiếu đăng ký đi học nước ngoài;

+ Đơn của cá nhân có ý kiến của Trưởng đơn vị

+ Sơ yếu lý lịch;

+ Bản cam kết phục vụ lâu dài tại Nhà trường.

b) Trường hợp CBVC đi học tập, công tác dài hạn từ 90 ngày trở lên bằng ngân sách Nhà nước, hoặc bằng ký kết hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với các tổ chức quốc tế khác, hồ sơ gồm có:

+ Giấy triệu tập đi học nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước hoặc giấy thông báo trúng tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Thư chấp nhận của cơ sở đào tạo nước ngoài, nêu rõ thời gian học, trình độ đào tạo và kinh phí (bản dịch và công chứng) trong đó nêu rõ trình độ được đào tạo, thời gian học tập, nguồn kinh phí;

+ Công văn của Nhà trường đồng ý cử đi học;

+ Đơn xin đi học sau đại học ở nước ngoài;

+ Chứng chỉ ngoại ngữ;

+ Bản cam kết thực hiện nghĩa vụ của cán bộ được cử đi đào tạo nước ngoài;

+ Sơ yếu lý lịch.

c) Trường hợp đi công tác, học tập nước ngoài dưới 90 ngày, cần nộp cho Phòng TCCB 01 bộ hồ sơ, gồm có:

+ Thư mời của cơ sở đào tạo nước ngoài (bản dịch và công chứng) trong đó nêu rõ mục đích chuyến đi, tổ chức cá nhân mời và nước đến, nguồn kinh phí.

+ Ðơn của cá nhân có ý kiến của Trưởng đơn vị trực tiếp quản lý;

+ Công văn của Nhà trường cử đi học tập, công tác ở nước ngoài;

+ Sơ yếu lý lịch.

2.2.3. CBVC phải nộp 01 bản photo Quyết định cử đi học tập, công tác ở nước ngoài cho phòng HTQT trước khi đi học tập, công tác ở nước ngoài.

2.2.4. CBVC đi công tác nước ngoài có nghĩa vụ chấp hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước. Mọi tài liệu mang ra nước ngoài phục vụ HTKH phải gửi trước cho Phòng  HTQT xem xét và phải được phép của Hiệu trưởng Nhà trường.

2.2.5. Sau khi hoàn thành công tác, học tập ở nước ngoài về, chậm nhất sau 14 ngày,  CBVC phải báo cáo kết quả công tác, học tập với Nhà trường bằng văn bản gửi cho phòng TCCB và phòng HTQT.

2.2.6. CBVC được cử đi đào tạo nước ngoài không về nước đúng hạn hoặc không về Nhà trường làm việc như đã cam kết sẽ nhận hình thức kỷ luật  theo quy định của Thông tư liên tịch số 75/2000/TTLT/BTC-GD&ÐT ngày 20/7/2000 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Ðào tạo.

2.3. Gia hạn thời gian công tác ở nước ngoài

2.3.1. Điều kiện: ít nhất 03 tháng trước khi hết thời hạn công tác ở nước ngoài, nếu có nhu cầu gia hạn thì đương sự phải có đơn xin gia hạn và phải có ý kiến của trưởng đơn vị quản lý trực tiếp.

2.3.2. Hồ sơ xin gia hạn:

a)  Đơn xin gia hạn;

b) Giấy chứng nhận của ĐSQ Việt Nam nước sở tại;

c) Văn bản đồng ý hỗ trợ kinh phí trong thời gian gia hạn của phía bạn (kèm bản dịch có xác nhận chữ ký người dịch);

d) Báo cáo kết quả trong thời gian công tác tại nước ngoài;

 Hồ sơ xin gia hạn của đương sự sẽ được trình Hiệu trưởng Nhà trường xem xét và ra quyết định.

2.4. Tiếp nhận trở lại cán bộ:

2.4.1. CBVC sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác và học tập ở nước ngoài đã về sẽ được Hiệu trưởng Nhà trường xem xét và tiếp nhận trở lại theo đúng qui định phân cấp.

2.4.2. Chậm nhất là 07 ngày kể từ khi về nước, đương sự phải hoàn thiện hồ sơ gửi Phòng TCCB và Phòng HTQT để Hiệu trưởng Nhà trường có quyết định tiếp nhận trở lại:

a) Đối với cán bộ đi công tác dưới 30 ngày, chỉ nộp báo cáo chuyến đi công tác tại nước ngoài.

b) Đối với cán bộ đi công tác từ 30 ngày trở lên, hồ sơ gồm có:

- Đơn xin tiếp nhận trở lại (theo mẫu ...)

- Báo cáo kết quả công tác, học tập trong thời gian ở nước ngoài.

Hồ sơ của CBVC sẽ được Hiệu trưởng Nhà trường xem xét và có quyết định tiếp nhận trở lại.

2. 5. Trách nhiệm và thời hạn đối với cán bộ đi công tác ở nước ngoài:

2.5.1. Trách nhiệm:

Các cán bộ đang học tập và công tác ở nước ngoài phải có trách nhiệm sau:

- Chịu sự quản lý của Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại và nghiêm chỉnh thực hiện mọi qui định của Nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại.

- Hoàn thành tốt chương trình công tác và về nước đúng thời hạn qui định.

- Định kỳ báo cáo kết quả về nước (đối với trường hợp đi dài hạn trên một năm, gửi báo cáo sau mỗi năm công tác).

2.5.2. Thời hạn:

Cán bộ đi công tác nước ngoài theo các hình thức: đi đào tạo, thực tập sinh, nghiên cứu sinh, ... ở nước ngoài có thời hạn tối đa là 5 năm cho mỗi lần đi (kể cả gia hạn), trừ các trường hợp đi học nghiên cứu sinh vì lý do đặc biệt có thể được xét gia hạn thêm để hoàn thành và bảo vệ luận án.

2.6. Xử lý các trường hợp đi công tác nước ngoài quá thời hạn:

Sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn công tác tại nước ngoài, nếu đương sự không trở về nước, sẽ được giải quyết theo qui trình sau:

- Đương sự phải có văn bản giải trình về việc ở lại nước ngoài quá thời hạn cho phép.

- Trưởng đơn vị quản lý trực tiếp đương sự phải báo cáo Hiệu trưởng Nhà trường bằng văn bản về việc đi nước ngoài quá thời hạn của đương sự.

-  Phòng TCCB hoàn tất hồ sơ trình Hiệu trưởng Nhà trường xem xét.

Căn cứ vào hồ sơ đương sự và ý kiến của Trưởng đơn vị trực thuộc, Hiệu trưởng Nhà trường sẽ xem xét và ra quyết định tiếp tục làm việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Tổ chức Hội thảo, Hội nghị và Semina khoa học Quốc tế

3.1. Trưởng các đơn vị có nhu cầu tổ chức Hội thảo, Hội nghị và Semina khoa học Quốc tế nộp hồ sơ đăng ký qua phòng HTQT, gồm:

  - Đơn đăng ký tổ chức Hội thảo, Hội nghị và Semina khoa học Quốc tế ;

  - Kế hoạch tổ chức ghi rõ : Thời gian, địa điểm, nội dung chi tiết ;

  - Dự toán kinh phí.

3.2. Phòng HTQT phối hợp phòng TCKT kiểm tra hồ sơ, trình Hiệu trưởng Nhà trường ra Quyết định cho phép tổ chức Hội thảo, Hội nghị và Semina khoa học Quốc tế.

3.3. Sau khi kết thúc, trưởng các đơn vị phải báo cáo Hiệu trưởng Nhà trường (qua phòng HTQT) kết quả của Hội nghị và quyết toán kinh phí. Các khoản tiền tài trợ (nếu có) đều phải được quản lý như kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp.

4. Xây dựng, tiếp nhận, thực hiện và quản lý chương trình, dự án HTQT

4.1. Hiệu trưởng Nhà trường, thông qua các phòng chức năng quản lý toàn diện các DA bao gồm mục tiêu, nội dung, nhân sự, kinh phí, vật tư, tiến độ.

Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi (bao gồm cả kinh phí, phương tiện trong điều kiện có thể) để các đơn vị, cá nhân thực hiện việc tìm kiếm và xây dựng DA. Tuy nhiên, khi DA được duyệt và thực thi, đơn vị hay cá nhân phải hoàn trả đầy đủ các chi phí mà Nhà trường đã bỏ ra trong quá trình tìm kiếm và xây dựng DA.

4.2. Các đơn vị, cá nhân khi xây dựng các DA cần gửi hồ sơ chính thức của DA về phòng HTQT để trình BGH xem xét và làm thủ tục trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đối tác nước ngoài phê duyệt.

4.3. Sau khi DA được chính thức ký kết, các bản sao về hoạt động DA được lưu giữ tại Phòng HTQT. Ðịnh kỳ 6 tháng một lần, chủ DA, Phòng HTQT báo cáo các hoạt động của DA với Hiệu trưởng Nhà trường bằng văn bản.

4.4. Trong trường hợp DA đặt văn phòng tại cơ sở của Nhà trường, các thiết bị, vật tư của DA đều là tài sản của Nhà trường, phải được phòng TCKT và phòng TTB nhập vào Sổ tài sản để theo dõi và quản lý. Theo đề nghị của chủ DA, Nhà trường có thể giao các thiết bị, vật tư của DA cho chủ DA hoặc đơn vị thực hiện DA trực tiếp quản lý. Trưởng DA là người chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng Nhà trường về việc quản lý, sử dụng các thiết bị, vật tư theo đúng mục tiêu của dự án. Ngay sau khi DA kết thúc, chủ DA hoặc đơn vị có DA phải giao lại toàn bộ thiết bị, vật tư hiện đang quản lý sử dụng cho Nhà trường. Việc giao nhận thiết bị, vật tư được thực hiện theo quyết định của Hiệu trưởng Nhà trường và đảm bảo các quy định pháp luật về quản lý tài sản.

4.5. Kinh phí của DA phải được chuyển trực tiếp vào tài khoản của Nhà trường. Các đơn vị, cá nhân khác không được phép chuyển kinh phí DA vào tài khoản cá nhân. Các khoản thu chi của DA đều phải thực hiện đúng mục đích, đúng quy định.

5. Tổ chức trao đổi sinh viên, hướng dẫn sinh viên nước ngoài học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Đại Nam

  Đối với việc tổ chức tiếp nhận các sinh viên quốc tế đến học tập tại Trường Đại học Đại Nam theo các chương trình ký kết thỏa thuận, Phòng HTQTcó trách nhiệm:
  • Phân công giáo viên, nhóm giáo viên đảm nhận hướng dẫn.
  • Chịu trách nhiệm quản lý sinh viên, nội dung nghiên cứu, học tập và các hoạt động liên quan.
  • Báo cáo BGH những nội dung liên quan đến việc trao đổi, hướng dẫn sinh viên nước ngoài tại đơn vị ít nhất 45 ngày trước khi tiếp nhận sinh viên.
6. Xây dựng kế hoạch và Báo cáo Hợp tác quốc tế hàng năm của Nhà trường:

  Hàng năm, các đơn vị xây dựng kế hoạch Hợp tác quốc tế trong năm học (theo mẫu) và gửi cho Phòng HTQT. Trên cơ sở đó Phòng HTQT sẽ tổng hợp và xây dựng kế hoạch Hợp tác quốc tế của Nhà trường để trình lên Ban Giám hiệu.

  Các đơn vị báo cáo các hoạt động Hợp tác quốc tế trong đơn vị cho Phòng  HTQT theo quý (theo mẫu). Phòng  HTQT sẽ tổng hợp và báo cáo lên BGH.

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background