Điểm chuẩn khối Sức khỏe tăng cao, thí sinh cần làm gì để "chắc suất"đỗ đại học?

Bộ GD&ĐT vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại học năm 2020. Theo đó, điểm sàn các ngành Y khoa và Răng hàm mặt là 22 điểm; ngành Y học cổ truyền và dược là 21 điểm; các ngành còn lại là 19 điểm. Theo các chuyên gia, với phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT cao như năm nay, điểm chuẩn dự kiến vào các trường Y, Dược top đầu có thể tăng từ 2-3 điểm so với năm 2019, tiệm cận mức điểm kỷ lục năm 2017. Câu hỏi đặt ra, điểm trúng tuyển dự kiến tăng cao, các thí sinh yêu thích khối ngành sức khỏe cần làm gì để không trượt ước mơ đại học?
Điểm chuẩn khối ngành sức khỏe có thể tiệm cận mức điểm kỷ lục của năm 2017
So với năm 2019, điểm sàn khối ngành sức khỏe năm nay cao hơn 1 điểm (so sánh theo nhóm ngành tương ứng). Đây là mức điểm sàn áp dụng cho thí sinh ở khu vực 3 có mức điểm tối thiểu (không nhân hệ số) của tất cả các tổ hợp gồm 3 bài thi/môn thi.
>>> Xem thêm: Trường ĐH Đại Nam nhận hồ sơ xét tuyển học bạ đợt 2 từ ngày 12/9
Điểm chuẩn dự kiến vào các trường Y, Dược top đầu có thể tăng từ 2-3 điểm so với năm 2019, tiệm cận mức điểm kỷ lục năm 2017.
Đánh giá về ngưỡng điểm sàn khối sức khỏe năm 2020, GS.TS Tạ Thành Văn - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho rằng, đây là ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hợp lý, đảm bảo mặt bằng chung tuyển sinh giữa các trường đại học nhóm công lập và ngoài công lập.
Cũng theo GS.TS Tạ Thành Văn, ngưỡng điểm sàn không có quá nhiều ý nghĩa đối với các trường đại học đào tạo khối ngành sức khỏe top trên vì thực tế điểm trúng tuyển vào các trường này năm nào cũng cao hơn rất nhiều so với mức điểm sàn.
Thống kê kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 1 cho thấy, phổ điểm của tất cả các khối xét tuyển truyền thống đều tăng. Đặc biệt, tổ hợp khối B00 (Toán - Hóa – Sinh), tỉ lệ thí sinh đạt điểm cao tăng mạnh so với năm ngoái. Cụ thể, cả nước có 140 thí sinh có điểm từ 29 đến cận 30 điểm; 712 thí sinh có điểm từ 28 đến cận 29 điểm và 7.369 thí sinh có điểm từ 27 điểm trở lên.
Theo các chuyên gia, với phổ điểm này, tỷ lệ điểm trúng tuyển năm 2020 của ngành y, dược sẽ đạt tiệm cận với mức điểm kỷ lục của năm 2017 và tăng từ 2-3 điểm so với năm 2019.
Thí sinh yêu thích khối ngành sức khỏe cần làm gì để không trượt ước mơ đại học?
Theo nhận định của các chuyên gia, rất khó có chuyện 30 điểm vẫn trượt đại học nhưng chắc chắn điểm chuẩn vào các trường y, dược top đầu như: ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh, ĐH Dược Hà Nội, Học viện Quân y, ĐH Y Dược Thái Bình, ĐH Y Dược Huế, ĐH Y Dược Cần Thơ, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch… sẽ tăng cao. Riêng với ĐH Y Hà Nội, thí sinh được 27-28 điểm nếu đăng ký vào ngành Y đa khoa ở Hà Nội cơ hội đỗ sẽ thấp.
Trường Đại học Đại Nam là trường đại học cung cấp dịch vụ đào tạo đa ngành nghề với trục đào tạo cốt lõi là bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Lời khuyên của các chuyên gia, thay vì bó hẹp phạm vi tìm hiểu của mình trong 2-3 trường TOP đầu, thí sinh yêu thích các ngành thuộc khối sức khỏe có thể mở rộng phạm vi tìm hiểu của mình để chọn được ngành học yêu thích ở các trường đại học tốt mà điểm chuẩn không quá sức.
Chẳng hạn, nếu thích ngành Y khoa và Dược học, ngoài các trường Top đầu như ĐH Y Hà Nội, ĐH Dược Hà Nội, ĐH Y Dược TPHCM… thí sinh có thể tham khảo Khoa Y, Khoa Dược của Trường ĐH Đại Nam - cơ sở đào tạo được đánh giá tốt từ chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc thực hành.
>>> Xem thêm: Giới thiệu Khoa Y Trường ĐH Đại Nam
>>> Xem thêm: Giới thiệu Khoa Dược Trường ĐH Đại Nam
>>> Xem thêm: Giới thiệu Khoa Điều dưỡng Trường ĐH Đại Nam
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, đầu vào chỉ là một bước, quá trình đào tạo mới quan trọng, sản phẩm bác sỹ, nhân viên y tế sẽ do quá trình đào tạo quyết định.
Hệ thống trang thiết bị thực hành hiện đại của sinh viên khối sức khỏe DNU.
Hiện nay, dù tư tưởng trường công – trường tư đã không còn quá năng nề nhưng nhiều thí sinh khi lựa chọn trường đại học vẫn lo lắng học trường tư không được học các thầy cô giỏi như ở trường công. Đây là suy nghĩ sai lầm bởi hiện nay sinh viên trường công và trường tư đều học chung thầy với nhau.
Khảo sát tại những trường đại học ngoài công lập như: ĐH Đại Nam, ĐH Thăng Long… các trường đều có số lượng giảng viên thỉnh giảng chọn lọc được mời từ các trường công Top đầu như: ĐH Y Hà Nội, ĐH Dược Hà Nội, Học viên Quân Y, Trường ĐH Y Dược Thái Nguyên, Học viện Y Dược cổ truyền…
Chưa kể các trường tư hiện nay có rất nhiều chính sách thu hút nhân tài nên 100% đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường được chọn lựa kĩ càng và thấm nhuần tinh thần "coi sinh viên là khách hàng để phục vụ đào tạo, đem đến sự hài lòng cho khách hàng bằng chất lượng bài giảng của mình.
>>> Xem thêm: Mục sở thị hệ thống thực hành của khối sức khỏe Trường ĐH Đại Nam.
>>> Xem thêm: Review cơ sở vật chất của trường ĐH Đại Nam
Sinh viên Dược ĐH Đại Nam thực tập tại nhà thuốc.
Mặt khác, để cạnh tranh và khẳng định uy tín, thương hiệu, các trường ngoài công lập phải không ngừng đầu tư cơ sở vật chất; cải tiến chương trình và phương pháp giảng dạy; kiện toàn, phát triển đội ngũ giảng viên; đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp và hợp tác đào tạo quốc tế… đặc biệt là thực hiện cam kết đầu ra cho sinh viên.
Năm 2020, Trường ĐH Đại Nam tuyển sinh ở 15 ngành học với 1.820 chỉ tiêu theo hai hình thức xét tuyển, xem Tại đây Đặc biệt, với mục đích tuyển chọn những SV có khả năng và ý thức học tập tốt ngay từ khâu đầu vào, ĐH Đại Nam quyết định trao nhiều suất Học bổng Khuyến tài giá trị cho tân SV khóa 14, xem Tại đây. |
Thu Hòe