Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của DNU: Không chỉ nắm vững chuyên môn mà phải nâng cao năng lực quản trị và khả năng bao quát

Đăng ngày 29/03/2023
1.249 lượt xem
Đăng ngày 29/03/2023
1.249 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark

Tại buổi tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các khoa nằm trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, nhân viên năm học 2023 – 2024 của trường Đại học Đại Nam, TS. Lê Đắc Sơn – Chủ tịch Hội đồng trường và đại diện Ban Giám hiệu đã có những chia sẻ về phương pháp quản lý và điều hành cấp Khoa, xây dựng chương trình đào tạo (CTĐT) đảm bảo theo tiêu chuẩn kiểm định. Theo đó, lãnh đạo chủ chốt của Đại học Đại Nam không chỉ là chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình mà còn phải nâng cao năng lực quản trị và khả năng bao quát để quán xuyến được tất cả công việc và nhân sự của đơn vị mình.

Thấm nhuần công thức 3X-2S: “Xuất việc – Sát việc – Soát việc – Xét việc, xét người (có phù hợp không) – Xuất file (chịu trách nhiệm việc)”

TS. Lê Đắc Sơn trực tiếp đứng lớp chia sẻ về phương pháp tổ chức và quản lý cấp Khoa.

Tại buổi tập huấn, TS. Lê Đắc Sơn khẳng định: Lãnh đạo chủ chốt các khoa là cánh tay nối dài của Hội đồng trường và Ban giám hiệu trong việc thực hiện chiến lược phát triển và những chính sách hành động của Nhà trường trong giai đoạn mới; đặc biệt là việc xây dựng, điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo gắn với chuẩn đầu ra của từng khóa học.

Từ năm học 2023 – 2024, toàn trường sẽ triển khai đào tạo 03 học kỳ/năm học (áp dụng từ sinh viên khóa 17). Mục tiêu của việc này là rút ngắn thời gian đào tạo của sinh viên nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng theo chuẩn đầu ra. Theo đó, lãnh đạo các Khoa cần tập trung xây dựng chương trình đào tạo, đề cương chi tiết các môn học. Trước tháng 7/2023 phải hoàn thành đề cương chi tiết các môn học của năm thứ nhất.

Lãnh đạo các khoa nghiêm túc lắng nghe và ghi chép đầy đủ.

TS. Lê Đắc Sơn nhấn mạnh: Lãnh đạo Khoa phải quán xuyến sát sao công việc của khoa, từ việc lớn cho đến những việc nhỏ nhất; cần thiết kế cơ cấu tổ chức phù hợp, phân chia trách nhiệm từng nhân sự để quản lý, giám sát công việc linh hoạt, hiệu quả.

“Trưởng khoa phải tự tổ chức được bộ máy của mình để bao quát, quán xuyến công việc; theo dõi, đánh giá chất lượng và hiệu quả làm việc của từng cán bộ, giảng viên trong Khoa. Khi xảy ra sự cố, người chịu trách nhiệm chính phải là Trưởng khoa”.

TS. Lê Đắc Sơn chỉ đạo các Trưởng khoa cần phải quản lý và đánh giá công việc của giảng viên để đảm bảo hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra của Khoa. Việc này cần được thực hiện theo từng học kỳ, năm học. Đồng thời, các Khoa cần xác định nhu cầu tuyển dụng giảng viên mới để đảm bảo số lượng và chất lượng giảng dạy.

Lãnh đạo các Khoa là cánh tay nối dài của Hội đồng trường và Ban Giám hiệu.

Bên cạnh đó, các Khoa cần đẩy mạnh các hoạt động cho sinh viên như: Tổ chức các hoạt động nghệ thuật; Tổ chức các CLB theo nguyện vọng của đông đảo sinh viên trong Khoa; Tổ chức các chuyến du lịch và khám phá cho sinh viên; tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động thể thao… Tạo môi trường học tập năng động, hiện đại để sinh viên “học mà chơi, chơi mà học”, phát huy hết khả năng sáng tạo.

Lãnh đạo phải hội tụ đủ “trí – lực”

Trao đổi về phương pháp Quản lý điều hành cấp Khoa, PGS, TS. Phạm Văn Hồng – Hiệu trưởng một lần nữa nhấn mạnh về chức năng, nhiệm của lãnh đạo cấp khoa; các kỹ năng thiết yếu của lãnh đạo cấp khoa. Theo đó, người lãnh đạo phải hội tụ đủ “trí – lực”, có các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng làm việc, kỹ năng liên kết con người, kỹ năng nhận thức luận, kỹ năng xử lý công việc…

Cũng tại buổi tập huấn, PGS, TS. Phạm Văn Hồng hướng dẫn lãnh đạo các cán bộ chủ chốt xây dựng kế hoạch cấp Khoa.

PGS, TS. Phạm Văn Hồng chia sẻ chủ đề “Quản lý điều hành cấp Khoa”.

Thầy cô chia sẻ quan điểm trong buổi tập huấn.

Tiếp tục tăng cường ảnh hưởng uy tín học thuật của Đại học Đại Nam tới cộng đồng học thuật quốc tế

Với chủ đề “Công tác xếp hạng ở trường Đại học Đại Nam”, Thầy Đinh Quang Hùng – Phó Hiệu trưởng đã làm rõ các vấn đề: Các tổ chức xếp hạng trường đại học hiện nay, phương thức xếp hạng Webometrics cho DNU, hướng dẫn đăng ký sử dụng Google Scholar cho giảng viên trường Đại học Đại Nam…

Thầy Đinh Quang Hùng cho biết: Google Scholar là công cụ tìm kiếm tài liệu học thuật, giúp cán bộ khoa học gia tăng và lan toả sự ảnh hưởng của các công bố khoa học nói riêng và cá nhân nhà khoa học nói chung tới công đồng học thuật quốc tế.

“Đối với cán bộ khoa học của Trường Đại học Đại Nam, cập nhật hồ sơ, công bố khoa học và xác thực bằng email của DNU (@dainam.edu.vn) giúp tăng cường ảnh hưởng uy tín học thuật của Đại Nam tới cộng đồng học thuật quốc tế”, thầy Đinh Quang Hùng cho biết.

Thầy Đinh Quang Hùng nhận định: Thầy cô DNU nên sử dụng Google Scholar.

Sự nhiệt huyết, máu lửa của TS. Lê Đắc Sơn và Ban Giám hiệu đã thôi thúc ý chí, quyết tâm xây dựng – phát triển Đại học Đại Nam của mỗi cán bộ chủ chốt. Từ đó, lan tỏa tinh thần, động lực này đến tất cả cán bộ, giảng viên, nhân viên toàn trường.

BTT

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background