Giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng DNU đi thực tế tại các ngân hàng thương mại lớn
Đăng ngày 04/02/2020
22.854 lượt xem

Với mong muốn xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có chuyên môn vững vàng; kỹ năng giảng dạy thành thạo; có kinh nghiệm thực hành thực tế tại các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tài chính; luôn sẵn sàng, nhiệt huyết truyền lửa đam mê nghề nghiệp cho sinh viên, vừa qua, Khoa Tài chính – Ngân hàng Trường ĐH Đại Nam đã đưa các giảng viên trẻ đi thực tế tại các ngân hàng thương mại lớn, như: VPBank, TPBank, OCB… Hoạt động bồi dưỡng kiến thức thực hành thực tế này đã giúp các giảng viên vững vàng hơn về kiến thức chuyên môn và tích lũy thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn quý báu.
Với mong muốn xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có chuyên môn vững vàng; kỹ năng giảng dạy thành thạo; có kinh nghiệm thực hành thực tế tại các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tài chính; luôn sẵn sàng, nhiệt huyết truyền lửa đam mê nghề nghiệp cho sinh viên, vừa qua, Khoa Tài chính – Ngân hàng Trường ĐH Đại Nam đã đưa các giảng viên trẻ đi thực tế tại các ngân hàng thương mại lớn, như: VPBank, TPBank, OCB… Hoạt động bồi dưỡng kiến thức thực hành thực tế này đã giúp các giảng viên vững vàng hơn về kiến thức chuyên môn và tích lũy thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn quý báu.
.jpg)
Các giảng viên trẻ của Khoa Tài chính – Ngân hàng đi thực tế tại Ngân hàng TPBank- Chi nhánh Hà Đông.
Có một thực tế không ai có thể phủ nhận được đó là giáo dục đại học, cụ thể là năng lực của đội ngũ giảng viên đang bị tụt hậu khá xa so với sự phát triển và nhu cầu thực tế của xã hội. Thực tế này dẫn đến tình trạng giảng viên lên lớp rao giảng những kiến thức đã lỗi thời gây ra sự nhàm chán cho người học, vô tình hình thành mối quan hệ thầy trò khiêm cưỡng – thầy không nhiệt tình truyền dạy, trò không tha thiết học tập.
Với mục tiêu phát triển trở thành trường đại học ứng dụng uy tín, chất lượng được người học và xã hội tín nhiệm, đánh giá tốt, Trường ĐH Đại Nam đặc biệt chú trọng đào tạo gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, không ngừng bồi dưỡng, nâng cao nặng lực cho đội ngũ cán bộ, giảng viên. Thực hiện chủ trương đó của Nhà trường, Khoa Tài chính – Ngân hàng luôn tích cực trong việc đổi mới tư duy và phương pháp giảng dạy, nâng cao năng lực cho cán bộ giảng viên.
Với mong muốn giúp đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ của Khoa tiếp cận nhiều hơn với môi trường thực tiễn của các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn, từ đó nâng cao kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành, đáp ứng tốt nhất cho công tác giảng dạy, đào tạo, vừa qua Khoa Tài chính – Ngân hàng đã cử các cán bộ, giảng viên trẻ đi thực tế tại các ngân hàng thương mại lớn như: VPBank, TPBank, OCB…
.jpg)
Môi trường làm việc nặng động, chuyên nghiệp của các cán bộ Ngân hàng tại Trung tâm SME - VPBank.
Chia sẻ với chúng tôi, ThS. Trần Thị Lan Phương – giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng cho biết: Trong quá trình đi thực tế, các giảng viên của Khoa đã nhận được sự chào đón nhiệt tình, niềm nở của các cán bộ ngân hàng. Tại đây, các giảng viên đã được nghe các giám đốc chi nhánh, giám đốc mảng chia sẻ về lịch sử hình thành, phát triển của ngân hàng nói chung và chi nhánh thực tế nói riêng. Quá trình đi thực tế cũng giúp các giảng viên trẻ hiểu rõ hơn về các hoạt động thực tiễn đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra tại các ngân hàng thương mại (huy động vốn, tổng dư nợ, các sản phẩm thế mạnh...) qua đó hình dung được một cách tổng thể, toàn diện những mảng hoạt động của ngân hàng qua những chia sẻ thân tình của các cán bộ ngân hàng.
“Bên cạnh nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng và sự tâm huyết với nghề nghiệp, các giảng viên cần phải là những người giàu kinh nghiệm thực tế và luôn phải cập nhật để bản thân không bị lạc hậu lỗi thời với sự phát triển và nhu cầu thực tế của xã hội. Các hoạt động bồi dưỡng kiến thức thực hành thực tế tại doanh nghiệp là cơ hội quý giá để mỗi giảng viên học hỏi, trau dồi mang đến những bài giảng chất lượng hơn cho sinh viên…”, ThS. Trần Thị Lan Phương cho biết.
Chia sẻ với các giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng ĐH Đại Nam, ông Nguyễn Bá Chí Công - Giám đốc TPBank chi nhánh Hà Đông cho biết: “Tài chính - Ngân hàng là một trong những ngành học rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ. Dù trong bối cảnh nền kinh tế nào, Tài chính – Ngân hàng vẫn là ngành nghề cần thiết. Đặc biệt, sự phục hồi của nền kinh tế, cùng việc Việt Nam gia nhập ASEAN, TPP… là cơ hội “vàng” để ngành Tài chính – Ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Hiện nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Tài chính – Ngân hàng đang rất lớn và chưa bao giờ khát nhân lực như bây giờ. Chính vì thế, để đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao phần lớn phụ thuộc vào việc đào tạo từ khi ngồi trên ghế nhà trường, và không ai khác đó chính là các giảng viên. Với việc Khoa Tài chính – Ngân hàng Trường ĐH Đại Nam hợp tác để đưa các giảng viên trẻ đi thực tế ngân hàng, tôi cho đó là một chiến lược đúng đắn góp phần nâng cao kiến thức thực tế, nâng cao chất lượng giảng dạy”.
“Bên cạnh nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng và sự tâm huyết với nghề nghiệp, các giảng viên cần phải là những người giàu kinh nghiệm thực tế và luôn phải cập nhật để bản thân không bị lạc hậu lỗi thời với sự phát triển và nhu cầu thực tế của xã hội. Các hoạt động bồi dưỡng kiến thức thực hành thực tế tại doanh nghiệp là cơ hội quý giá để mỗi giảng viên học hỏi, trau dồi mang đến những bài giảng chất lượng hơn cho sinh viên…”, ThS. Trần Thị Lan Phương cho biết.
Chia sẻ với các giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng ĐH Đại Nam, ông Nguyễn Bá Chí Công - Giám đốc TPBank chi nhánh Hà Đông cho biết: “Tài chính - Ngân hàng là một trong những ngành học rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ. Dù trong bối cảnh nền kinh tế nào, Tài chính – Ngân hàng vẫn là ngành nghề cần thiết. Đặc biệt, sự phục hồi của nền kinh tế, cùng việc Việt Nam gia nhập ASEAN, TPP… là cơ hội “vàng” để ngành Tài chính – Ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Hiện nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Tài chính – Ngân hàng đang rất lớn và chưa bao giờ khát nhân lực như bây giờ. Chính vì thế, để đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao phần lớn phụ thuộc vào việc đào tạo từ khi ngồi trên ghế nhà trường, và không ai khác đó chính là các giảng viên. Với việc Khoa Tài chính – Ngân hàng Trường ĐH Đại Nam hợp tác để đưa các giảng viên trẻ đi thực tế ngân hàng, tôi cho đó là một chiến lược đúng đắn góp phần nâng cao kiến thức thực tế, nâng cao chất lượng giảng dạy”.
.jpg)
ThS. Trần Thị Lan Phương, giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng ĐH Đại Nam thực tế tại Trung tâm SME Hà Nội, VPBank.
Trong thời gian tới, các giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng sẽ tiếp tục quá trình thực tập tại các phòng ban, cùng với các cán bộ ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ thực tế. Hy vọng rằng, với sự quan tâm của Ban lãnh đạo Nhà trường, Khoa và sự giúp đỡ của các ngân hàng đối tác, các giảng viên trẻ của Khoa Tài chính – Ngân hàng sau quá trình thực tập sẽ gặt hái được những kiến thức thực tế đáng quý để truyền lại cho các em sinh viên.
Khoa Tài chính - Ngân hàng
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan