Giảng viên khoa Tài chính Ngân hàng DNU tiết lộ bí quyết biến 1,4 triệu một tháng thành 7 tỉ đồng

Vì chất lượng cuộc sống đang được cải thiện, bạn có thể hy vọng mình sống nhiều hơn tuổi thọ trung bình hiện nay là 73,7 tuổi tại Việt Nam.
Sống lâu hơn nghe có vẻ như là tin tốt, nhưng bạn sẽ phải đối mặt với việc tích lũy đủ tiền để sống thoải mái trong ngần đó thời gian. Mọi người thường mắc sai lầm trong việc không sớm có kế hoạch cho kỳ nghỉ hưu. Bạn càng trì hoãn việc này, bạn càng phải làm việc nhiều hơn, hoặc tiết kiệm nhiều hơn để có được đủ tiền. Tiết kiệm nhiều hơn cho tương lai nghĩa là bạn sẽ phải hạn chế chi tiêu cho hiện tại. Dù vậy, ngay cả một kế hoạch sớm cũng không đảm bảo bạn sẽ thành công vì phụ thuộc vào năng lực đầu tư và thời gian của bạn, nhưng có kế hoạch sớm vẫn tốt hơn nhiều. Học cách lập kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư là một phần không thể thiếu của quá trình lập kế hoạch nghỉ hưu.
Lạm phát là nguyên nhân khiến đồng tiền suy giảm sức mua, tiền của bạn sẽ mất giá hàng năm vì lạm phát. Vì vậy, để kế hoạch tài chính cá nhân trở nên thực tế nhất, trong giả định của bài viết này, mức lạm phát trung bình hàng năm được đưa vào dự toán là 4%.
ThS. Lê Tuấn Anh - Giảng viên khoa Tài chính Ngân hàng.
Thông thường, độ tuổi ra trường của một sinh viên là 22 tuổi, với mức lương khởi điểm trung bình là 7 triệu đồng/ tháng (tương đương 84 triệu/ năm). Ở mỗi giai đoạn cuộc đời, thu nhập của bạn cũng sẽ có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Trong bài viết này, khoảng thời gian đi làm của một người sẽ được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn 1, từ 22 tuổi đến 32 tuổi, đây là giai đoạn khởi nghiệp của một con người và cũng có tốc độ tăng trưởng thu nhập tốt. Giai đoạn 2, từ 32 đến 42 tuổi, đây là giai đoạn mà thu nhập có cơ hội tăng trưởng tốt nhất. Cuối cùng, giai đoạn 3 từ 42 tuổi trở đi, thu nhập của một cá nhân có xu hướng ổn định hơn, với tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với hai giai đoạn trước. Trong bài viết này, với mức giả định tốc độ tăng lương trong ba giai đoạn chỉ cao hơn mức lạm phát trung bình, lần lượt là 5%, 6% và 4%.
Vì hiệu ứng lãi chồng lãi của “lãi kép”, lợi nhuận dựa trên số tiền gốc ban đầu sẽ trở nên tích cực hơn qua thời gian. Nếu bạn đầu tư khi còn trẻ, tổng giá trị khoản đầu tư sẽ tăng lên nhiều lần so với số tiền ban đầu khi bạn vể hưu. Lãi kép được Albert Einstein ví như kì quan thứ 8 của thế giới, tuy nhiên, lãi kép chỉ có thể phát huy được hết tác dụng khi người đầu tư có tính kỉ luật và đầu tư trong dài hạn. Vẻ đẹp của "kỳ quan" chỉ có thể phát huy khi người chiêm ngưỡng biết và hiểu giá trị thực sự của nó.
Theo nguyên tắc quản lý chi tiêu hiệu quả 50-30-20 thì tỉ lệ đầu tư và tiết kiệm hàng tháng tiêu chuẩn là 20%. Vì vậy, trong giả định của bài viết, tỉ lệ đầu tư và tiết kiệm là 20% (1,4 triệu đồng/ tháng). Lợi nhuận trung bình của chỉ số VN-Index trong 10 năm gần đây là 12%. Vì vậy lợi nhuận đầu tư giả định hàng năm 10% trong bài viết là hoàn toàn khả thi.
Giai đoạn 1 |
22 tuổi |
Thu nhập hàng năm |
84,000,000 VNĐ |
Mức tăng trưởng thu nhập giai đoạn 1 |
5% |
Tỷ lệ tiết kiệm hàng năm |
20% |
Giai đoạn 2 |
35 tuổi |
Lợi Nhuận Đầu Tư |
10% |
Mức tăng trưởng thu nhập giai đoạn 2 |
6% |
Lạm phát hàng năm |
4% |
Giai đoạn 3 |
50 tuổi |
|
|
Mức tăng trưởng thu nhập giai đoạn 3 |
4% |
Bảng thống kê dữ liệu giả định trong bài viết.
Nguồn: tính toán dựa trên công cụ Kế hoạch tài chính AFA Capital
Như vậy, từ khi bắt đầu sự nghiệp vào năm 22 tuổi cho đến độ tuổi nghỉ hưu là 64 tuổi, với kế hoạch tài chính cá nhân rõ ràng, và tính kỉ luật trong đầu tư tài chính, bạn hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu sở hữu 7 tỉ đồng với mức đầu tư tiết kiệm chỉ 1,4 triệu đồng một tháng.
ThS. Lê Tuấn Anh - Giảng viên khoa Tài chính Ngân hàng