Giáo viên chủ nhiệm lớp ở Đại học Đại Nam, vừa khó vừa phải khéo

Đăng ngày 16/03/2021
3.522 lượt xem
Đăng ngày 16/03/2021
3.522 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark

“Có thể rất nhiều người sẽ nghĩ, sinh viên đại học thì cần gì giáo viên chủ nhiệm bởi các em đã ở tuổi trưởng thành, có kiến thức, kỹ năng và ý thức sống tự lập. Ít ai biết rằng, giáo viên chủ nhiệm là bộ phận không thể thiếu trong các trường đại học, nhất là với Đại học Đại Nam – nơi các thầy cô luôn coi sinh viên của mình như con, như em và như bạn. Ngoài việc thay mặt Ban Giám hiệu, Trưởng khoa quản lý, giúp đỡ sinh viên trong lớp học tập, rèn luyện, giáo viên chủ nhiệm còn là người bạn đồng hành gần gũi nhất của sinh viên. Mọi hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của các em, giáo viên chủ nhiệm phải là người đầu tiên trong trường biết, hiểu, tư vấn và tận tình giúp đỡ. Đây là công việc vừa khó, vừa phải khéo. Người làm công tác chủ nhiệm lớp cần phải thực sự tâm huyết, đủ yêu thương mới có thể “từ trái tim đến được trái tim”.

Đó là lời chia sẻ của cô Cao Thị Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đại Nam và cũng là chủ trương chung của nhà trường về công tác giáo viên chủ nhiệm.

Giáo viên chủ nhiệm việc khó và kén người

Như thông lệ, trước mỗi học kỳ mới, Trường Đại học Đại Nam lại tổ chức họp giáo viên chủ nhiệm toàn trường.

Nói về tầm quan trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm, cô Lê Thanh Hương - Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo chia sẻ: “Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người. Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý; do điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau nên không phải sinh viên nào cũng được phát triển tối ưu, đạt được độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động. Chính vì vậy, gia đình, nhà trường trong đó có giáo viên chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng, đào tạo sinh viên trở thành những công dân tốt.”

Chủ trương của Trường Đại học Đại Nam là như vậy nên công tác chủ nhiệm là việc khó và kén người làm bởi làm giáo viên chủ nhiệm như “làm dâu trăm họ”. Ngoài kiến thức, kỹ năng sư phạm tốt, giáo viên chủ nhiệm cần phải có nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm, tình cảm yêu thương, sự kiên nhẫn và am hiểu về tâm lý lứa tuổi.

Cuộc họp không chỉ để tổng kết, đánh giá ưu – khuyết điểm và đề ra kế hoạch công việc trong học kỳ mới của công tác giáo viên chủ nhiệm mà còn là buổi sinh hoạt để mỗi giáo viên chủ nhiệm nói lên tâm tư, tình cảm, chia sẻ những bài học kinh nghiệm đến đồng nghiệp, lãnh đạo để học kỳ sau tốt hơn học kỳ trước.

Chính vì thế, trước mỗi học kỳ, Ban Giám hiệu và lãnh đạo các Khoa thường phải “đau đầu” cân nhắc, lựa chọn các thầy cô phù hợp để đảm nhận vị trí công việc này.

“Ngay khi sinh viên nhập học, Ban giám hiệu đã phải đặt ra lời giải cho bài toán thầy cô nào sẽ chủ nhiệm lớp này, thầy cô nào chủ nhiệm lớp kia để làm sao phù hợp với năng lực của sinh viên, của thầy cô và làm sao để sinh viên nhanh hòa nhập, có tinh thần học tập tốt và gắn bó với trường trong suốt khóa học. Có thể nói, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của Đại Nam là những thầy cô được nhà trưởng tuyển chọn rất kỹ theo đúng tôn chỉ “chọn mặt gửi vàng”…” cô Cao Thị Hòa chia sẻ.

Để đảm nhận công tác giám sát, quản lý, điều hành một lớp học và làm cầu nối giữa khoa, nhà trường với sinh viên, các giáo viên chủ nhiệm phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Mỗi khi truyền tải những chủ trương, nội quy hay đơn giản chỉ một thông báo thay đổi lịch học nhỏ của trường đến với sinh viên, giáo viên chủ nhiệm luôn phải chuẩn bị tâm lý đón nhận những phản ứng trái chiều từ sinh viên và tìm cách giải quyết, thuyết phục.

Có lẽ, câu hỏi luôn đau đáu trong đầu các thầy cô làm công tác chủ nhiệm của Đại học Đại Nam là: Làm sao để tạo được uy tín với học trò? Đặc biệt, làm sao để mình luôn là trụ cột tinh thần, là nơi đầu tiên sinh viên tìm đến và chia sẻ? Những việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại vô cùng khó và không phải ai cũng có thể làm được nếu không đủ uy và khéo.

Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương

Có thế nói, một trong những yếu tố làm nên thương hiệu của Đại học Đại Nam chính là tình thầy trò. Thầy cô luôn quan tâm chăm sóc, nắm bắt tâm tư, tình cảm, hoàn cảnh của từng sinh viên để có thể tư vấn, giúp đỡ sinh viên trong suốt khóa học.

Cô Phạm Thị Dung - giảng viên khoa Du lịch luôn nhiệt huyết, sáng tạo, tận tâm trong từng bài giảng và là một trong những giáo viên chủ nhiệm rất gần với sinh viên.

Thực tế cho thấy, rất ít trường đại học chăm sóc sinh viên tốt và hiệu quả như Đại học Đại Nam. Thầy trò tương tác với nhau trên mọi phương diện (trên lớp, điện thoại, zalo, facebook…) có thể tương tác ở mọi nơi, mọi lúc để sâu sát với các em từ việc nhắc nhở thời khóa biểu, lịch kiểm tra, lịch thi; đến việc tìm hiểu tâm tư, tình cảm và hoàn cảnh để biết vì sao sinh viên chểnh mảng việc học hành, vì sao sinh viên trễ hạn nộp học phí, vì sao sinh viên nghỉ học không lý do, vì sao sinh viên có những phản ứng và hành động tiêu cực… Trước mỗi trường hợp như thế, giáo viên chủ nhiệm lại phải có cách xử trí sao cho khéo léo nhất và hợp lý, hợp tình nhất để “nói phải củ cải cũng nghe”....

Cô Nguyễn Thị Thúy – giảng viên khoa Quản trị kinh doanh là một trong những giáo viên chủ nhiệm có khả năng kết nối tập thể và được các thế hệ sinh viên đặc biệt yêu mến.

“Có những giáo viên chủ nhiệm của Đại Nam hơn 10 năm cho sinh viên vay tiền đóng học phí, thậm chí có những trường hợp không cần hoàn lại; có sinh viên không may mắc bệnh hiểm nghèo thầy cô đã túc trực liên tục trong bệnh viện để cùng gia đình chăm sóc các em; có những thầy cô tuy chỉ hơn sinh viên có 5-7 tuổi nhưng đã như người cha, người mẹ thứ hai của các em; có những thầy cô, sinh viên bỏ học đi chơi game đã lặn lội đêm hôm đi khắp các quán game ở Hà Đông để tìm hay có những sinh viên chán học bỏ về quê, thầy cô không quản ngại đường sá xa xôi về tận quê để vận động các em đi học trở lại… Hay đơn cử như kỳ nghỉ Tết Tân Sửu vừa qua, một số sinh viên ở vùng dịch không thể về quê ăn Tết, thầy cô các khoa đã chủ động rà soát, gọi điện hỏi thăm, động viên tinh thần và sẵn sàng cho sinh viên ở nhờ cả Tết. Mỗi thầy cô khác nhau sẽ có cách khác nhau để tìm ra câu trả lời làm sao để “đi đến trái tim trò”. Nhưng có lẽ cách hiệu quả nhất vẫn là sự yêu thương, kiên nhẫn và bao dung. Khi thầy cô cho đi yêu thương đủ nhiều, chắc chắn sinh viên cũng sẽ đáp lại thầy cô yêu thương và kính trọng…” cô Cao Thị Hòa chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Thanh Xuân – giảng viên khoa Kế toán được mệnh danh là “cây ATM lưu động” của sinh viên.

Tại cuộc họp, cô Lê Thị Thanh Hương – Phó Hiệu trưởng cũng khẳng định: Giảng viên chủ nhiệm không đơn độc. Bên cạnh các thầy cô là Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo Khoa và phụ huynh. Nếu các thầy cô gặp khó khăn trong công tác chủ nhiệm hãy mạnh dạn chia sẻ với lãnh đạo để cùng tìm cách tháo gỡ.

Nhà trường và các thầy cô luôn ở bên cạnh các em.

“Hãy khéo léo điều hành lớp bằng tình yêu, xử lý những sinh viên không nghe lời bằng sự bao dung và tâm sự với sinh viên bằng sự kiên nhẫn. Sinh viên được yêu thương ắt sẽ nghe lời. Thầy cô cho đi yêu thương sẽ nhận lại yêu thương…” là thông điệp Ban Giám hiệu nhà trường muốn truyền đến tất cả các thầy cô đã, đang và sẽ làm công tác chủ nhiệm lớp tại Đại Nam.

BTT

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background