Học khối C chọn ngành gì không thất nghiệp?

>>> Xem thêm: Thí sinh nên làm gì nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1?
>>> Xem thêm: Lựa chọn đúng trường đại học để giảm nguy cơ thất nghiệp
Văn bằng đa dạng nhất trong tất cả các nghề
Văn bằng ngành PR có thể nói là đa dạng nhất trong tất cả các ngành nghề. Hầu như tất cả các công ty, tổ chức lớn nhỏ hiện nay đều có một bộ phận chuyên về xây dựng thương hiệu, tiếp thị hoặc xây dựng hình ảnh trong mắt công chúng. Tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động là khoảng 375.000. Nếu mỗi doanh nghiệp này chỉ tuyển 1 nhân viên PR thì nhân lực cho ngành này vẫn thiếu trầm trọng. Hơn nữa, chúng ta hiện đang rất thiếu các nhân viên PR được đào tạo bài bản và làm việc chuyên nghiệp. Do đó, nếu tốt nghiệp chuyên ngành PR - Truyền thông chính quy ở các trường đại học, bạn sẽ rất “có giá”.
Bạn sẽ cực kỳ “đắt giá” nếu tốt nghiệp chuyên ngành PR - Truyền thông ở một trường đại học quốc tế. Thực tế, việc du học chuyên ngành PR - Truyền thông cũng không quá khó khăn, bởi học bổng cho cho ngành này rất đa dạng. Chỉ cần bạn có thành tích học tập tốt hoặc các điểm mạnh trong những lĩnh vực khác, các trường đại học và tổ chức sẽ chủ động đưa ra học bổng. Du học sinh tốt nghiệp chuyên ngành PR thường đi làm tại những tổ chức hàng đầu về quan hệ công chúng quốc tế với mức lương rất cao.
>>> Xem thêm: Không đạt điểm sàn vẫn có thể xét tuyển đại học
>>> Xem thêm: Những tiết học thú vị của sinh viên PR- Đại học Đại Nam
Vậy cụ thể cử nhân PR sẽ đảm nhận vị trí nào trong các doanh nghiệp?
Tốt nghiệp chuyên ngành PR - Truyền thông, cử nhân có thể đảm nhận các vị trí:
- Chuyên viên PR: Phụ trách quan hệ với báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ… tại bất kỳ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế và các tổ chức xã hội, phi chính phủ….
- Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông.
- Chuyên viên phân tích và tư vấn truyền thông: Hỗ trợ phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị; trợ lí xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu. Các bạn sẽ làm việc tại các công ty, tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan đến truyền thông.
- Nghiên cứu và giảng dạy về PR trong các cơ sở giáo dục đại học, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lí giảng dạy; Tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lí trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng.
Triển vọng thăng tiến của người làm trong lĩnh vực PR cũng rất rộng mở và rõ ràng. Bạn có thể bắt đầu từ những chức vụ như chuyên viên PR, nhân viên quản lý khách hàng, sau đó nâng cấp lên giám sát, quản lý bộ phận, giám đốc truyền thông… Khi đã dày dặn kinh nghiệm, bạn có thể ra thành lập công ty truyền thông riêng.
Theo một điều tra vào năm 2011, mức lương của nhân viên PR mới trung bình rơi vào khoảng 250 – 500 USD/tháng. Nhóm nhân viên phụ trách khách hàng có thu nhập cao hơn, từ 600 – 1.000 USD/tháng; còn nhóm quản lí, lãnh đạo cấp cao thì có mức lương dao động từ 1.000 – 5.000 USD…
Chưa kể, những kiến thức và kĩ năng học được trong ngành PR có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau như làm báo, luật, truyền thông và chính trị. Rất nhiều nhà chính xuất thân từ lĩnh vực quan hệ công chúng, chẳng hạn như Thủ tướng Anh David Cameron.
Học PR chuyên nghiệp ở đâu?
Sinh viên rèn luyện kỹ năng thông qua các bài tập cụ thể gắn liền với thực tiễn
Tại Việt Nam, trước đây chỉ có Học viện Báo chí và Tuyên truyền đào tạo PR chuyên nghiệp nhưng chỉ tiêu tuyển sinh có hạn và điều kiện thi tuyển đầu vào khá khắt khe. Với mong muốn góp phần đào tạo nhân lực ngành PR cho nước nhà, đồng thời đưa ngành PR đến gần với các bạn trẻ hơn, ĐH Đại Nam đã mở chuyên ngành Quan hệ công chúng. Ngành PR - Đại học Đại Nam được đào tạo sâu về kỹ năng, thời lượng thực hành chiếm đến 50% thời lượng môn học. Trong quá trình học, sinh viên còn được đến thực tế các doanh nghiệp để hiểu thêm về vai trò của một chuyên viên PR.
Với hành trang nghề nghiệp được chú trọng chuẩn bị, sinh viên PR ĐH Đại Nam luôn yên tâm trau dồi tri thức, kỹ năng mà không dành quá nhiều thời gian để đắn đo "Ra trường làm gì, ở đâu?”
|