Hội thảo thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng của giảng viên DNU: “Nếu thầy không có kỹ năng mở đường, trò không thể trở thành người khai phá”

Đăng ngày 30/06/2021
1.295 lượt xem
Đăng ngày 30/06/2021
1.295 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark

“Giáo dục đại học 4.0, sinh viên là trung tâm nhưng giảng viên là người quyết định. Để trở thành những huấn luyện viên giỏi, thầy cô phải là những người có kiến thức, thậm chí rất nhiều kiến thức; phải có kỹ năng sư phạm tốt; có kinh nghiệm thực tiễn; sở hữu các phương pháp giảng dạy tích cực – hiện đại; đặc biệt, phải tận tâm, tận lực trong từng bài giảng của mình. Chất lượng bài giảng phụ thuộc vào năng lực của thầy cô giáo, đồng thời cũng là tấm gương phản ánh giá trị của người thầy. Trường đại học không phải là nơi truyền bá tri thức đơn thuần mà là nơi khai phá những tri thức mới. Nếu thầy không có kỹ năng mở đường, trò không thể trở thành người khai phá..."

TS. Lê Đắc Sơn – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Đại Nam phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng khoa Y.

Đó là chia sẻ của TS. Lê Đắc Sơn – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Đại Nam tại “Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng” của các khoa chuyên môn được tổ chức từ 22-30/6/2021.

Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng khoa Y.

Hội thảo được tổ chức với mục đích nhìn nhận, đánh giá khách quan về thực trạng chất lượng bài giảng tại các khoa; tạo diễn đàn để trao đổi, nhân rộng các phương pháp giảng dạy - quản lý lớp – truyền lửa - đánh giá sinh viên hiệu quả, tích cực; mang đến cơ hội giao lưu, học hỏi để giảng viên nâng cao chất lượng bài giảng; đảm bảo chuẩn đầu ra môn học theo năng lực; nâng cao chất lượng đào tạo, sinh viên ra trường có cuộc sống tốt và trở thành công dân tốt.

Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng khoa Dược.

Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng khoa CNTT.

TS. Lê Đắc Sơn nhấn mạnh: “Hội thảo không chỉ là diễn đàn để giảng viên các khoa báo cáo thực trạng giảng dạy; tham luận về các phương pháp giảng dạy, đánh giá điểm mạnh – điểm yếu của giảng viên và sinh viên, đề xuất các ý kiến đóng góp nâng cao chất lượng bài giảng, kỹ năng tổ chức – quản lý lớp, phương pháp kiểm tra – đánh giá sinh viên mà còn là dịp để lãnh đạo nhà trường có được cái nhìn tổng quan, chân thực nhất về hoạt động giảng dạy tại các khoa. Trên cơ sở thực tiễn giảng dạy và đề xuất, kiến nghị của các khoa, lãnh đạo nhà trường sẽ có các chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời, phù hợp…”

Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng của 17 khoa có sự tham dự của đại diện Ban lãnh đạo, Ban Giám hiệu nhà trường.

TS. Lương Cao Đông – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Ban Giám hiệu giao các khoa tổ chức Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng trước. Sau đó chúng tôi sẽ nhân rộng các bài giảng tốt trong Hội thảo cấp trường. Mục tiêu cuối cùng là tìm ra được các phương pháp giảng dạy dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn để sinh viên hứng thú và hiểu bài; truyền được tình yêu nghề cho sinh viên; đưa ra được các phương pháp kiểm tra- đánh giá sinh viên công bằng, hiệu quả; giảng viên có kỹ năng bao quát, quản lý lớp học tốt…”

Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng khoa Quản trị kinh doanh.

Tham gia báo cáo trong Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng của khoa Quản trị kinh doanh, TS. Trương  Đức Thao – Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh chia sẻ: “10 năm làm công tác giảng dạy đại học ở trường cũ, tôi chưa bao giờ được tham dự một hội thảo nào như thế này. Đây không chỉ là diễn đàn để giảng viên đào sâu suy nghĩ tìm ra phương pháp giảng dạy tốt nhất giúp sinh viên hiểu bài và nâng cao chất lượng học tập mà còn là nơi để giảng viên học hỏi những phương pháp, kỹ năng giảng dạy tích cực, hiệu quả từ đồng nghiệp…”

Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng của khoa Du lịch.

Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng của khoa Tài chính - Ngân hàng.

Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng của khoa Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản.

Sau hội thảo, các khoa sẽ phải có báo cáo chi tiết bằng văn bản gửi về cho Ban Giám hiệu. Căn cứ trên các báo cáo đó, Ban Giám hiệu sẽ lựa chọn các bài giảng chất lượng nhất để tham gia báo cáo trong Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng cấp trường, đồng thời ban hành bộ quy chuẩn chung để nâng cao chất lượng bài giảng cho giảng viên.

Ban Truyền thông

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background