Khoa Điều dưỡng Đại Nam đẩy mạnh giảng dạy Skills –lab, sinh viên thuần thục 55 kỹ năng điều dưỡng ngay trên ghế nhà trường

Đăng ngày 03/07/2020
3.180 lượt xem
Đăng ngày 03/07/2020
3.180 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Khoa Điều dưỡng Trường ĐH Đại Nam đặc biệt chú trọng phát triển phương pháp giảng dạy Skills-lab nhằm giúp sinh viên có điều kiện thực hành, được cầm tay chỉ việc, thành thạo 55 kỹ năng điều dưỡng trước khi đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện.

Với nhận thức “bệnh nhân là đối tượng phục vụ chứ không phải là đối tượng học tập” và phương châm đào tạo “vững kiến thức- chuẩn tay nghề-sáng tương lai”, Khoa Điều dưỡng Trường ĐH Đại Nam đặc biệt chú trọng phát triển phương pháp giảng dạy Skills-lab nhằm giúp sinh viên có điều kiện thực hành, được cầm tay chỉ việc, thành thạo 55 kỹ năng điều dưỡng trước khi đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện.

Hội thảo Phương pháp giảng dạy Skills-lab của Khoa Điều dưỡng có sự tham gia của TS. Lê Đắc Sơn – Chủ tịch HĐQT, Ban Giám hiệu, đại diện Khoa Y, Khoa Dược và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đào điều dưỡng đến từ Trường ĐHQGHN, ĐH Y Thái Nguyên, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec.

Chia sẻ tại Hội thảo Phương pháp giảng dạy Skills-lab (30/6), thầy Lê Văn Duy – Trưởng Khoa Điều dưỡng cho biết: Trước đây, để học những kỹ năng lâm sàng như tiêm truyền, thay băng, thăm khám, chọc dò, đỡ đẻ, cắt khâu tầng sinh môn, hồi sức tim phổi, đặt ống dẫn lưu vào tĩnh mạch..., sinh viên y khoa và sinh viên điều dưỡng chủ yếu học lý thuyết rồi sau đó thực hành ngay trên bệnh nhân.

TS. Lê Đắc Sơn đặc biệt quan tâm và mong muốn Khoa Điều dưỡng phát triển phương pháp giảng dạy Skills – lab.

 “Nếu chỉ học lí thuyết mà không được thực hành thường xuyên thì sinh viên sẽ không thuần thục thao tác, thiếu tự tin khi thực hành trên người thật, gây khó chịu, đau đớn, thậm chí nguy hiểm cho bệnh nhân. Điều này đi ngược lại những khuyến cáo của phương pháp đào tạo bác sĩ và cử nhân điều dưỡng hiện đại…” thầy Duy nói.

Thầy Lê Văn Duy chia sẻ về phương pháp giảng dạy Skills – lab của Khoa Điều dưỡng tại Hội thảo.

Theo đó, với phương pháp giảng dạy Skills-lab, sinh viên Điều dưỡng Đại Nam được học thực hành nhiều gấp 3 lần so với cách học truyền thống; sinh viên học thực hành bằng cái đầu chứ không chỉ bàn tay; kiến thức được chuyển hóa thành các sự kiện và các qui trình kỹ thuật cụ thể; sinh viên hiểu rõ về bản chất tại sao, làm cái gì và làm như thế nào; đặc biệt, phương pháp này giúp xác định rõ nguyên lý của từng giai đoạn trong mỗi qui trình kỹ thuật cần đạt được mục tiêu gì, mức độ ra sao; là mức độ đầu tiên trong tháp năng lực (Miller, 1994), cơ sở cho các mức độ năng lực tiếp theo…

Với phương pháp giảng dạy Skills-lab, sinh viên Điều dưỡng Đại Nam được học thực hành nhiều gấp 3 lần so với cách học truyền thống.

Cũng theo thầy Lê Văn Duy Skills-lab không phải là mô hình mà là một phương pháp giảng dạy hiện đại giúp giảng viên và sinh viên chủ động được nội dung huấn luyện, không bị phụ thuộc vào việc có hay không có người bệnh. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là kiếm soát được quá trình thực hành, không gây hại cho người bệnh, sinh viên được phép mắc lỗi, được làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi đạt yêu cầu và hiểu đúng bản chất của vấn đề. Bên cạnh đó, phương pháp Skills-lab còn mang đến sự chuẩn hóa về qui trình kỹ thuật, tích cực hóa sinh viên trong học tập, nâng cao khả năng nhớ lý thuyết, học theo nhóm, tạo thuận lợi cho người học vụng về tay nghề…

Thực hành trên bệnh nhân thật là giai đoạn 6 của quá trình học tập tại Skills – lab của thầy trò Khoa Điều dưỡng .

Hiện Khoa Điều dưỡng đang áp dụng 04 nhóm kỹ năng giảng dạy tại Skills-lab, gồm: Khám thế chất (khám tim, phổi); kỹ năng thủ thuật (40 kỹ năng cốt lõi của điều dưỡng Đại Nam đạt đến mức ¾ của tháp Miller); kỹ năng giao tiếp và kỹ năng Labo; 06 giai đoạn học tập tại Skills – lab, gồm: Chuẩn bị, giáo viên đề mô mẫu, sinh viên tự thực hành, học trên bệnh nhân giả, lượng giá sinh viên và thực hành trên bệnh nhân thật.

Với phương pháp giảng dạy Skills-lab, sau khi tốt nghiệp, cử nhân Điều dưỡng ĐH Đại Nam có năng lực chẩn đoán, ra quyết định, có thể đảm nhiệm các vị trí công việc quan trọng như điều dưỡng trưởng bệnh viện, điều dưỡng trưởng khoa mà không cần phải đào tạo bổ sung. Không những thế, các cử nhân điều dưỡng Đại Nam còn đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tự chủ, tự trách nhiệm và thái độ để có thể học tập nâng cao trình độ ở bậc sau đại hoc.

Sinh viên Điều dưỡng thực hành lâm sàng trên bệnh nhân thật sau khi thành thạo các thao tác trên mô hình.

Phòng Skills-lab của Khoa Điều dưỡng có hơn 100 mô hình, thiết bị hỗ trợ giảng dạy cho 04 nhóm kỹ năng, gồm các mô hình thực hành kỹ thuật tiêm truyền (tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da, tiêm bắp); mô hình thực hành kỹ thuật đặt thông niệu đạo nam nữ, thông dạ dày; mô hình thực hành hồi sức tim, phổi; các mô hình thực hành chăm sóc toàn diện, đa năng cho người lớn, người già và trẻ nhỏ; máy đẻ; mô hình thực hành cắt khâu tầng sinh môn; mô hình thực hành thăm khám tai – mũi – họng, khám vú ở nữ giới; mô hình hồi sức sơ sinh, búp bê sơ sinh; hệ thống mô hình bán thân phục vụ việc khám tim, phổi; các mô hình phục vụ kỹ thuật chọc dò tủy sống, đặt ống dẫn lưu vào tĩnh mạch và các mô hình mô phỏng chuyên sâu như mổ nội soi… Tất cả các mô hình thực hành đều được nhập khẩu từ các nước có nền y tế phát triển và được đánh giá là tốt nhất hiện nay.

PGS. TS Phạm Trung Kiên – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN đánh giá cao phương pháp giảng dạy Skills-lab của Khoa Điều dưỡng ĐH Đại Nam.

Đánh giá về phương pháp giảng dạy Skills-lab của Khoa Điều dưỡng Trường ĐH Đại Nam, PGS. TS Phạm Trung Kiên – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN cho biết: “Cũng giống như y và dược, học điều dưỡng cần phải  thực hành rất nhiều. Chỉ có thực hành, sinh viên mới thuần thục được các thao thác, vững về kiến thức và kỹ năng. Hiện nay, người bệnh ngày càng khó tính và yêu cầu chăm sóc y tế cao hơn. Sinh viên thực tập rất khó tiếp cận bệnh nhân để được thực hành. Chính vì thế, sinh viên chỉ có thể thực hành được trên Skills-lab. Đây là giải pháp tối ưu nhất để sinh viên được cầm tay chỉ việc. Khoa Điều dưỡng Trường ĐH Đại Nam đã chọn được hướng đi rất đúng đắn.”

TS. Vi Thị Thanh Thủy Phó trưởng Khoa Điều dưỡng, Trưởng bộ môn Huấn luyện kỹ năng Trường ĐH Y Thái Nguyên đánh giá cao tính chuyên nghiệp trong đào tạo thực hành của Khoa Điều dưỡng Trường ĐH Đại Nam.

TS. Vi Thị Thanh Thủy –nhận định: “Phương pháp giảng dạy Skills-lab là con đường đi đúng hướng trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Thay vì học theo cách truyền thống nay sinh viên được cầm tay chỉ việc, sửa cho từng lỗi sai nhỏ nhất từ đó có kiến thức – kỹ năng và kinh nghiệm thông qua các tình huống giả định thực tế. Một điểm đáng ghi nhận nữa là ĐH Đại Nam còn dạy cho sinh viên tính chuyên nghiệp (trang phục, chào hòi, đi đứng, thái độ học tập… và các kỹ năng mềm)."

TS. Nguyễn Hoàng Long - Trưởng khoa Điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec chia sẻ quan điểm tại Hội thảo.

Cũng tại Hội thảo, TS. Nguyễn Hoàng Long đánh giá cao hướng đi và phương pháp đào tạo Khoa Điều dưỡng Trường ĐH Đại Nam đã và đang áp dụng. “ĐH Đại Nam đã có những quan tâm rất đích đáng với phương pháp giảng dạy Skills-lab. Với hướng đi này, sinh viên có thể thực hành tại phòng Skills-lab tới 50% mà không hề ảnh hưởng đến chương trình đào tạo và hạn chế việc phải đào tạo lại sau khi ra trường. Một điểm ưu việt nữa là khoa đã  tiến hành chia sinh viên thành các nhóm nhỏ khi học thực hành ở phòng Skills-lab, sinh viên được góp ý lẫn nhau, được phép làm sai cho đến khi thành thạo các kỹ năng…”

Hội thảo Phương pháp giảng dạy Skills-lab của Khoa Điều dưỡng Trường ĐH Đại Nam đã thành công tốt đẹp.

Phát biểu tổng kết Hội thảo, TS. Lê Đắc Sơn đánh giá cao và kỳ vọng phương pháp giảng dạy Skills-lab sẽ là một trong những bước ngoặt quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo của Khoa Điều dưỡng; đồng thời khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cả về tài chính, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để phát triển phương pháp giảng dạy này.

 “Nghề điều dưỡng là nghề rất nhiều thách thức khi vừa phải chăm sóc sức khỏe, vừa chăm sóc về tinh thần cho bệnh nhân. Điều dưỡng là người gần với bệnh nhân nhất, hiểu bệnh nhân nhất nên ngoài việc thực hiện các y lệnh của bác sĩ, điều dưỡng viên cần phải có năng lực chẩn đoán, tư vấn và các kỹ năng nghề nghiệp giỏi. Để đạt được những năng lực đó, ngay trong quá trình học, sinh viên phải được thực hành liên tục. Khoa Điều dưỡng áp dụng giảng dạy 55 kỹ năng điều dưỡng và phương pháp giảng dạy Skills-lab là hướng vô cùng đúng đắn. Nhà trường hoàn toàn ủng hộ và sẵn sàng đầu tư kinh phí ở mức tốt nhất, thậm chí chấp nhận khó khăn ban đầu để Khoa tăng cường các nội dung thực hành, thực tập và trải nghiệm cho sinh viên. Khoa Điều dưỡng có quyền quyết định sàng lọc chương trình đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân sự có chuyên môn và kinh nghiệm cao để nâng cao chất lượng đào tạo…” TS. Lê Đắc Sơn nói.

Cũng theo TS. Lê Đắc Sơn, với chương trình đào tạo ứng dụng, sinh viên là trung tâm nhưng giảng viên cần phải là người nắm vai trò quan trọng, vừa là người hướng dẫn, vừa là người phân xử và định hướng. Trong tương lai, khối sức khỏe nói chung và ngành điều dưỡng nói riêng cần xây dựng các doanh nghiệp đứng sau để vừa tăng cường chất lượng đào tạo, vừa đảm bảo đầu ra cho sinh viên, vừa nâng cao đời sống của cán bộ, giảng viên. Theo đó, Khoa y sẽ thành lập Phòng khám đa khoa; Khoa Điều dưỡng thành Lập Trung tâm điều dưỡng, Khoa Dược thành lập công ty bào chế thuốc…

Thu Hòe

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background