Kinh tế nền tảng – cơ hội “vàng” của sinh viên ngành Thương mại điện tử 4.0

Đăng ngày 22/09/2021
950 lượt xem
Đăng ngày 22/09/2021
950 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark

Tái bùng phát dịch bệnh Covid-19 đang gây ra những tác động tiêu cực cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng cũng đồng thời tạo ra “cú hích” rất lớn cho nền kinh tế số, cốt lõi là thương mại điện tử. Phát triển “kinh tế nền tảng” được coi là giải pháp hữu hiệu giúp thực hiện thành công nhiệm vụ kép vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch bệnh. Đây là cơ hội ngàn vàng của sinh viên ngành Thương mại điện tử 4.0. Trên cơ sở đó, Trường Đại học Đại Nam khẳng định đào tạo sinh viên ngành Thương mại điện tử trở thành những nhân sự góp phần trong công cuộc Chuyển Đổi Số Quốc Gia, phát triển Kinh tế nền tảng, Thương mại điện tử 4.0 để hình thành Quốc Gia Số.

Khoa TMĐT&KTS Đại học Đại Nam gặp mặt trực tuyến tân sinh viên K15 trúng tuyển đợt 1.

Thương mại điện tử - ngành học "nói không" với mọi bối cảnh, tình huống khó khăn nhất

Theo CEO Lazada Việt Nam, Thái Lan: “Thương mại điện tử ở Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất (số 1 khu vực Đông Nam Á) về cả thị trường cung – cầu. Minh chứng là số liệu kinh doanh trong quý 2 của Lazada tăng gấp 2 lần. Đặc biệt, trong thời điểm giãn cách xã hội nghiêm nghặt, số lượng đơn hàng tại TP HCM, Hà Nội tăng lên gấp 3 lần…”

Điều này cho thấy, học Thương mại điện tử, sinh viên có thể “nói không” với những bối cảnh, tình huống khó khăn nhất.  Điều quan trọng nhất là Thương mại điện tử 4.0, Đại học Đại Nam sẽ chú trọng đào tạo các kỹ năng hành nghề cho sinh viên để các em có thể thích ứng với mọi điều kiện, thách thức trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp.

Thương mại điện tử sẽ phát triển được trên 3 yếu tố quan trọng: Chính sách, công nghệ và con người. Nhân lực ngành Thương mại điện tử hiện nay đang thiếu hụt trầm trọng, nhất là đối với một quốc gia có tốc độ tăng trưởng Thương mại điện tử nhanh chóng như ở Việt Nam.

“Trong nội dung Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị, Kinh tế số là một trong ba trụ cột trong chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đến 2025 KTS chiếm 20% GDP, năm 2030 là 30%”, Ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chia sẻ.

Sinh viên Thương mại điện tử DNU có thu nhập từ kinh doanh số ngay từ năm thứ nhất

Một điều rất đặc biệt nữa là đến với Đại Nam, sinh viên sẽ được đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng, thiên về đào tạo thực chiến và các em có thể có thu nhập từ kinh doanh số ngay từ năm nhất. Nguyện vọng này là cực kỳ chính đáng vì bối cảnh kinh tế số phát triển, bán hàng online là hiệu quả nhất hiện nay. Sinh viên năm nhất hoàn toàn có thể là sự lựa chọn đặt hàng của các CEO doanh nghiệp muốn phát triển mảng Thương mại điện tử.

Theo đó, trong tháng 9/2021 đã có 3 doanh nghiệp sẵn sàng tài trợ cho các sinh viên giỏi của Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số, DNU ngay từ năm nhất để sinh  sáng tạo ra các sản phẩm online cho ngành TMĐT 4.0 và kinh tế nền tảng.

Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số Trường Đại học Đại Nam khẳng định: “Thương mại điện tử là nội dung cốt lõi trong nền kinh tế số. Học Thương mại điện tử là lựa chọn rất thông minh và học Thương mại điện tử tại Đại học Đại Nam là lựa chọn đúng đắn nhất…”

 

TS. Nguyễn Đức Tài - Trưởng Khoa Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số, Đại học Đại Nam

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background