Kinh tế số và phát triển kinh tế số ở Việt Nam

Đăng ngày 05/03/2021
1.458 lượt xem
Đăng ngày 05/03/2021
1.458 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark

      Phát triển kinh tế số đang là một xu thế và là động lực thúc đẩy kinh tế toàn cầu. Lĩnh vực kinh tế số chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP toàn cầu. Nhiều quốc gia đã hình thành các chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế số, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này.

      Kinh tế số về bản chất là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số và phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu số để tạo ra những mô hình kinh doanh mới.

      Theo Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung Úc (CSIRO), so với nền kinh tế truyền thống, nền kinh tế số có những đặc điểm mới như: 1- Dữ liệu chính là nguồn tài nguyên giá trị trong nền kinh tế số. Sự phát triển của các công nghệ số cho phép việc thu thập dữ liệu từ rất nhiều nguồn khác nhau, từ điện thoại thông minh cho đến hàng triệu thiết bị cảm biến trong các nhà máy, phương tiện giao thông và ngay trong mỗi cá nhân. Những luồng dữ liệu lớn này, cùng với khả năng phân tích dữ liệu lớn, có thể tạo ra giá trị trong tất cả các hoạt động của cá nhân và cộng đồng; 2- Nền kinh tế số là kết quả của sự phát triển các công nghệ số mới có tác động chuyển đổi vượt ra ngoài lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông tới tất cả các lĩnh vực khác; 3- Các mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số cho phép nhiều nhóm người tương tác với nhau, qua đó tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho cả mạng lưới và nâng cao hiệu quả nhờ giảm chi phí giao dịch; 4- Công nghệ số đưa người tiêu dùng vào vị trí trung tâm. Internet khiến người tiêu dùng trở nên quyền năng hơn bởi họ có thể tự do đưa ra ý kiến và chia sẻ chúng

      Trong nền kinh tế số, nền tảng số và dữ liệu số là hai động lực chính. Nền tảng số chính là cơ sở hạ tầng mở, là trung gian kết nối cho phép nhà sản xuất và người dùng tương tác trực tuyến với nhau. Dữ liệu số ví như “nhiên liệu” của nền kinh tế số. Dữ liệu số là cốt lõi của tất cả các công nghệ số, chẳng hạn như phân tích dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo AI, Chuỗi khối blockchain, Internet kết nối vạn vật IoT, điện toán đám mây và tất cả các dịch vụ dựa trên Internet.

     Phát triển kinh tế số không đơn thuần là xu thế mới mà còn là mô hình kinh doanh mới, mở ra cơ hội lao động, việc làm và thu nhập cho người dân, doanh nghiệp và quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cuộc sống. Hơn nữa kinh tế số cũng giúp tăng trưởng bền vững hơn, do sử dụng nguồn tài nguyên mới-tài nguyên số, và chính công nghệ số sẽ cho chúng ta những giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn đối với việc sử dụng tài nguyên, xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường. Kinh tế số cũng là phương cách cho phát triển rút ngắn, tạo điều kiện các quốc gia đi tắt đón đầu trong tiến trình phát triển.

     Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh đến việc chuyển đổi số và phát triển kinh tế số. Đây là nội dung mới so với văn kiện các Đại hội Đảng trước đây. Tuy nhiên, kinh tế số ở Việt Nam quy mô còn khiêm tốn, mới đạt 5% GDP của năm 2019. Để đạt được mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; năm 2030 chiếm 30% GDP; 50% dân số có tài khoản thanh toán điện tử vào năm 2025 và đến năm 2030 là 30% dân số như Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam đặt ra, đòi hỏi triển khai đồng bộ nhiều giải pháp:

   - Nâng cao nhận thức chung của xã hội, nhất là đối với doanh nghiệp về sự cần thiết chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, trong đó doanh nghiệp là lực lượng tiên phong

   - Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế phát triển, trong đó có thể chế phát triển kinh tế số;

   - Tập trung hoàn thiện xây dựng, kết nối các cơ sở dữ liệu nền tảng quốc gia liên thông, thống nhất;

   - Đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật số. Hạ tầng kỹ thuật số không phát triển sẽ gây ảnh hưởng chung tới nền tảng phát triển kinh tế trong bối  cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

   - Chú trọng đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong lĩnh vực kinh tế số. Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đảo dòng chất xám;

   - Mở rộng hợp tác, thu hút các nguồn lực và kinh nghiệm quốc tế cho chuyển đổi số và phát triển kinh tế số.

                                                                                                       PGS.TS Vũ Văn Hà -  Viện Đào tạo Sau đại học

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background