Liệu pháp điều trị ung thư bằng phương pháp ức chế điều hòa âm tính được tặng giải thưởng nobel y học 2018

Đăng ngày 03/10/2018
8.376 lượt xem
Đăng ngày 03/10/2018
8.376 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Mỗi khi trong cơ thể có một sự thay đổi nào đó, hệ thống miễn dịch sẽ tự điều chỉnh để giúp cho cơ thể chống lại sự thay đổi đó. Phản ứng này được gọi là điều hòa miễn dịch.
                                                               PGS.TS Nguyễn Thượng Dong
     Mỗi khi trong cơ thể có một sự thay đổi nào đó, hệ thống miễn dịch sẽ tự điều chỉnh để giúp cho cơ thể chống lại sự thay đổi đó. Phản ứng này được gọi là điều hòa miễn dịch.
       Điều hòa ngược là điều hòa mà mỗi khi có sự thay đổi hoạt động của một chức năng nào đó trong cơ thể, chính sự thay đổi đó sẽ dẫn đến tác động ngược trở lại, để tạo ra một loạt các phản ứng liên hoàn, giúp điều chỉnh hoạt động của chức năng đó trở lại bình thường.
      Hầu hết các điều khiển của cơ thể đều hoạt động theo kiểu điều hòa ngược âm tính, nghĩa là có tác dụng làm tăng hoạt động của một cơ quan khi hoạt động của cơ quan đó đang giảm và ngược lại sẽ giảm nếu hoạt động của cơ quan đó đang tăng. Ví dụ, Khi huyết áp đang tăng sẽ có một loạt các phản ứng như giảm nhịp tim, giảm co bóp cơ tim…để điều chỉnh huyết áp trở lại bình thường. Ngược lại, khi mất máu gây huyết áp hạ, lại xuất hiện một loạt các phản ứng như co mạch, tim đập nhanh…để làm tăng huyết áp trở lại. Cơ chế điều hòa miễn dịch ngược âm tính là nền tảng và là cơ sở khoa học của phương pháp điều trị ung thư miễn dịch (Immuno checkpoint inhibitor).
      Năm 1990, Tasuku Honjo (Đại học Kyoto) đã tìm thấy một gen chuyên làm nhiệm vụ: làm cho tế bào chết theo chương trình (trong đó có cả tế bào ung thư), gen này cũng là gen bình thường và cần cho cơ thể thải trừ những tế bào không cần thiết. Ông đặt tên là PD-1 (Programmed cell death 1).
     Năm 2000, Tasuku Honjo thử nghiệm gen này trên chuột, ông thử làm cho PD-1 ngừng hoạt động, thì chuột phát bệnh ban lupus, mà lupus là bệnh do tăng quá mức đáp ứng miễn dịch, từ đó ông suy ra PD-1 chính là gen điều hòa miễn dịch âm tính.
      Sau này, Ariene Sharpe và Gordon Freeman (Đại học Havard) phát hiện thêm: Sở dĩ PD-1 hoạt động được là do nó bị kích hoạt bởi các ligand PD-L1 và PD-L2 có trong màng tế bào ung thư, chính vì thế nên tế bào ung thư mới có thể làm tê liệt hệ miễn dịch.
     Như vậy, PD-1 của Tasuku là một protein ở tế bào miễn dịch hoạt động như một chất ức chế, ông đã thử nghiệm trên ung thư phổi tế bào nhỏ: Hai tháng sau khi đưa vào tế bào miễn dịch, bắt đầu xuất hiện hiện tượng tiến triển giả, sau 4 tháng ông nhận thấy kích thước khối u nhỏ lại…Từ đó Tasuku nổi tiếng với công trình nghiên cứu về protein PD-1 trong liệu pháp điều trị ung thư. Ông cũng là người phát hiện ra enzym AID, với vai trò quan trọng trong tái tổ hợp gen kháng thể và siêu đột biến. Năm nay ông đã 76 tuổi.
     James P. Allison (Đại học Texas) cũng đồng thời phát hiện một protein hoạt động như một chất kìm hãm hệ miễn dịch. Ông đặt ra cơ sở lý luận cho khoa học, nếu giải phóng được tế bào miễn dịch, nó có đủ khả năng tấn công lại các khối u và chính ông là nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu về cơ chế phát triển và cơ chế kích hoạt thụ thể tế bào lympho T và ông đã tách được chuỗi protein phức tạp của kháng nguyên thụ thể tế bào lympho T, góp phần quan trọng trong liệu pháp điều trị ung thư bằng phương pháp ức chế điều hòa âm tính miễn dịch. Allison năm nay 70 tuổi.  Với những đóng góp trên, hai ông đã được tặng giải thương Nobel Y học 2018.

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background