Mô hình phát triển dược liệu và thuốc thảo dược từ kinh nghiệm của một số nước trong khu vực

Đăng ngày 18/09/2017
9.175 lượt xem
Đăng ngày 18/09/2017
9.175 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Thuốc tân dược mới có khoảng 100 năm lại đây, vậy trước đây tổ tiên chúng ta mỗi khi ốm đau chữa trị bằng gì?... Từ xa xưa con người đã biết đúc kết kinh nghiệm khi quan sát con ngựa, con bò hay con dê… ăn cây nào thì không độc, ăn cây nào thì hết sốt, hết đau bụng hay hết đi ngoài… Cứ như thế, từ đời này qua đời khác họ tổng kết thành kinh nghiệm chữa bệnh, gọi là Y học dân gian, mỗi bộ tộc có một kinh nghiệm riêng…Lâu dần được các lương y tổng hợp thành kinh nghiệm Y học cổ truyền của từng quốc gia. Từ đó mà hình thành lý luận và phương pháp chẩn trị cũng như hệ thống các vị thuốc Y học cổ truyền.
            PGS.TS Nguyễn Thượng Dong
     Thuốc tân dược mới có khoảng 100 năm lại đây, vậy trước đây tổ tiên chúng ta mỗi khi ốm đau chữa trị bằng gì?... Từ xa xưa con người đã biết đúc kết kinh nghiệm khi quan sát con ngựa, con bò hay con dê… ăn cây nào thì không độc, ăn cây nào thì hết sốt, hết đau bụng hay hết đi ngoài… Cứ như thế, từ đời này qua đời khác họ tổng kết  thành kinh nghiệm chữa bệnh, gọi là  Y học dân gian, mỗi bộ tộc có một kinh nghiệm riêng…Lâu dần được các lương y tổng hợp thành kinh nghiệm Y học cổ truyền của từng quốc gia. Từ đó mà hình thành lý luận và phương pháp chẩn trị cũng như hệ thống các vị thuốc Y học cổ truyền.
   Ngoài các dạng thuốc YHCT, thuốc dược liệu, Việt Nam còn sản xuất được một số sản phẩm dưới dạng thực phẩm chức năng có lợi cho sức khoẻ như: (1) Salamin từ côn bố và hải tảo có khả năng ức chế các dòng tế bào ung thư biểu mô, tử cung và màng tim; (2) Hasamin từ hải sâm, hoạt chất là holothurin B, có khả năng ức chế các dòng tế bào KB, Hep-G2 và F1; (3) Catosal từ calci alginat của loài rong nâu, có tác dụng đào thải kim loại, ngăn ngừa phát triển ung thư; (4) Omega-3/Omega-6 là sản phẩm hợp tác giữa Viện KH&CN Việt Nam với Liên bang Nga, thành phần chính là các acid béo thiết yếu có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa, kháng histamin, chống oxy hóa, chống phân bào, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư và tiểu đường; (5) Malotus từ cây bùm bụp, thành phần chính là malloapelta B, hỗ trợ điều trị ung thư… Ngoài ra, còn nhiều sản phẩm chức năng khác đang được ưa chuộng như Trà Giảo cổ lam, glucosamin…
   Trên toàn thế giới, trong tổng số 1184 loại thuốc mới được cấp số đăng ký từ năm 1981 đến tháng 6/2006, có 54,06% là thuốc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp mô phỏng theo cấu trúc của các hợp chất thiên nhiên… Từ năm 1983 - 1989, trong tổng số 170 bằng sáng chế, thì 100 sáng chế là các hợp chất thiên nhiên . Chỉ trong hai năm (2005 – 2007) 79 hợp chất thiên nhiên đã được phép thử lâm sàng.
   Một số hợp chất tự nhiên có giá trị kinh tế cao như : Vinblastin 1.000.000 USD/kg; Vincristin 2.000.000 USD/kg; Lappaconitin 1.100.000 USD/kg; Taxol 600.000 USD/kg; Campothecin 412.000 USD/kg….
  Tài nguyên cây thuốc của nước ta :
· Đến năm 2004, cả nước có 3948 loài thực vật và nấm lớn, 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 khoáng vật, khoáng chất được dùng làm thuốc. Đã xây dựng 314 chuyên luận dược liệu trong Dược điển
· Cả nước có 10.339.216 ha rừng, trong đó: 1.906.753 ha rừng đặc dụng được qui hoạch thành 164 khu gồm: 30 vườn QG, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 10 khu bảo tồn loài, 46 khu bảo vệ cảnh quan và 20 khu rừng NCKH.
· Ngoài ra còn 4.254.886 ha rừng phòng hộ, 4.148.607 ha rừng sản xuất và 28.971 ha rừng không qui hoạch
 
 Nhu cầu dược liệu hiện nay và khả năng cung cấp :
· Phục vụ công nghiệp Dược và sản xuất thực phẩm chức năng : 20.986 tấn (35%)
·  Phục vụ Y học cổ truyền: 20.110 tấn (34%). Phục vụ xuất khẩu : 18.452% (31%)
Khả năng cung cấp : Khai thác tự nhiên : 12.100 tấn (20%), Trồng trọt : 15.606 tấn (26%)
Nhập khẩu : 31.841 tấn (54%)
 Các vùng còn có khả năng khai thác (44 loài) :
Hà Giang (Quản Bạ, Vị Xuyên, Bắc Quang)
Lào Cai (Bát Xát, Bảo Thắng, Văn Bàn)
Bắc Kạn (Chợ Đồn, Narì)
Lai Châu (Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ)
Sơn La (Sông Mã, Mường La)
Hòa Bình (Lạc Sơn, Lạc Thủy)
Cao Bằng (Quảng Hòa, Hà Lạng, Bảo Lộc)
Lạng Sơn (Bắc Sơn, Tràng Định, Lộc Bình)
Quảng Ninh (Ba Chẽ, Vân Đồn)
Thanh Hóa (Toàn bộ miền Tây)
Nghệ An (Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Hợp)
Hà Tĩnh (Hương Sơn)
Quảng Bình (Tuyên Hóa)
Thừa Thiên Huế ( A - Roong)
Quảng Nam (Phước Sơn, Tây Giang, Trà My)
Quảng Ngãi (Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng)
Phú Yên (Sông Hinh)
Kon Tum (Kong plông, Đăk Tô, Đăkley)
Gia Lai (K. Bang, Kongchlo, Chu Prông)
Đăk lắc (M. Drak, Krong Bông)
Đăk Nông (Cả tỉnh Đăk Nông)
Lâm Đồng (Di Linh, Lâm Hà, Lạc Dương)
 Một số vùng trồng cây thuốc truyền thống (56 cây) :
Mai Châu (Hòa Bình)
Mộc Châu (Hòa Bình)
Mù Căng Chải (Sơn La)
Sìn Hồ (Lai Châu)
Mẫu Sơn (Lạng Sơn)
Thông Nông (Cao Bằng)
Phó Bảng (Hà Giang)
Bắc Hà (Lào Cai)
Sa Pa (Lào Cai)
Chiêm Hóa (Tuyên Quang)
Quản Bạ (Hà Giang)
Tam Dương (Vĩnh Phúc)
Văn Giang (Hưng Yên)
Thanh Trì (Hà Nội)
Nghĩa Trai (Hưng Yên)
Bình Minh (Hưng Yên)
Ngá Sơn (Thanh Hóa)
Yuy Hòa (Phú Yên)
Long Thành (Đồng Nai)
Tumơrông (Kon Tum)
Ngọc Linh (Kon Tum)
Nam Trà My (Quảng Nam)
EuKao (Đăk Lăk)
Đăknông (Đăknông)
Đà Lạt (Lâm Đồng)
Gia Lộc (Hải Dương)
 Một số cây thuốc trồng chủ yếu : Actiso, Dương cam cúc, Địa liền, Nghệ, Râu mèo, Cúc hoa, Ý dĩ, Xạ can, Huyền sâm, Bụp giấm, Hương nhu, Gừng, Diệp hạ châu, Hoè, Lô hội, Thanh hao hoa vàng, Đinh lăng, Nhân trần, Trinh nữ hoàng cung, Kinh giới, Gấc, Nhàu, Húng chanh, Trạch tả, Ngải cứu, Tía tô, Kim tiền thảo, Bạc hà...
 Một số hợp chất tự nhiên Việt Nam đã sản xuất được :
Rutin (Hoè, mạch ba góc)
Berberin (Vàng đắng, hoàng bá)
Tetrahydropalmatin (Rotundin) (Bình vôi)
Mangniferin (Lá soài)
Steviosid (Cỏ ngọt)
Artemisinin (Thanh hao hoa vàng)
Curcumin (Nghệ vàng)
Acid shikimic (Hoa hồi)
Phytin (Cám gạo)
D-Strophantin (Quả sừng dê)
Diosgenin (Râu hùm, nần gừng, các loài Dioscorea nhập nội)
Terpineol (Dầu thông)
Menthol (Tinh dầu bạc hà)
Eugenol (Tinh dầu hương nhu)
Chitosan/glucosamin (Vỏ tôm/cua)
Β-caroten (Gấc)
 Việt Nam còn có khả năng sản xuất một số hợp chất tự nhiên khác :
Taxol và baicalin từ thông đỏ
Vinblastin, vincristin từ dừa cạn
Zerumbon từ gừng gió
Lecithin từ đậu tương (2%)
Acid glutamic, isoflavonoid, phytosterol từ đậu tương
Malloapellta B từ bùm bụp
 
Indirubin và dẫn chất từ chàm mèo
Các dẫn chất nhóm statin/lovastatin: bằng công nghệ lên men
Kangalait từ ý dĩ
Huperzin A từ thạch tùng răng cưa
α, β - mangostin từ vỏ quả măng cụt
John’s worts từ Hypericum perforatum
 
 Một số vùng cây thuốc truyền thống đã hình thành :
Quế (Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Nam)
Hồi (Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Kạn)
Hòe (Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Nghệ An, Thanh Hóa)
Tràm (Đồng Tháp Mười, Mộc Hóa, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế)
 
Cúc hoa vàng (Hưng Yên)
Kim tiền thảo (Bắc Giang, Tây Ninh)
Thanh hao hoa vàng (Hà Nội, Vĩnh Phúc)
Bụp giấm, dừa cạn (Ninh Thuận, Bình Thuận)
Dương cam cúc (Lâm  Đồng)
Gấc (Hải Dương, Bắc Giang)

  Từ lâu nay, chúng ta mất rất nhiều thời gian xây dựng quy hoạch phát triển dược liệu, nhưng thực sự chưa có bản qui hoạch nào áp dụng được trong thực tế, vì còn thiếu các căn cứ khoa học. Chính vì vậy, chúng tôi giới thiệu với bạn đọc “Chính sách phát triển dược liệu của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ” để mọi người cùng tham khảo.
     Trung Quốc đã xây dựng bản qui hoạch phát triển dược liệu dày 350 trang. Bản qui hoạch của TQ gồm 5 phần: (1) Qui hoạch phát triển nguồn nguyên liệu, bao gồm nguyên liệu mọc tự nhiên và vùng trồng (2) Qui hoạch hệ thống sản xuất Trung dược (3) Qui hoạch hệ thống kinh doanh và HTQT (4) Qui hoạch NCKH và phát triển công nghệ (5) Qui hoạch đào tạo nguồn nhân lực và phát triển hệ thống khám chữa bệnh bằng YHCT. Như vậy có thể thấy bản qui hoạch của TQ gắn chặt chẽ giữa phát triển nguồn nguyên liệu và đầu ra ,trong đó HTQT cũng là biện pháp tạo đầu ra .
1.1. Qui hoạch phát triển nguồn nguyên liệu
  TQ hiện có 12.807 dược liệu gồm 11.146 loài cây thuốc ,1581 loài động vật dùng làm thuốc và 80 khoáng chất . Hiện đang trồng trên 300 loài cây thuốc tại 600 vùng, đang sử dụng khoảng 100.000 ha đất, năng suất hàng năm đạt khoảng 350.000 tấn khô, tạo việc làm cho 340.000 người chuyên sinh sống bằng nghề trồng cây thuốc, đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu.
   Trong qui hoạch, TQ chủ yếu tập trung ở 100 vùng tại 8 tỉnh: Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Cát Lâm, Vân Nam, Ninh Hạ, Sơn Tây, Quí Châu và Quảng Tây. Năm 2015 có 60 vùng đạt GACP cung cấp đủ nhu cầu trong nước 523.000 tấn và 240.000 tấn xuất khẩu, trong đó 200.000 tấn là dược liệu thô .
1.2. Qui hoạch hệ thống sản xuất thuốc trung dược .
  Hiện tại TQ có 4000 cơ sở sản xuất trung dược, đang sản xuất khoảng 4000 loại thuốc , thuộc 30 dạng bào chế khác nhau, trong đó 1500 cơ sở sản xuất thuốc phiến, doanh thu đạt 54327 tỷ nhân dân tệ, chiếm 18 % doanh thu toàn ngành công nghiệp, lợi nhuận đạt 5471 tỷ nhân dân tệ, chiếm 31% lợi nhuận công nghiệp, trong đó có 16 công ty đạt doanh số trên 1 tỷ.
  Trong qui hoạch, ưu tiên phát triển 15 tập đoàn công nghiệp Trung dược qui mô lớn, 5 tập đoàn mũi nhọn có doanh số trên 5 tỷ nhân dân tệ và 10 tập đoàn đạt doanh số trên 3 tỷ , tập trung ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên, Nam Ning      như tập đoàn: Tongrengtang, Zhongxin, Tianxin, Yuannan, Baiyao, Nanjing medical company limited...
1.3. Qui hoạch hệ thống kinh doanh và HTQT
  Hiện tại TQ có 11.360 cơ sở kinh doanh, 35.339 cửa hàng, 17 chợ chuyên kinh doanh dược liệu, tổng doanh số ức tính 110,3 tỷ nhân dân tệ vào năm 2010 (khoảng 11 tỷ bảng Anh), và 18,8 tỷ vào năm 2015. TQ đang xuất khẩu sang 130 nước, doanh số 600 triệu USD, chiếm 3-5 % doanh số kinh doanh dược liệu và thuốc YHCT toàn thế giới
 Trong qui hoạch chủ trương xây dựng các trung tâm thương mại lớn hướng tới xuất khẩu. TQ dự kiến thành lập 1 trung tâm thương mại lớn tại Hồng Kông, 1-2 trung tâm tại Thượng Hải, phân hạng 14 loại phẩm câp dược liệu thô, ưu tiên các loại sử dụng trong nước, qui hoạch 100 loại dược liệu top 1, xây dựng chỉ số giá cho 500 Trung dược và nguyên liệu bán thành phẩm. Qui hoạch 10 nước TQ sẽ tập trung xuất khẩu, trong đó tập trung vào EU, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các mặt hàng xuất khẩu là dược liệu thô, Trung dược, , thực phẩm chức năng cho vận động viên, thực phẩm thông minh (smart food ) và dụng cụ châm cứu
  Qui hoạch hệ thống cửa hàng trong bệnh viện YHCT: 20 cửa hàng chuyên kinh doanh Trung dược của các tập đoàn và 20 cửa hàng Trung dược cấp tỉnh.
   HTQT tập trung giới thiệu luật YHCT-TQ, chính sách, tiêu chuẩn, công tác điều phối, chuyển giao công nghệ, xuất khảu Trung dược, hợp tác về hiện đại hóa Trung dược, trao đổi thông tin và đào tạo.
1.4. Qui hoạch về NCKH và phát triển công nghệ
Hiện tai TQ có 17 phòng thí nghiệm hoặc trung tâm nghiên cứu trọng điểm về Trung dược, 90 tổ chức nghiên cứu cấp vùng hoặc địa phương với 110.000 cán bộ NCKH, trong đó một số labo đạt GLP hoặc GCP (good chemical practice ), 37 loại Trung dược đạt huy chương vàng quốc gia, phân lập 120 loại hóa chất tinh khiết, xây dựng tiêu chuẩn 220 dược liệu, đã cấp 1141 số đăng ký cho Trung dược, đưa dược liệu tham gia thành công trong phòng chống dịch SARS và cúm gia cầm
  Trong qui hoách TQ xác định 4 mục phải đạt là (1) phát triển trung dược (2) đổi mới công nghệ (3) hiện đại hóa Trung dược ở một số lĩnh vực và (4) mở rộng HTQT
(a) Nhà nước đầu tư xây dựng 2 chương trình phát triển dược liệu và Trung dược (ngắn và dài hạn ): (a.1) Chương trình phát triển dược liệu và Trung dược trong kế hoạch 5 năm 2001 -2005 (a.2) Chương trình điểm về hiện đại hóa dược liệu và Trung dược 2005 – 2010
 Nhà nước đầu tư xây dựng 2 -3 phòng thí nghiệm trọng điểm QG về Trung dược, 10 trung tâm nghiên cứu RD, 20 trung tâm vùng, 10 cơ sở công nghiệp Trung dược, xây dựng tiêu chuản cho 500 dược liệu 500 loại thuốc phiến, kiểm soát được thành phần hóa học 200 loài cây thuốc, phát triển 100 loại thuốc mới, trong đó 2-3 loại đạt “ top medicine market in the World “, 5 tập đoàn sản xuất đạt doanh số 5 tỷ và 10 tập đoàn đạt 3 tỷ nhân dân tệ , áp dụng kỷ thuật dấu vân tay để kiểm tra chất lượng, áp dụng công nghệ chiết xuất bằng  CO2 lỏng, siêu âm, lọc màng resin và kỷ thuật đông khô, 50 Trung dược đạt sản phẩm câp QG , 100 vị thuốc đạt top herb`s in Chinese market
(b) Qui hoạch đổi mới và công nghiệp hóa Trung dược: (b.1) Nhà nước đầu tư 6,4 tỷ nhân dân tệ cho nghiên cứu sàng lọc hóa học, xác minh giá trị sử dụng, lâm sàng và độ an toàn của Trung dược, nghiên cứu thuốc của dân tộc Miao – Quảng Châu và dân tộc Yun – Vân Nam. (b.2) Xây dựng 95 đề án QG về công nghiệp hóa Trung dược với tổng kinh phí 8,826 tỷ, trong đó NN hỗ trợ 500 triệu nhân dân tệ, nhằm loại bỏ hiện tượng sản xuất chồng chéo, đổi mới công nghệ chiết xuất và bào chế. Nhà nước ưu đãi về giá và miễn thuế cho Trung dược đang trong giai đoạn công nghiệp hóa (b.3) Đào tạo nhân tài ở cấp cao học và Tiến sỹ phục vụ công nghiệp hóa (b.4) Tập trung mọi phương tiện cho trồng và xuất khẩu Trung dược và dược liệu
(c) Qui hoạch đào tạo và phát triển hệ thống khám chữa bệnh bằng YHCT : Hiện tại TQ có 2682 cơ sở KCB bằng YHCT, 279.000 giường bệnh, 29 trường đại học YHCT, 50 cơ sở đào tạo YHCT, 100.000 sinh viên và học sinh cao đẳng, trung cấp, 13 cơ sở đào tạo tiến sỹ , 21 cơ sở đào tạo cao học .TQ qui hoạch theo hướng đào tạo chuyên sâu, đào tạo nhân tài, kết hợp với HTQT, có chính sách đào tạo cử nhân tài năng .
 
 Chính sách phát triển dược liệu của Hàn Quốc
 Hiệp hội y học Phương đông Chosun HQ (AKOM) thành lập năm 1945, trường đại học Phương đông đầu tiên thành lập năm 1947, AKOM được đưa vào luật y tế năm 1951. Năm 1973 luật y tế QG công nhận BV-YHCT. Năm 1988 hiệp hội các BV-YHCT (KOMHA) được thành lập. Năm 1993 sảy ra cuôc tranh luận về việc chế biến vị thuốc y học phương đông thuộc về dược sỹ tây y hay dược sỹ Y học phương đông
  Hiện nay HQ có 12.705 bác sỹ YHPĐ, 11 trường đai học với 750 sinh viên, 131 bệnh viện với 7714 giường bệnh, 7499 phòng khám với 519 giường bệnh. HQ qui hoạch năm 2002 có 13675 bác sỹ, 395 dược sỹ, 1848 dược sỹ bào chế chế biến và 27.000 lương y. Các trường đại học Y học Phương đông như: Kyung Hee (Soul), Wơnkwang (Jeonbuk), Dongkuk (Gyungbuk), Kyungsan (Daegu), Daejeon (Daejon), Dongui (Busán)…
 Doanh số sản phẩm chế biến đạt 27 triệu USD năm 1999, doanh số thuốc thảo dược đat 22,7 triệu USD năm 1999. HQ xây dựng 4 trung tâm kinh doanh lớn dược liệu và thảo dược tại: Kyungdong, Daegu, Jeonju và Geumsan, 75 cửa hàng kinh doanh, 99 cơ sở XNK dược liệu và thảo dược. Qui hoạch 326 phòng khám, 312 nhà thuốc. Một số tập đoàn lớn như Samsung cũng đầu tư vào lĩnh vực này.
 Ngày 23/11/1996 HQ thành lập cục phát triển YHCT-HQ, cục có 2 bộ phận: Đội chính sách và đội phát triển thuốc Phương đông HQ. Đến 2003 HQ đã sản xuất 514 thuốc thảo dược trong đó 130 loại đã được ghi trong Dược Điển, 384 loại ghi trong Dược Điển thảo dược HQ và khoảng 2000 loại nguyên liệu dùng làm thuốc. Năm 2001 HQ xuât 1.152.329.000 USD
Chính sách phát triển dược liệu của Ấn Độ
  Hệ thống YHCT của Ấn Độ có 2 nhánh: Y học dân gian và Y học cổ điển (Classical stream). Nhánh y học dân gian lại chia thành 2 nhánh nhỏ: Y học dân gian của hệ thống các già làng và y học dân gian của người Tây Tạng. Riêng y hoc Tây Tạng đã sử dụng 8.000 loài cây thuốc, y học Unani 700 loài, y học Siddha 800 loài y học Ayurveda 900 loài, trong khi đó y hoc hiện đại chỉ sử dụng 30 loài. Dược liệu Ấn Độ xuât chủ yếu sang Mỹ, Nhật, Châu Âu, năm 1995 đạt doanh số 53,219 triệu USD, mức tăng bình quân hàng năm 10%
  Năm 2000 Ấn Độ thành lập ủy ban dược liệu QG, các bang đều có ủy ban cập bang. Các ủy ban này có nhiệm vụ điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến phát triển dược liệu,  kể cả ban hành chính sách và chiến lược QG về phát triển, chế biến, thị trường dược liệu và thảo dược. Ủy ban QG do Bộ trưởng Bộ Y tế và gia đình làm chủ tịch, các ủy viên đương nhiên gồm cục trưởng cục hệ thống y tế và điều trị bằng vi lượng đồng căn, cục KH&CN, nông nghiệp và hợp tác, bộ các vấn đề Tây Tạng. 4 ủy viên đề cử gồm các chuyên gia thực vật học dân tộc, công nghiệp dược, thương mại và phát minh sáng chế, 4 ủy viên đề cử thuộc lĩnh vực tổ chức y tế, NGO, trồng cây thuốc và công nghiệp dược, 2 ủy viên đề cử đại diện hiệp hội hợp tác phát triển cây thuốc, 1 ủy viên đề cử đại diện các viện nghiên cứu
   Ủy ban có 4 nhiệm vụ chính: (1) khuyến khích trồng một số cây thuốc là thế mạnh (2) hỗ trợ các bang về chất lượng và an toàn, hiệu quả của thảo dược (3) xây dựng các chính sách đảm bảo hiệu quả trong sử dụng bao gồm cả thu hoạch, chế biến, vận chuyển và bảo quản (4) lựa chọn 32 cây thuốc để phát triển dựa trên nhu cầu trong nước và xuất khẩu, các cây này có thể thay đổi hàng năm .
 
Chính sách phát triển dược liệu và thảo dược của Nhật Bản
Sau TQ Nhật Bản là nước sử dụng nhiều sản phẩm tự nhiên và rất quan tâm đến chất lượng dược liệu và thuốc YHCT. Nền YHCT Nhật Bản có tên là y học Kampo. Rất nhiều bài thuốc Kampo đã được Bộ Y tế cho phép nghiên cứu hiện đại hóa như: Sho-Saiko-To điều trị xơ gan, viêm gan virus, ung thư gan và HIV-AID’s dưới dạng viên nang hoặc bài Hochu-Ekki-To chống trầm cảm. Gần đây các nhà khoa học trường Đại học Toyama đã nghiên cứu thành công thuốc chống di căn ung thư gan, dạ dày và phổi từ curcumin. Bộ y tế đã cho phép nghiên cứu chuyển toàn bộ các vị thuốc Kampo sang dạng cao tiêu chuẩn giúp bệnh nhân không phải sắc thuốc, mà chỉ cần hòa các loại cao tiêu chuẩn đã được chứng minh có tác dụng tương tự, trong một ly nước ấm là uống được.
 Thực phẩm chức năng cũng được người Nhật tin dùng vì họ cho rằng chúng có lợi cho sức khỏe, giảm thiểu tác dụng của độc tố và phóng xạ. Phụ nữ Nhật rất quan tâm bảo vệ  làn da, biết bấm các huyệt Ken-Ryo, Sei-mei, Indo, Ei-fu …và uống nước lá tía tô, bôi kem ngưu bàng, gội đầu bằng nước hoa Anh đào để cho da đẹp, tóc đen… Chủ trương của nhà nước là khuyến khích sử dụng các sản phẩm thiên nhiên nhưng rất quan tâm đến chất lượng, đặc biệt quan tâm đến điều kiện sản xuất của hệ thống doanh nghiệp, nơi cung cấp ra thị trường các sản phẩm tự nhiên cho người dùng.
 Đề xuất mô hình phát triển dược liệu của Việt Nam
Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cây cỏ phát triển được quanh năm, 54 dân tộc anh em có nhiều kinh nghiệm sử dụng dược liệu để tự chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, Nhà nước ta luôn khuyến khích phát triển dược liệu, song công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Những năm 60 của TK trước, Bộ Y tế  thành lập cục Dược liệu và hoạt động của cục này đã đem lại nhiều kết quả to lớn. Từ khi không còn cục dược liệu, công tác quản lý dược liệu chuyển về cục Quản lý dược, công tác dược liệu vẫn hoạt động tốt, trong những năm 80 và 90 chúng ta đã thành công trong nghiên cứu sản xuât Artemisinin, các doanh nghiệp vẫn xuất khẩu nhiều dược liệu, bán thành phẩm và thuốc dược liệu sang các nước Đông Âu và Nhật Bản…
    Giữa những năm 90 công tác quản lý dươc liệu chuyển về cục YDHCT, do nhiệm vụ trọng tâm của cục là quản lý hệ thống các bệnh viện điều trị bằng phương pháp YHCT, cho nên  đội ngũ cán bộ của cục chủ yếu là các bác sỹ, từ các tỉnh về làm công tác quản lý , do vậy không tránh khỏi những hạn chế. Sau khi đổi mới, nước ta rơi vào giai đoạn thiếu thuốc điều trị nghiêm trọng, do vậy công tác quản lý ngành Dược chỉ quan tâm mở rộng hệ thống nhập khẩu thuốc tân dược, đầu tư hệ thống kiểm nghiệm chất lượng với lượng kinh phí hạn hẹp do nhà nước cấp, do vây không tránh khỏi sự thiếu đầu tư cho công tác phát triển dược liệu. Để xây dựng tốt qui hoạch, trước tiên cần có biện pháp tập hợp được số cán bộ có kinh nghiệm về lĩnh vực chuyên môn  này, hiểu về cây thuốc, hiểu về nhiều đặc tính hẹp của cây thuốc như: sinh thái, khả năng ứng dụng CNSH trong phát triển cây thuốc, dược lý dân tộc học, thực vật học dân tộc, công tác phát triển và bảo tồn cây thuốc, hóa thực vật cây thuốc, dược học... đặc biệt có đủ thông tin về kinh nghiệm phát triển dược liệu của các nước có điều kiện tương tự Việt Nam .
  Mục tiêu của qui hoạch là “xây dựng được một số vùng phát triển dược liệu, nuôi trồng và khai thác một số cây thuốc (56 cây trồng và 44 cây còn khả năng khai thác) cung ứng hàng năm khoảng 60.000 tấn dược liệu khô, phục vụ nhu cầu trong nước và xuât khẩu. Hiện đại hóa công nghệ chế biến và sản xuất dược liệu, xây dựng một số cơ sở chiết xuất hoạt chất, đạt 20% số hoạt chất làm thuốc vào năm 2030”.
 Trong qui hoạch vùng trồng nên dựa vào các vùng trồng truyền thống, qui hoạch mỗi vùng khoảng 500 ha, sao cho đủ 15.000 ha, vì năng suất mỗi ha khoảng 3 tấn/năm, như vậy mỗi năm ta có khoảng 45.000 tấn dược liệu trồng, cộng với khoảng 12.000 tấn khai thác tự nhiên (10% tổng số trữ lượng cây thuốc còn khả năng khai thác, để tránh nguy cơ tuyệt chủng) và khoảng 3.000 tấn dược liệu trồng tại các vùng không nằm trong qui hoạch. Tại khu vực Tây bắc nên chọn: Mai Châu, Mộc Châu, Sìn Hồ, khu đông bắc nên chọn Thông Nông, Phó Bảng, Quản Bạ, Bắc Hà, Sa Pa, khu vực đồng bằng sông Hồng nên chọn: Tân Yên, Việt Yên, Văn Giang, Gia Lộc, Tam Dương, Thanh Trì, Bắc trung bộ là: Son Bá Mười, Nga Sơn, Mường Lống, nam Trung bộ là Tuy Hòa, khu vực Tây Nguyên là: Tumorong, Eukao, Ngọc Linh, Nam Trà My, Đaknông và Đà Lạt, còn khu vực Nam Bộ là Long Thành, Bảy Núi, Thống Nhất, Trí Tôn.
  Hệ thống sản xuất thuốc dược liệu cũng cần qui hoạch, không nên xem đã qui hoạch trong hệ thống công nghiệp dược là được, vì phải gắn họ với trách nhiệm tiêu thụ thường xuyên số lượng nguyên liệu do các vùng trồng tạo ra và tránh sản xuất chồng chéo. Hiện tại cả nước đang có khoảng 300 cơ sở sản xuất thuốc YHCT, chúng ta nên tập trung đầu tư cho các cơ sở đã có kinh nghiệm như: Traphaco, OPC, Mediplantex, Dược liệu TƯ 2, Thiên Dược, DOMESCO, Daphaco, Thanh Hóa, VIME 2, Fitopharma, Nam Hà, Phúc Hưng, Thái Dương…, khuyến khích các công ty đầu tư các công nghệ cao như chiết xuất bằng khí hóa lỏng, siêu âm…
  
  Đầu tư xây dựng 2 nhà máy chế biến thuốc phiến tại Hà Nội và tp HCM, 3 nhà máy chiết xuất “cao tiêu chuẩn” tại Văn Giang, Long Thành và Đồng Tháp, cung cấp cao dược liệu đủ chất lượng cho các nhà máy sản xuất. Xây dưng 3 trung tâm kinh doanh dược liệu và thuốc YHCT đủ rộng, đủ điều kiện đảm bảo chất lượng tại Ninh Hiệp, Lạng Sơn và tp HCM, kết hợp qui hoạch lại hệ thống phân phối .
   Nhà nước cần đầu tư các chương trình nâng cao hàm lượng khoa học trong các sản phẩm dược liệu, hiện đại hóa sản xuất công nghiệp, phấn đấu đến năm 2030 chiết xuất được 200 hoạt chất, sản xuất được 30 sản phẩm QG có nguồn gốc dược liệu, xây dựng và nâng cấp 500 tiêu chuẩn dược liệu trong DĐVN. Để đạt được điều đó, cần xây dựng 2 chương trình nghiên cứu phát triển và công nghiệp hóa sản xuất và các đề án: nghiên cứu phát triển thuốc mới, đảm bảo an toàn, sản xuất cao tiêu chuẩn, bảo tồn cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc và nghiên cứu sàng lọc về thành phần hóa học và tác dụng sinh học.
  Bên cạnh đó cần qui hoạch hệ thống đào tạo nguồn nhân lực và hệ thống KCB bằng YHCT, xây dựng 2 học viện YDHCT, khoảng 5 cơ sở đào tạo tiến sỹ và cao học và 3 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP và GCP, phấn đấu đến năm 2030 chúng ta qui định được hạn sử dụng cho tất cả dược liệu và 100% vùng trồng cây thuốc đạt GACP.
                        

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background