Môn học Trò chơi kinh doanh – Học qua trải nghiệm thực tế

Đăng ngày 26/02/2016
2.148 lượt xem
Đăng ngày 26/02/2016
2.148 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Để nâng cao chất lượng đào tạo, bên cạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy thì việc bổ sung, cập nhật chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn là điều thiết yếu. Vì vậy, kể từ năm học 2015 – 2016 Khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Đại Nam, đã đưa vào chương trình đào tạo môn học mới có tên gọi “Trò chơi kinh doanh”. Điểm khác biệt của môn học này là chương trình được xây dựng dành riêng cho những sinh viên năm nhất và phương pháp học sẽ chủ yếu thông qua những trải nghiệm kinh doanh thực tế.

 

Để nâng cao chất lượng đào tạo, bên cạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy thì việc bổ sung, cập nhật chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn là điều thiết yếu. Vì vậy, kể từ năm học 2015 – 2016 Khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Đại Nam, đã đưa vào chương trình đào tạo môn học mới có tên gọi “Trò chơi kinh doanh”. Điểm khác biệt của môn học này là chương trình được xây dựng dành riêng cho những sinh viên năm nhất và phương pháp học sẽ chủ yếu thông qua những trải nghiệm kinh doanh thực tế.

Môn học Trò chơi kinh doanh được thiết kế giảng dạy với thời lượng 03 tín chỉ. Kết cấu của môn học gồm 03 phần chính:

Phần 1: Trò chơi mô phỏng

Trong phần này, giảng viên sẽ chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm tương ứng với một “công ty”, số lượng thành viên mỗi nhóm từ 5-6 sinh viên. Việc đầu tiên là mỗi “công ty” sẽ thảo luận để đặt tên cho công ty, thiết kế lô-gô, slogan và phân chia các “chức danh” trong công ty mình, ví dụ: Giám đốc, Trưởng Phòng kinh doanh, Kế toán trưởng, nhân viên kinh doanh. Sau khi các công ty được thành lập sẽ tiến hành phân loại thành 2 nhóm: nhóm các công ty sản xuất và nhóm các công ty thương mại.

Biển tên công ty – lô gô và slogan do sinh viên thiết kế

Đúng như tên gọi của môn học, các công ty sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh với thị trường giả định là kinh doanh mũ. Các công ty sản xuất sẽ nghiên cứu để thiết kế ra những chiếc mũ hợp thời trang, độc đáo. Còn các công ty thương mại sẽ tìm cách mua lại các sản phẩm đó để bán lại cho khách hàng. Khách hàng ở đây chính là các công ty khác và khách hàng cuối cùng – người quản trò. Người quản trò đóng nhiều vai trò khác nhau: khách hàng, ngân hàng, nhà tư vấn, kiểm toán, thu thuế thu nhập doanh nghiệp, kiểm định chất lượng...

Sinh viên tham gia trò chơi mô phỏng trên lớp

Thông qua các kỳ kinh doanh trên lớp, các công ty sẽ phải tự mình tiến hành và trải nghiệm quy trình kinh doanh bao gồm dự báo thị trường (mua dự báo từ nhà tư vấn); mua bảo hiểm rủi ro, lập kế hoạch kinh doanh (tính toán các loại chi phí, bán số lượng bao nhiêu, giá bán như thế nào để đạt điểm hòa vốn và có lãi); thiết kế và sản xuất sản phẩm; đàm phán ký kết hợp đồng với các công ty khác và với khách hàng cuối cùng; kiểm soát rủi ro qua vòng quay bánh xe thị trường; quảng cáo bán hàng để làm gia tăng giá bán sản phẩm; thu tiền hành, thanh toán các khoản chi phí; lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán.

Qua phần này, sinh viên được trải nghiệm và tiếp cận với các thuật ngữ kinh doanh cơ bản như: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, marketing, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, dự báo thị trường, các rủi ro có thể gặp phải, quảng cáo bán hàng, quản lý tiền mặt, thiết kế sản phẩm, xây dựng bộ nhận diện doanh nghiệp, báo cáo hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thực hành kỹ năng đàm phán trong kinh doanh...

Phần 2: Giao lưu với doanh nhân

Nhằm khơi dậy niềm đam mê kinh doanh trong sinh viên ngành QTKD và giúp các em sinh viên năm nhất có cái nhìn thực tế, Khoa QTKD đã mời một số diễn giả là các doanh nhân thành đạt về giao lưu, chia sẻ.  Tại các buổi giao lưu, các diễn giả đã chia sẻ những bài học khởi nghiệp, những khó khăn và cả sự thất bại trong quá trình kinh doanh. Các diễn giả cũng dành thời lượng đáng kể để trả lời câu hỏi giao lưu của các em sinh viên.

Anh Trạm (chủ sở hữu thương hiệu Sàn tre Ali) chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp với sinh viên

Anh Thiệp (Nguyên Giám đốc bán hàng khu vực Miền bắc Coca-Cola) chia sẻ lộ trình lập nghiệp của sinh viên QTKD sau khi ra trường

Chị Hải (Giám đốc nhân sự Công ty cổ phần Thực phẩm Đức Việt) chia sẻ về chủ đề tuyển dụng nhân sự ngành QTKD

Ngoài ra, trong phần này các em sinh viên còn được giao nhiệm vụ chuẩn bị một bài thuyết trình về gương doanh nhân thực tế. Đây là hoạt động giúp các em sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm thuyết trình trước đám đông, cũng là cách để các em thêm yêu thích kinh doanh và tích lũy cho mình những bài học kinh nghiệm qua những gương doanh nhân.

Phần 3: Kinh doanh thực tế

Nếu như nhóm “công ty kinh doanh”, thực hiện kinh doanh trên lớp bằng “tiền ảo” thì ở phần 3 sẽ được kinh doanh bằng tiền thực, với số tiền không quá một triệu đồng. Nhóm các công ty sẽ được thảo luận, lựa chọn và lên phương án kinh doanh của riêng mình. Các phương án kinh doanh sẽ được các giảng viên thẩm định, góp ý trước khi thông qua. Nội dung này giúp các em có sự trải nghiệm thực tế, áp dụng một phần kiến thức trên lớp để tiến hành kinh doanh thực tế. Ngoài ra, nội dung này còn kỳ vọng sẽ giúp các em thêm mạnh dạn khi tiếp cận môi trường kinh doanh thực tế.

Kết thúc đợt kinh doanh thực tế, các công ty sẽ làm slide để báo cáo kết quả kinh doanh, chia sẻ kinh nghiệm và niềm đam mê kinh doanh của mình trước lớp. Như vậy, thêm một lần nữa các em sinh viên có cơ hội luyện tập khả năng thuyết trình trước đám đông. Đây là cơ sở để các em hình thành cho mình các kỹ năng cần thiết đối với người học ngành Quản trị kinh doanh.

Rất nhiều nhóm sinh viên của hai lớp QTKD 09-01 và 09-02 đã đi trải nghiệm hoạt động kinh doanh thực tế như: đánh giày, bán trà đá để kiếm tiền. Sau một thời gian các nhóm đều thu được những khoản lợi nhuận nhất định. Thông qua đó, các em sinh viên đã có những định hình, khái niệm và cái nhìn nhất định về “kinh doanh”, các em biết cách lên kế hoạch hay việc tiến hành hoạt động kinh doanh sẽ gặp phải những rủi ro như thế nào? Điều quan trọng nhất là các em sinh viên đã có trải nghiệm thực tế và thành quả từ chính sức lao động của mình, giúp các em vận dụng vào môn học một cách hữu ích nhất.

TS. Trần Văn Trang trao giải thưởng 500 000đ cho nhóm có thành tích kinh doanh thực tế tốt nhất

Chúng tôi tin rằng, nếu sinh viên QTKD của Đại học Đại Nam dám vượt qua mọi sự sợ hãi, sự e ngại, sự bao bọc của gia đình để đánh giầy kiếm tiền ngày hôm nay, ngày mai các em sẽ trở thành những doanh nhân dám dấn thân, dám làm tất cả để thực hiện hoài bão và đam mê kinh doanh của mình.

Thạc sĩ Dương Minh Tú – Giảng viên khoa QTKD


Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background