Một Số Yếu Tố Quan Trọng Quyết Định Đến Khả Năng Nghe Tiếng Anh (Important Factors in Developing English Listening Comprehension Skills)
Đăng ngày 04/03/2016
1.800 lượt xem

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tầm quan trọng của tiếng Anh là không thể phủ nhận và bỏ qua vì nó được dùng phổ biến trong mọi lĩnh vực trên thế giới. Trong bối cảnh đó, việc dạy và học tiếng Anh được quan tâm chú trọng ở Việt Nam nói chung, và đặc biệt là ở trường Đại Học Đại Nam.Trong bốn kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh, kỹ năng Nghe và Nói được tập trung coi trọng chú ý phát triển cho sinh viên nhiều nhất.
Ths.Vũ Thi Thanh Mai
Khoa Ngoại ngữ - Đại học Đại Nam
Khoa Ngoại ngữ - Đại học Đại Nam
I. Đặt vấn đề
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tầm quan trọng của tiếng Anh là không thể phủ nhận và bỏ qua vì nó được dùng phổ biến trong mọi lĩnh vực trên thế giới. Trong bối cảnh đó, việc dạy và học tiếng Anh được quan tâm chú trọng ở Việt Nam nói chung, và đặc biệt là ở trường Đại Học Đại Nam.Trong bốn kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh, kỹ năng Nghe và Nói được tập trung coi trọng chú ý phát triển cho sinh viên nhiều nhất. Kinh nghiệm giảng dạy và những trao đổi của chúng tôi với sinh viên cho thấy nghe hiểu là một trong những kỹ năng tương đối khó để nắm bắt và nâng cao đối với người học tiếng Anh, đặc biệt ở giai đoạn đầu. Một số yếu tố quan trọng được phân tích sau đây hy vọng sẽ giúp nâng cao khả năng nghe hiểu của sinh viên khi học Tiếng Anh.
B. Một số yếu tố quan trọng khi nghe hiểu tiếng Anh
1. Từ vựng
Theo Grabe (1991) việc mở rộng từ vựng (Vocabulary development) là một yếu tố quan trọng đóng góp cho việc phát triển ngôn ngữ trong học ngoại ngữ. Việc thiếu vốn từ (lack of vocabulary) là một trở ngại lớn cho sinh viên trong quá trình học tiếng Anh nói chung và kỹ năng nghe nói riêng. Các bạn sinh viên nên cải thiện bằng cách nghe lại từ nhiều lần trong một câu hoặc trong các câu khác nhau trong một bài. Khi nghe và hiểu nghĩa từ trong câu cụ thể, các bạn sẽ thuộc từ và thuộc luôn cả câu và có thể sử dụng lại cấu trúc của câu đó sau này. Khi nghe thấy từ mới, các bạn không nên tra từ điển ngay. Thay vào đó, các bạn hãy tìm mọi cách đoán nghĩa từ. Chúng ta có thể đoán từ bằng cách tìm sự tương quan của từ trong cả câu dựa theo chủ đề của bài, hoặc các mối liên quan khác như các chi tiết, đồ vật…. xuất hiện trong bài nghe. Đoán từ và nâng vốn từ bằng cách lặp đi lặp lại các từ trong những ví dụ khác nhau là hai cách dễ dàng giúp các bạn tăng vốn từ để cải thiện kỹ năng nghe của mình.
2. Nghe theo ngữ cảnh (Listen for Context)
Nghe theo ngữ cảnh là gì? Hãy tưởng tượng trong bài nghe có đoạn : "... I bought this great tuner at JR's. It was really cheap and now I can finally listen to National Public Radio broadcasts." Có thể ban đầu bạn không hiểu “tuner” nghĩa là gì. Nếu bạn quá tập trung vào tìm hiểu nghĩa của từ “tuner” có thể bạn sẽ cảm thấy bế tắc. Tuy nhiên, nếu bạn đưa từ “tuner” vào ngữ cảnh bạn có thể hiểu được một cách dễ dàng. Trong trường hợp này, từ bought là dạng quá khứ của động từ của buy (mua), còn từ listen thì dễ hiểu rồi. Như vậy, bạn có thể hiểu He bought something - the tuner?- to listen to the radio (anh ta mua “tuner” để nghe đài) vậy “tuner” phải là một loại “thiết bị” (bộ tăng âm) dùng để hỗ trợ việc nghe, từ “tuner” chỉ góp phần xây dựng chứ không quyết định thông tin của câu. Trên đây chỉ là một ví dụ đơn giản minh họa cho việc bạn cần tập trung vào từ mà bạn biết chứ không phải từ bạn không biết.
3. Nghe theo từ khóa (Listen for Keywords)
Nhìn chung, không ai có thể nghe và hiểu hết được tất cả các từ của một câu, nhất là câu dài. Sử dụng từ khóa (thường là động từ. danh từ, tính từ, trạng từ) hay cụm từ khóa giúp bạn hiểu được ý chính của bài. Ví dụ, khi nghe câu, chẳng hạn, “I went on a business trip to New York last year” nếu bạn biết tập trung vào nghĩa của các từ "New York", "business", "last" bạn có thể đoán rằng người ta đang nói về chuyến đi công tác năm ngoái tới New York và xoay quanh chủ đề “chuyến công tác” này nếu biết tập trung vào các từ khóa, có thể nói rằng, bạn sẽ hiểu được ý chính của bài nghe và từ đó bạn có thể hiểu được chi tiết của nội dung bài nghe này.
4. Mở rộng kiến thức cơ bản (Enhancing background knowledge)
Kiến thức nền hay kiến thức cơ bản đóng một vai trò quan trong trong quá trình Nghe hiểu. Một số nhà nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng kiến thức nền (cơ bản) về một chủ đề nào đó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nghe hiểu (Stahl, Hare,Sinatra, & Gregory, 1991; Stahl & Jacobson, 1986; Stahl, Jacobson,Davis, & Davis, 1989). Các nghiên cứu của những tác giả này cho thấy kiến thức của sinh viên về chủ đề của bài nghe nhiều bao nhiêu thì khả năng hiểu bài nghe của họ càng cao bấy nhiêu. Người học Tiếng Anh có thể biết tất cả các từ trong bài nghe, nhưng nếu kiến thức nền của họ về chủ đề của bài nghe đó không có hay có rất ít thì khả năng nghe hiểu của họ sẽ rất bị hạn chế. Để mở rộng kiến thức cơ bản phục vụ cho nghe hiểu các bạn nên tăng cường đọc và nghe nhiều thông tin về các lĩnh vực khác nhau phục vụ nhu cầu giải trí và hiểu biết của bản thân trong các điều kiện cho phép.
III. Thay cho lời kết
Nghe hiểu tiếng Anh không quá khó như một số người học tiếng Anh thường nghĩ. Bốn yếu tố cơ bản nêu trên hy vọng giúp sinh viên các bạn phát triển và củng cố kỹ năng Nghe hiểu tiếng Anh trong quá trình học, trong giao tiếp hàng ngày cũng như khi các bạn áp dụng trong công việc sau này. Các bạn hãy áp dụng những chia sẻ nêu trên và bổ sung thêm kinh nghiệm nghe hiểu của mình để có kết quả tốt hơn trong học tập cũng như cho công việc sau này. Chúc các bạn học tốt!
Tài liệu tham khảo
1. Grabe, William. (1991). Current developmentsin second language reading research.
2. Stahl, S. A., & Jacobson, M. G. (1986).Vocabulary difficulty, prior knowledge, and text comprehension. Journal of Reading Behavior, 18 309-324
3. Stahl, S. A., Jacobson, M. G., Davis, C. E., & Davis, R. (1989). Prior knowledge and difficult vocabularyin the comprehension of unfamiliar text. Reading Research Quarterly, 24, 27-43.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tầm quan trọng của tiếng Anh là không thể phủ nhận và bỏ qua vì nó được dùng phổ biến trong mọi lĩnh vực trên thế giới. Trong bối cảnh đó, việc dạy và học tiếng Anh được quan tâm chú trọng ở Việt Nam nói chung, và đặc biệt là ở trường Đại Học Đại Nam.Trong bốn kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh, kỹ năng Nghe và Nói được tập trung coi trọng chú ý phát triển cho sinh viên nhiều nhất. Kinh nghiệm giảng dạy và những trao đổi của chúng tôi với sinh viên cho thấy nghe hiểu là một trong những kỹ năng tương đối khó để nắm bắt và nâng cao đối với người học tiếng Anh, đặc biệt ở giai đoạn đầu. Một số yếu tố quan trọng được phân tích sau đây hy vọng sẽ giúp nâng cao khả năng nghe hiểu của sinh viên khi học Tiếng Anh.
B. Một số yếu tố quan trọng khi nghe hiểu tiếng Anh
1. Từ vựng
Theo Grabe (1991) việc mở rộng từ vựng (Vocabulary development) là một yếu tố quan trọng đóng góp cho việc phát triển ngôn ngữ trong học ngoại ngữ. Việc thiếu vốn từ (lack of vocabulary) là một trở ngại lớn cho sinh viên trong quá trình học tiếng Anh nói chung và kỹ năng nghe nói riêng. Các bạn sinh viên nên cải thiện bằng cách nghe lại từ nhiều lần trong một câu hoặc trong các câu khác nhau trong một bài. Khi nghe và hiểu nghĩa từ trong câu cụ thể, các bạn sẽ thuộc từ và thuộc luôn cả câu và có thể sử dụng lại cấu trúc của câu đó sau này. Khi nghe thấy từ mới, các bạn không nên tra từ điển ngay. Thay vào đó, các bạn hãy tìm mọi cách đoán nghĩa từ. Chúng ta có thể đoán từ bằng cách tìm sự tương quan của từ trong cả câu dựa theo chủ đề của bài, hoặc các mối liên quan khác như các chi tiết, đồ vật…. xuất hiện trong bài nghe. Đoán từ và nâng vốn từ bằng cách lặp đi lặp lại các từ trong những ví dụ khác nhau là hai cách dễ dàng giúp các bạn tăng vốn từ để cải thiện kỹ năng nghe của mình.
2. Nghe theo ngữ cảnh (Listen for Context)
Nghe theo ngữ cảnh là gì? Hãy tưởng tượng trong bài nghe có đoạn : "... I bought this great tuner at JR's. It was really cheap and now I can finally listen to National Public Radio broadcasts." Có thể ban đầu bạn không hiểu “tuner” nghĩa là gì. Nếu bạn quá tập trung vào tìm hiểu nghĩa của từ “tuner” có thể bạn sẽ cảm thấy bế tắc. Tuy nhiên, nếu bạn đưa từ “tuner” vào ngữ cảnh bạn có thể hiểu được một cách dễ dàng. Trong trường hợp này, từ bought là dạng quá khứ của động từ của buy (mua), còn từ listen thì dễ hiểu rồi. Như vậy, bạn có thể hiểu He bought something - the tuner?- to listen to the radio (anh ta mua “tuner” để nghe đài) vậy “tuner” phải là một loại “thiết bị” (bộ tăng âm) dùng để hỗ trợ việc nghe, từ “tuner” chỉ góp phần xây dựng chứ không quyết định thông tin của câu. Trên đây chỉ là một ví dụ đơn giản minh họa cho việc bạn cần tập trung vào từ mà bạn biết chứ không phải từ bạn không biết.
3. Nghe theo từ khóa (Listen for Keywords)
Nhìn chung, không ai có thể nghe và hiểu hết được tất cả các từ của một câu, nhất là câu dài. Sử dụng từ khóa (thường là động từ. danh từ, tính từ, trạng từ) hay cụm từ khóa giúp bạn hiểu được ý chính của bài. Ví dụ, khi nghe câu, chẳng hạn, “I went on a business trip to New York last year” nếu bạn biết tập trung vào nghĩa của các từ "New York", "business", "last" bạn có thể đoán rằng người ta đang nói về chuyến đi công tác năm ngoái tới New York và xoay quanh chủ đề “chuyến công tác” này nếu biết tập trung vào các từ khóa, có thể nói rằng, bạn sẽ hiểu được ý chính của bài nghe và từ đó bạn có thể hiểu được chi tiết của nội dung bài nghe này.
4. Mở rộng kiến thức cơ bản (Enhancing background knowledge)
Kiến thức nền hay kiến thức cơ bản đóng một vai trò quan trong trong quá trình Nghe hiểu. Một số nhà nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng kiến thức nền (cơ bản) về một chủ đề nào đó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nghe hiểu (Stahl, Hare,Sinatra, & Gregory, 1991; Stahl & Jacobson, 1986; Stahl, Jacobson,Davis, & Davis, 1989). Các nghiên cứu của những tác giả này cho thấy kiến thức của sinh viên về chủ đề của bài nghe nhiều bao nhiêu thì khả năng hiểu bài nghe của họ càng cao bấy nhiêu. Người học Tiếng Anh có thể biết tất cả các từ trong bài nghe, nhưng nếu kiến thức nền của họ về chủ đề của bài nghe đó không có hay có rất ít thì khả năng nghe hiểu của họ sẽ rất bị hạn chế. Để mở rộng kiến thức cơ bản phục vụ cho nghe hiểu các bạn nên tăng cường đọc và nghe nhiều thông tin về các lĩnh vực khác nhau phục vụ nhu cầu giải trí và hiểu biết của bản thân trong các điều kiện cho phép.
III. Thay cho lời kết
Nghe hiểu tiếng Anh không quá khó như một số người học tiếng Anh thường nghĩ. Bốn yếu tố cơ bản nêu trên hy vọng giúp sinh viên các bạn phát triển và củng cố kỹ năng Nghe hiểu tiếng Anh trong quá trình học, trong giao tiếp hàng ngày cũng như khi các bạn áp dụng trong công việc sau này. Các bạn hãy áp dụng những chia sẻ nêu trên và bổ sung thêm kinh nghiệm nghe hiểu của mình để có kết quả tốt hơn trong học tập cũng như cho công việc sau này. Chúc các bạn học tốt!
Tài liệu tham khảo
1. Grabe, William. (1991). Current developmentsin second language reading research.
2. Stahl, S. A., & Jacobson, M. G. (1986).Vocabulary difficulty, prior knowledge, and text comprehension. Journal of Reading Behavior, 18 309-324
3. Stahl, S. A., Jacobson, M. G., Davis, C. E., & Davis, R. (1989). Prior knowledge and difficult vocabularyin the comprehension of unfamiliar text. Reading Research Quarterly, 24, 27-43.
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh
36 ngành đào tạo
thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
