Muôn mặt người thầy và những “ám ảnh” đến hết cuộc đời

Không phải ngẫu nhiên mà Nhà sử học, nhà báo và nhà tiểu thuyết người Mỹ Henry Brooks Adams nói: “Ảnh hưởng của người Thầy là vĩnh cửu, ta không thể biết được khi nào thì ảnh hưởng dấy dừng”. Để thấy được, cùng là một tình huống nhưng cách ứng xử khác nhau sẽ cho hiệu quả giáo dục khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ một số câu chuyện trái chiều về nghề giáo để tất cả chúng ta cùng suy ngẫm về ảnh hưởng lớn lao của người thầy với học trò là như thế nào?
Câu chuyện thứ nhất
Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời phổ thông của mình. Anh ta bước đến đến chào hỏi bằng tất cả sự kính trọng:
- Em chào thầy! Thầy có nhớ em không ạ?
- Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào.
- Thưa thầy, hồi lớp 10, em là học sinh của thầy. Một bạn trong lớp có một chiếc đồng hồ rất đẹp, em rất thích và đã ăn trộm nó. Thầy đã bắt chúng em đứng quay mặt vào tường và nhắm mắt lại. Thầy soát từng chiếc túi và khi lấy chiếc đồng hồ từ túi của em, thầy tiếp tục soát đến túi của bạn cuối cùng. Xong xuôi, thầy kêu chúng em mở mắt ra và thầy ngồi xuống ghế. Giây phút đó em thật sự lo sợ là thầy sẽ bêu tên em ra trước các bạn. Tuy nhiên, thầy đã không nêu tên người ăn cắp chiếc đồng hồ. Thầy không nói với em một lời nào và cũng không bao giờ đề cập chuyện đó với bất cứ ai.
Tình yêu thương, sự vị tha, bao dung, tận tâm tận lực của người thầy là giá trị trường tồn của giáo dục.
- Thầy không thể nào nhớ được ai đã lấy cắp cái đồng hồ ngày đó, bởi vì khi thầy soát túi các em, thầy cũng... nhắm mắt! Thầy nghĩ rằng việc lấy chiếc đồng hồ đó là một hành động nhất thời bồng bột của các em. Thầy không muốn hành vi đó lưu lại trong trí nhớ của các em như một vết nhơ mà muốn đó như là một bài học để rút kinh nghiệm. Cho nên tốt nhất thầy không nên biết người đó là ai và cũng không nên nhắc lại việc đó vì thầy tin rằng, em nào đã lấy sẽ tự biết sửa đổi để trở thành người tốt hơn.
Vậy là trong suốt cuộc đời đi học, không một ai biết anh đã từng ăn cắp đồng hồ. Ngày hôm đó, cách hành xử vị tha, nhân văn của thầy giáo chủ nhiệm đã cứu vớt danh dự, nhân phẩm của anh. Và cũng kể từ đó, anh không bảo giờ bị cám dỗ nữa. Sau rất nhiều năm, cậu tự tin nói rằng tất cả những gì cậu có được ngày hôm nay đều nhờ ơn thầy giáo chủ nhiệm năm lớp 10.
Tại ĐH Đại Nam, mỗi cán bộ giảng viên đều thấm nhuần tư tưởng: "Việc gì làm hại đến người học dù nhỏ nhất cũng kiên quyết không làm, việc gì tốt nhất cho người học thì hết lòng hết sức..."
Câu chuyện thứ 2:
Cũng là tình huống mất đồ như câu chuyện thứ nhất nhưng ngay khi được trình báo, cô giáo chủ nhiệm đã giữ tất cả các thành viên trong lớp lại, cho tổ trưởng lục hết cặp của học sinh này đến học sinh khác. Và khi phát hiện được học sinh lấy cắp, cô đã không kiềm được giận dữ, quát lớn: “Tại sao như thế? Đồ… ăn cắp”. Không dừng lại ở đó, cô bắt học sinh đó viết bản kiểm điểm, báo về gia đình và bêu tên toàn trường trong lễ chào cờ đầu tuần.
Cách hành xử của cô chủ nhiệm năm xưa cho đến tận bây giờ vẫn là nhát dao cứa sâu vào tim trò, cho dù trò có lỗi và nó cũng là nỗi ám ảnh theo cậu học sinh đó đến hết cuộc đời”.
Tình thầy trò là "đặc sản" làm nên thương hiệu của DNU.
Câu chuyện thứ 3:
Ở một lớp học nọ có một học sinh tên là Hồng Đức. Một hôm thầy gọi cậu học trờ này lên bảng, không may hôm ấy cậu không thuộc bài. Thầy mỉa mai: “Em tên là Hồng Đức à, em có biết Hồng Đức tức là gì không? Tức là Đừng Hốc đó”. Sau rất nhiều năm, người bạn ấy vẫn bị ám ảnh với câu nói của thầy và luôn âm thầm dõi theo cuộc đời của thầy. Khi chứng kiến rất nhiều biến cố, đổ vỡ trong cuộc đời của người thầy giáo năm nào, dù không hả hê, người bạn ấy chỉ thấy ái ngại cho cuộc đời người thày giáo đó!
Câu chuyện thứ 4:
Đó là câu chuyện đang gây xôn xao trên MXH những ngày gần đây. Một nữ sinh lớp 10 ở An Giang đã uống thuốc tự tử trong khu vực nhà vệ sinh của trường để minh chứng mình không vi phạm như quyết định kỷ luật của trường. Chưa cần biết phải trái ra sao nhưng riêng cách xử lí của cô chủ nhiệm sau cái chết hụt của em học sinh cũng làm cho chúng ta rất phẫn nộ…
Ảnh hưởng của người Thầy là vĩnh cửu, ta không thể biết được khi nào thì ảnh hưởng dấy dừng”.
Vâng! Không phải ngẫu nhiên mà Nhà sử học, nhà báo và nhà tiểu thuyết người Mỹ Henry Brooks Adams nói: “Ảnh hưởng của người Thầy là vĩnh cửu, ta không thể biết được khi nào thì ảnh hưởng dấy dừng”. Để thấy được, cùng là một tình huống nhưng cách ứng xử khác nhau sẽ cho hiệu quả giáo dục khác nhau. Xin hãy chọn cách nói, cách hành xử để mang lại hiệu quả giáo dục, làm “ấm người như vải lụa” thay vì chọn lời nói có thể gây tổn thương, làm người “đau như gươm giáo” như lời răn của nhà triết học Trung Quốc cổ đại Tuân Tử.
Thu Hòe (Tổng hợp)