Ngành Du lịch Việt báo động thiếu hụt 870.000 lao động

Đăng ngày 01/07/2016
2.465 lượt xem
Đăng ngày 01/07/2016
2.465 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Những năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn ở châu Á, đón tiếp trung bình hơn 6 triệu lượt khách quốc tế mỗi năm, đóng góp hơn 13,1% cho GDP quốc gia. Những con số này cho thấy nhu cầu về nhân lực cho ngành du lịch Việt Nam là rất lớn.
Những năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn ở châu Á, đón tiếp trung bình hơn 6 triệu lượt khách quốc tế mỗi năm, đóng góp hơn 13,1% cho GDP quốc gia. Những con số này cho thấy nhu cầu về nhân lực cho ngành du lịch Việt Nam là rất lớn.

Ngành Du lịch đang lên ngôi ở Việt Nam
Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang.
Nhận thấy nước ta có có tiềm năng du lịch rất đa dạng và phong phú: từ danh lam thắng cảnh đến con người và văn hóa Việt Nam, năm 2001, du lịch Việt Nam đã được Chính phủ quy hoạch, định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Từ đó đến nay, ngành Du lịch Việt đã có những bước tiến vượt bậc, đem lại nguồn thu lớn cho kinh tế nước nhà. Đặc biệt, năm 2015 được đánh giá là năm lên ngôi của du lịch Việt khi đoàn làm phim của đài truyền hình ABC - hãng truyền thông lớn nhất thế giới - đã đến hang Sơn Đoòng (Quảng Bình, Việt Nam) để thực hiện phóng sự truyền hình trực tiếp cho chương trình ‘Good morning America’. Ngay khi được phát sóng, dư luận thế giới đã chấn động về vẻ đẹp kỳ vĩ của hang Sơn Đoòng – hang động được Sách kỷ lục Guinness ghi nhận là lớn nhất thế giới.
Năm 2015 cũng chứng kiến nhiều đoàn làm phim Hollywood đã đến Việt Nam để tìm bối cảnh quay cho các bộ phim bom tấn, nhiều ngôi sao nổi tiếng nước ngoài đến Việt Nam để nghỉ dưỡng, khám phá cảnh quan, ẩm thực, văn hóa… Điều này đã góp phần quảng bá các danh lam thắng cảnh của Việt Nam đến bạn bè thế giới, thu hút thêm hàng trăm ngàn người khắp nơi trên thế giới book tour tham quan các hang động của Việt Nam. Dự báo đến năm 2020 là ngành Du lịch nước ta sẽ thu hút 11-12 triệu khách quốc tế; 45-48 triệu khách nội địa. Doanh thu từ du lịch dự kiến sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020.

 
Sinh viên Đại Nam được đào tạo thực hành ngay từ năm nhất
 
Nhân lực ngành Du lịch: Cung không đủ cầu
Sự phát triển nhanh chóng của du lịch Việt kéo theo nhu cầu về nhân lực cho ngành này cũng tăng cao. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Du lịch, số lượng lao động làm việc trong ngành du lịch tăng 300-400 nghìn người mỗi năm. Hiện nay, ngành này đang có khoảng 500.000 lao động trực tiếp và hơn 1 triệu lao động gián tiếp. Dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho biết, từ giờ đến năm 2020, ngành du lịch nước ta cần tới 870.000 lao động. Điều này chứng tỏ ngành Du lịch là “mảnh đất màu mỡ” cho người lao động Việt Nam.
Theo đánh giá chung của Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch Việt Nam, chất lượng nguồn nhân lực trong ngành Du lịch - Khách sạn Việt Nam hiện nay mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cơ bản của ngành dịch vụ nói chung, chứ chưa đáp ứng được chuẩn quốc tế. Đặc biệt, trong khu vực dịch vụ cao cấp - tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao trở lên, nhân lực Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu trong môi trường có tính cạnh tranh cao, còn thiếu nhiều ở kỹ năng quản trị toàn cầu và quản trị chuỗi giá trị đặc thù của ngành. 
Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn nhu cầu lao động đối với ngành du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép trường Đại học Đại Nam được mở ngành “Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành”, Khoa Du lịch được lãnh đạo nhà trường giao nhiệm vụ đào tạo mã ngành nói trên kể từ niên khóa 2016-2017.

Sinh viên Đại Nam được đào tạo thực hành ngay từ năm nhất

Khoa Du lịch của Trường sở hữu đội ngũ cán bộ, giảng viên giàu trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn, là những chuyên gia đầu ngành về du lịch như:
- Trưởng khoa - TS. Vũ Đình Thụy đã từng giữ các chức vụ Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy Công ty Du lịch và Thương mại Hà Nội; Cố vấn tham mưu chiến lược phát triển kinh tế, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội; …
- Phó trưởng khoa - TS. Bùi Thị Nga từng giữ các chức vụ Phó giám đốc Công ty Du lịch và Dịch vụ Hà Nội; Giám đốc Nhà hàng Sofia; Giám đốc Công ty Du lịch Dịch vụ Hy vọng Hà Nội, Phó giám đốc Sở Du lịch Hà Nội...
Sinh viên ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành sẽ được đào tạo theo tiêu chuẩn của ASEAN và EU, kết hợp đào tạo lý thuyết đi đôi với thực hành theo tỉ lệ 50-50. Khoa chú trọng việc tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập (có thể có thù lao) tại các cơ sở khách sạn – lữ hành hợp tác với trường Đại học Đại Nam ngay trong quá trình học, đảm bảo sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động về kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp, ngoại ngữ và tính chuyên nghiệp.
Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và chương trình đào tạo khoa học, Khoa Du lịch trường Đại học Đại Nam tự tin có thể đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế trong ngành du lịch, lữ hành, khách sạn và hướng dẫn du lịch.



 

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background