Nhân lực ngành công nghệ thông tin khi hội nhập cộng đồng kinh tế Asean

Đăng ngày 28/08/2015
4.636 lượt xem
Đăng ngày 28/08/2015
4.636 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Singapore, Việt Nam, Thái Lan… là một trong các quốc gia giàu tiềm năng phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin. Vì vậy các quốc gia ASEAN cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Công nghệ thông tin để lấp đầy khoảng trống và hạn chế những tồn tại về nhân lực để nâng cao sức cạnh tranh cho các quốc gia trong khu vực trên thị trường Công nghệ thông tin quốc tế.

Singapore, Việt Nam, Thái Lan… là một trong các quốc gia giàu tiềm năng phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin. Vì vậy các quốc gia ASEAN cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Công nghệ thông tin để lấp đầy khoảng trống và hạn chế những tồn tại về nhân lực để nâng cao sức cạnh tranh cho các quốc gia trong khu vực trên thị trường Công nghệ thông tin quốc tế.

Đọc thêm:
Những ngành học HOT trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế ASEAN

 


Công nghệ thông tin đi vào đời sống

Trong thời đại bùng nổ công nghệ kỹ thuật số, ngành nghề, lĩnh vực hay hoạt động nào trong xã hội hiện đại cũng cần tới sự góp mặt của Công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin cùng sự phát triển của internet, thương mại điện tử đang trở thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, nó thúc đẩy các ngành sản xuất dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới, và đặc biệt quan trọng với các nước đang phát triển. Công nghệ thông tin là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Mạng thông tin là môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là phương tiện quan trọng để quảng bá và nhân rộng nhanh vốn tri thức, động lực của sự phát triển, thúc đẩy phát triển dân chủ trong xã hội, phát triển năng lực của con người.
Cụ thể, đó chính là nhu cầu đối với sản phẩm của ngành này vô cùng lớn và ngày càng tăng. Sự hiện diện của ngành Công nghệ thông tin lan rộng và phủ sóng từ ngân hàng, tới hàng không, từ viễn thông tới cả những lĩnh vực như an ninh quốc phòng, ở đâu ứng dụng của CNTT cũng vô cùng quan trọng. Vì vậy, để vận hành, phát triển các hệ thống và các ứng dụng công nghệ thông tin, đòi hỏi một nguồn nhân lực rất lớn và vẫn còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

Thiếu và yếu nhân lực ngành công nghệ thông tin

Tại Việt Nam, theo ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, “hiện trạng nguồn nhân lực Công nghệ thông tin Việt Nam đang ở trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu”. Với 250.000 kỹ sư Công nghệ thông tin bao gồm cả công nghiệp phần mềm, phần cứng, dịch vụ và nội dung số, tốc độ tăng trưởng trung bình vẫn từ 25-35 %, tuy nhiên nguồn nhân lực lại thiếu ở lĩnh vực phần mềm, dịch vụ Công nghệ thông tin. Chỉ có khoảng 13% chuyên gia cung cấp các giải pháp tổng thể, chuyên gia có thể thiết kế hệ thống, phần mềm, có các chứng chỉ quốc tế về Công nghệ thông tin .

Trải nghiệm công nghệ với Đại học Đại Nam

Một trong những đặc điểm để đào tạo tốt ngành công nghệ thông tin, sinh viên cần phải có tư duy nhạy bén, tư duy logic, khả năng làm việc độc lập. Bên cạnh đó, để học tốt ngành công nghệ thông tin thì sinh viên còn phải trang bị cho mình kiến thức về ngoại ngữ và cần phải có các kỹ năng mềm để trình bày ý tưởng của mình trước khách hàng.
Để giúp cho sinh viên có thể hòa nhập với công nghệ thông tin tiên tiến trên thế giới, sinh viên Đại học Đại Nam không chỉ được học tập tại các phòng thực hành mà còn được giao lưu tại các đơn vị là các trường đại học, Viện nghiên cứu Công nghệ thông tin hàng đầu trong nước như:  ĐHBKHN, ĐHQGHN, Viện Khoa học Việt Nam và các trường Đại học khác; với các tập đoàn đào tạo Công nghệ thông tin hàng đầu thế giới như Aptech, NIIT,..;  với các công ty sản xuất và kinh doanh dịch vụ phần mềm hàng đầu như IBM Vietnam, Microsoft Vietnam, FPT, CMC, VietSoftware,... ; với Hội tin học Việt Nam - VAIP, Câu lạc bộ Mã nguồn mở Việt Nam – VFOSSA; với các doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ thông tin như Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (vccorp);


Chương trình đào tạo của trường được xây dựng mang tính thời đại và được liên tục cập nhật phù hợp với nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn, nắm bắt được xu hướng phát triển của Công nghệ thông tin trong tương lai. Chương trình đào tạo vừa tuân thủ  các quy định của Bộ GD&ĐT, vừa cập nhật những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới.

Ngoài việc xây dựng đội ngũ các nhà cố vấn uy tín, trình độ cao là các nhà khoa học - chuyên gia công nghệ - nhà hoạch định chiến lược Công nghệ thông tin có uy tín hàng đầu ở trong nước và quốc tế thì Đại học Đại Nam còn xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ cao, đạo đức nghề nghiệp tốt, chuyên môn vững vàng. Đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng có trình độ cao, tâm huyết với nghề nghiệp và sinh viên; có đội ngũ các cộng tác viên là các cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy tại các viện và các trường đại học lớn trong nước.

 Thu Dung

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background