Những quy định pháp lý gắn với quá trình hình thành và phát triển của các công ty tài chính ở Việt Nam
Đăng ngày 01/04/2016
14.241 lượt xem

Ở Việt Nam, Công ty tài chính (CTTC) thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tính đến 31/12/2015, Việt Nam có 17 CTTC với các hình thức sở hữu khác nhau. Cũng giống như các ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tín dụng (TCTD) khác, các CTTC ở Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm và cũng là đối tượng của tiến trình tái cơ cấu các TCTD ở Việt Nam.
TS. Nguyễn Thị Hương Lan
Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Đại Nam
Ở Việt Nam, Công ty tài chính (CTTC) thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tính đến 31/12/2015, Việt Nam có 17 CTTC với các hình thức sở hữu khác nhau. Cũng giống như các ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tín dụng (TCTD) khác, các CTTC ở Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm và cũng là đối tượng của tiến trình tái cơ cấu các TCTD ở Việt Nam. Tuy đã hiện diện ở Việt Nam gần 2 thập kỷ nhưng CTTC vẫn được coi là mô hình tổ chức còn tương đối mới mẻ và được bàn đến với những quan điểm khác nhau về đường hướng phát triển cho loại hình doanh nghiệp này. Trong phạm vi bài viết dưới đây, tác giả sẽ đề cập đến toàn bộ những diễn biến pháp lý gắn với quá trình hình thành và phát triển của các CTTC ở Việt Nam, từ đó người đọc có thể hình dung được phần nào về mô hình tổ chức và bối cảnh hoạt động kinh doanh của các CTTC.
1. Giai đoạn đầu hình thành và phát triển các công ty tài chính ở Việt Nam
Ngày nay, nói đến sự hình thành và phát triển của các CTTC ở Việt Nam, mọi người thường nhắc đến 3 CTTC nhà nước được thành lập và đi vào hoạt động năm 1998 là: CTTC Bưu điện trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thành lập 7/8/1998, CTTC Dệt may Việt Nam thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam thành lập ngày 1/9/1998 và CTTC Cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thành lập ngày 6/10/1998. Tuy nhiên, nói như vậy là tính từ khi Luật các TCTD 1997 đã được ban hành tức là hệ thống các quy định pháp lý đã tương đối đầy đủ.
Giai đoạn đầu tiên, Việt Nam đã có 2 CTTC cổ phần được thành lập trên cơ sở Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 23/5/1990. Văn bản này được coi là cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự ra đời và hoạt động của CTTC ở Việt Nam khi nhu cầu tài chính ngày càng tăng về khối lượng và đa dạng về các loại dịch vụ. Các NHTM vì thế không đáp ứng đủ và đã thúc đẩy sự ra đời của các CTTC đầu tiên là:
- CTTC Cổ phần Sài Gòn (SFC): Thành lập 9/1991 với vốn điều lệ là 42 tỷ đồng, có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh. Đến 14/5/2003 SFC đã chính thức hợp nhất với NHTM Cổ phần Nông thôn Đà Nẵng thành lập NHTM Cổ phần Việt Á.
- CTTC Cổ phần Seaprodex: Thành lập vào tháng 9/7/1992 với số vốn điều lệ là 10 tỷ đồng cũng có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh. CTTC này có phần góp vốn của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex). Ngày 12/6/2003, CTTC Cổ phần Seaprodex đã giải thể trước hạn trên cơ sở đơn xin giải thể của chính công ty xuất phát từ tình trạng khó khăn của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam thời đó.
Về Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, tại điểm 4 điều 1 quy định:“CTTC cho vay để mua, bán hàng hóa, dịch vụ bằng vốn của mình hoặc vay dân cư”; Điểm 1 điều 20 quy định “CTTC hoạt động bằng nguồn vốn của mình hoặc vay dân cư bằng phát hành tín phiếu, không được nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư và không sử dụng vốn vay của dân cư làm phương tiện thanh toán”.
Luật các Tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua 12/12/1997 quy định CTTC là TCTD phi ngân hàng. Điểm 3 điều 20 quy định:
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Đối với các CTTC thuộc các Tổng công ty, việc ra đời còn dựa trên các quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 30/4/1995. Tại khoản 3 điều 43 có ghi “Tùy theo quy mô và vị trí quan trọng, Tổng công ty nhà nước có hoặc không có công ty tài chính là doanh nghiệp thành viên”.
1. Giai đoạn đầu hình thành và phát triển các công ty tài chính ở Việt Nam
Ngày nay, nói đến sự hình thành và phát triển của các CTTC ở Việt Nam, mọi người thường nhắc đến 3 CTTC nhà nước được thành lập và đi vào hoạt động năm 1998 là: CTTC Bưu điện trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thành lập 7/8/1998, CTTC Dệt may Việt Nam thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam thành lập ngày 1/9/1998 và CTTC Cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thành lập ngày 6/10/1998. Tuy nhiên, nói như vậy là tính từ khi Luật các TCTD 1997 đã được ban hành tức là hệ thống các quy định pháp lý đã tương đối đầy đủ.
Giai đoạn đầu tiên, Việt Nam đã có 2 CTTC cổ phần được thành lập trên cơ sở Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 23/5/1990. Văn bản này được coi là cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự ra đời và hoạt động của CTTC ở Việt Nam khi nhu cầu tài chính ngày càng tăng về khối lượng và đa dạng về các loại dịch vụ. Các NHTM vì thế không đáp ứng đủ và đã thúc đẩy sự ra đời của các CTTC đầu tiên là:
- CTTC Cổ phần Sài Gòn (SFC): Thành lập 9/1991 với vốn điều lệ là 42 tỷ đồng, có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh. Đến 14/5/2003 SFC đã chính thức hợp nhất với NHTM Cổ phần Nông thôn Đà Nẵng thành lập NHTM Cổ phần Việt Á.
- CTTC Cổ phần Seaprodex: Thành lập vào tháng 9/7/1992 với số vốn điều lệ là 10 tỷ đồng cũng có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh. CTTC này có phần góp vốn của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex). Ngày 12/6/2003, CTTC Cổ phần Seaprodex đã giải thể trước hạn trên cơ sở đơn xin giải thể của chính công ty xuất phát từ tình trạng khó khăn của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam thời đó.
Về Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, tại điểm 4 điều 1 quy định:“CTTC cho vay để mua, bán hàng hóa, dịch vụ bằng vốn của mình hoặc vay dân cư”; Điểm 1 điều 20 quy định “CTTC hoạt động bằng nguồn vốn của mình hoặc vay dân cư bằng phát hành tín phiếu, không được nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư và không sử dụng vốn vay của dân cư làm phương tiện thanh toán”.
Luật các Tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua 12/12/1997 quy định CTTC là TCTD phi ngân hàng. Điểm 3 điều 20 quy định:
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Đối với các CTTC thuộc các Tổng công ty, việc ra đời còn dựa trên các quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 30/4/1995. Tại khoản 3 điều 43 có ghi “Tùy theo quy mô và vị trí quan trọng, Tổng công ty nhà nước có hoặc không có công ty tài chính là doanh nghiệp thành viên”.
Công ty tài chính cổ phần điện lực – một trong những công ty tài chính có vốn chủ sở hữu lớn nhất hiện nay
2. Giai đoạn hình thành và phát triển các công ty tài chính gắn với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
Đây có thể coi là giai đoạn hai, ra đời các CTTC trong các Tổng công ty nhà nước. Từ năm 1995, triển khai Luật Doanh nghiệp Nhà nước, theo quyết định 90 và 91, Chính phủ đã thí điểm thành lập một số Tổng công ty Nhà nước trong một số ngành then chốt nhằm tích tụ vốn, tập trung chuyên môn hóa để nâng cao sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ đã đưa ra một loạt chính sách, biện pháp hỗ trợ, trong đó có việc thí điểm thành lập một số CTTC trong Tổng công ty nhà nước.
Thời gian đầu, do mới bước đầu đi vào hoạt động cùng với việc Nhà nước chưa ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý hướng dẫn hoạt động kinh doanh nên nhìn chung phạm vi hoạt động của CTTC còn bó hẹp, hiệu quả hoạt động chưa cao. Các CTTC hoạt động với quy mô tương đối nhỏ, cơ sở pháp lý cho hoạt động của các CTTC còn hạn hẹp và phần lớn đang hoạt động thí điểm dưới hai hình thức là CTTC cổ phần và CTTC trong tổng công ty (100% vốn nhà nước).
Tuy nhiên, trên cơ sở Luật các TCTD 1997, những quy định rõ ràng, cụ thể hơn về tổ chức và hoạt động của CTTC được định hình rõ hơn tại một văn bản riêng cho loại hình CTTC đó là Nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của CTTC. Điều 2 quy định:
Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm.
Có thể nói từ đây, các CTTC mới dần phát huy đúng vai trò, chức năng cũng như vị trí của mình đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, phải đến năm 2006-2008 một loạt các CTTC thuộc các ngành kinh tế chủ chốt khác mới lần lượt ra đời. Thời gian này, sự phát triển khá mạnh của thị trường chứng khoán ở Việt Nam càng làm tiền đề cho sự hình thành và phát triển của CTTC cổ phần. Để phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế cũng như đòi hỏi của bản thân các ngành kinh tế, một số CTTC đã tiến hành cổ phần hóa, một số thì chuyển đổi loại hình công ty, thay đổi hình thức sở hữu. Tính đến 31/12/2014, Việt Nam có tổng số 17 CTTC tồn tại dưới 2 hình thức chủ yếu: CTTC cổ phần, CTTC TNHH một thành viên (do nhà nước sở hữu 100% vốn hoặc 100% vốn của một tổ chức nước ngoài). Trong số đó, có 10 CTTC có phần vốn góp của các tập đoàn/tổng công ty tổ chức theo hình thức CTTC tổng hợp (nhiều hoạt động kinh doanh), 7 CTTC còn lại tổ chức theo hình thức CTTC chuyên ngành (tín dụng tiêu dùng).
Tiếp theo đó, liên quan đến hình thức pháp lý, tại Điều 3, Nghị định 81/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính quy định CTTC được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
- Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV).
- Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Công ty Tài chính cổ phần.
Với sự góp vốn đầu tư chiến lược từ Tập đoàn tài chính Credit Saison (Nhật Bản), ngày 22/4/2015, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM chính thức đổi tên thành Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn HD SAISON hay gọi tắt là HD SAISON (là CTTC TNHH 2 thành viên trở lên duy nhất ở Việt Nam tính đến nay).
3. Giai đoạn tái cơ cấu các công ty tài chính ở Việt Nam
Gần đây nhất, ngày 07/05/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Theo đó, CTTC được thực hiện nhiều hoạt động của NHTM hơn như: phát hành thẻ tín dụng, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, kinh doanh ngoại hối… Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/06/2014. Nghị định quy định, có 2 loại CTTC, bao gồm: Công ty tài chính tổng hợp và Công ty tài chính chuyên ngành (CTTC bao thanh toán, CTTC tiêu dùng và công ty cho thuê tài chính).
Công ty tài chính tổng hợp là công ty tài chính được thực hiện các hoạt động quy định tại Luật các TCTD và Nghị định này.
Công ty tài chính chuyên ngành gồm CTTC bao thanh toán, CTTC tín dụng tiêu dùng, công ty cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong đó, CTTC bao thanh toán là công ty tài chính chuyên ngành, hoạt động chính trong lĩnh vực bao thanh toán.CTTC tín dụng tiêu dùng là CTTC chuyên ngành, hoạt động chính trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. Công ty cho thuê tài chính là CTTC chuyên ngành, hoạt động chính là cho thuê tài chính; dư nợ cho thuê tài chính phải chiếm tối thiểu 70% tổng dư nợ cấp tín dụng.
Việc cho phép CTTC phát hành thẻ tín dụng đã được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, song vì chưa có hướng dẫn cụ thể nên chưa thực hiện được. Đến nay các CTTC cũng đang đợi Thông tư hướng dẫn cụ thể thì mới chính thức phát hành thẻ (với điều kiện phải có lãi lũy kế ít nhất 2 năm liền kề).
Được coi là giải pháp hợp lý trong bối cảnh và điều kiện của Việt Nam hiện nay, trong Dự thảo lần thứ nhất (cuối 2014) Thông tư quy định về hoạt động tín dụng tiêu dùng của CTTC, NHNN quy định:
“(1) NHTM thực hiện cho vay tiêu dùng được thành lập CTTC (Khoản 2, Điều 1);
(2) Các hình thức cho vay tiêu dùng bao gồm: Cho vay trả góp, Cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, phát hành thẻ mua hàng (Khoản 1, Điều 1);
(3) Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, NHTM không được kí thêm hợp đồng tín dụng tiêu dùng (Khoản 3, Điều 23)”
Đồng thời, hiện NHNN cũng đang xây dựng Dự thảo Thông tư quy định về hoạt động cho vay của TCTD với quy định: “Thông tư này không điều chỉnh đối với hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ tiêu dùng (Mục c, Khoản 2, Điều 1)” như một nội dung “bật đèn xanh” khởi động cuộc đua NHTM dồn dập lập CTTC để cho vay tiêu dùng, song việc các TCTD có nguyện vọng và kế hoạch đăng kí thành lập CTTC, theo Luật các TCTD lại vẫn phải xin giấy phép, được cấp phép từ phía NHNN. Đây là lý do khiến cho việc bùng nổ các thương vụ M&A liên quan đến CTTC gần đây bao gồm: Ngân hàng TMCP Nhà TPHCM (HDBank) mua Công ty Tài chính Việt Société Générale (SGVF), đổi tên thành Công ty Tài chính HDFinance; Ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritime Bank) mua toàn bộ 64,1% cổ phần của Vinatex tại Công ty Tài chính cổ phần Dệt may, trở thành cổ đông lớn nhất của công ty này; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) mua Công ty TNHH MTV Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam (CMF) từ tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV); Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) mua Công ty Tài chính Viettel - Vinaconex. Gần đây nhất 18/03/2016, CTTC cổ phần Sông Đà chính thức sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Quân đội.
Có thể thấy xu hướng trên bắt nguồn từ chính sách có chủ ý của Nhà nước nhằm đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu các CTTC. Với những CTTC đã và sẽ được mua bán, sáp nhập, hợp nhất như trên tức là đã có sự sắp xếp lại về mô hình tổ chức. Ngoài ra với việc NHNN cho phép các TCTD nước ngoài, NHTM trong nước mua lại CTTC để chuyển đổi thành CTTC tín dụng tiêu dùng cũng là một giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu các CTTC.
----------------------Đây có thể coi là giai đoạn hai, ra đời các CTTC trong các Tổng công ty nhà nước. Từ năm 1995, triển khai Luật Doanh nghiệp Nhà nước, theo quyết định 90 và 91, Chính phủ đã thí điểm thành lập một số Tổng công ty Nhà nước trong một số ngành then chốt nhằm tích tụ vốn, tập trung chuyên môn hóa để nâng cao sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ đã đưa ra một loạt chính sách, biện pháp hỗ trợ, trong đó có việc thí điểm thành lập một số CTTC trong Tổng công ty nhà nước.
Thời gian đầu, do mới bước đầu đi vào hoạt động cùng với việc Nhà nước chưa ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý hướng dẫn hoạt động kinh doanh nên nhìn chung phạm vi hoạt động của CTTC còn bó hẹp, hiệu quả hoạt động chưa cao. Các CTTC hoạt động với quy mô tương đối nhỏ, cơ sở pháp lý cho hoạt động của các CTTC còn hạn hẹp và phần lớn đang hoạt động thí điểm dưới hai hình thức là CTTC cổ phần và CTTC trong tổng công ty (100% vốn nhà nước).
Tuy nhiên, trên cơ sở Luật các TCTD 1997, những quy định rõ ràng, cụ thể hơn về tổ chức và hoạt động của CTTC được định hình rõ hơn tại một văn bản riêng cho loại hình CTTC đó là Nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của CTTC. Điều 2 quy định:
Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm.
Có thể nói từ đây, các CTTC mới dần phát huy đúng vai trò, chức năng cũng như vị trí của mình đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, phải đến năm 2006-2008 một loạt các CTTC thuộc các ngành kinh tế chủ chốt khác mới lần lượt ra đời. Thời gian này, sự phát triển khá mạnh của thị trường chứng khoán ở Việt Nam càng làm tiền đề cho sự hình thành và phát triển của CTTC cổ phần. Để phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế cũng như đòi hỏi của bản thân các ngành kinh tế, một số CTTC đã tiến hành cổ phần hóa, một số thì chuyển đổi loại hình công ty, thay đổi hình thức sở hữu. Tính đến 31/12/2014, Việt Nam có tổng số 17 CTTC tồn tại dưới 2 hình thức chủ yếu: CTTC cổ phần, CTTC TNHH một thành viên (do nhà nước sở hữu 100% vốn hoặc 100% vốn của một tổ chức nước ngoài). Trong số đó, có 10 CTTC có phần vốn góp của các tập đoàn/tổng công ty tổ chức theo hình thức CTTC tổng hợp (nhiều hoạt động kinh doanh), 7 CTTC còn lại tổ chức theo hình thức CTTC chuyên ngành (tín dụng tiêu dùng).
Tiếp theo đó, liên quan đến hình thức pháp lý, tại Điều 3, Nghị định 81/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính quy định CTTC được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
- Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV).
- Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Công ty Tài chính cổ phần.
Với sự góp vốn đầu tư chiến lược từ Tập đoàn tài chính Credit Saison (Nhật Bản), ngày 22/4/2015, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM chính thức đổi tên thành Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn HD SAISON hay gọi tắt là HD SAISON (là CTTC TNHH 2 thành viên trở lên duy nhất ở Việt Nam tính đến nay).
3. Giai đoạn tái cơ cấu các công ty tài chính ở Việt Nam
Gần đây nhất, ngày 07/05/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Theo đó, CTTC được thực hiện nhiều hoạt động của NHTM hơn như: phát hành thẻ tín dụng, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, kinh doanh ngoại hối… Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/06/2014. Nghị định quy định, có 2 loại CTTC, bao gồm: Công ty tài chính tổng hợp và Công ty tài chính chuyên ngành (CTTC bao thanh toán, CTTC tiêu dùng và công ty cho thuê tài chính).
Công ty tài chính tổng hợp là công ty tài chính được thực hiện các hoạt động quy định tại Luật các TCTD và Nghị định này.
Công ty tài chính chuyên ngành gồm CTTC bao thanh toán, CTTC tín dụng tiêu dùng, công ty cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong đó, CTTC bao thanh toán là công ty tài chính chuyên ngành, hoạt động chính trong lĩnh vực bao thanh toán.CTTC tín dụng tiêu dùng là CTTC chuyên ngành, hoạt động chính trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. Công ty cho thuê tài chính là CTTC chuyên ngành, hoạt động chính là cho thuê tài chính; dư nợ cho thuê tài chính phải chiếm tối thiểu 70% tổng dư nợ cấp tín dụng.
Việc cho phép CTTC phát hành thẻ tín dụng đã được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, song vì chưa có hướng dẫn cụ thể nên chưa thực hiện được. Đến nay các CTTC cũng đang đợi Thông tư hướng dẫn cụ thể thì mới chính thức phát hành thẻ (với điều kiện phải có lãi lũy kế ít nhất 2 năm liền kề).
Được coi là giải pháp hợp lý trong bối cảnh và điều kiện của Việt Nam hiện nay, trong Dự thảo lần thứ nhất (cuối 2014) Thông tư quy định về hoạt động tín dụng tiêu dùng của CTTC, NHNN quy định:
“(1) NHTM thực hiện cho vay tiêu dùng được thành lập CTTC (Khoản 2, Điều 1);
(2) Các hình thức cho vay tiêu dùng bao gồm: Cho vay trả góp, Cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, phát hành thẻ mua hàng (Khoản 1, Điều 1);
(3) Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, NHTM không được kí thêm hợp đồng tín dụng tiêu dùng (Khoản 3, Điều 23)”
Đồng thời, hiện NHNN cũng đang xây dựng Dự thảo Thông tư quy định về hoạt động cho vay của TCTD với quy định: “Thông tư này không điều chỉnh đối với hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ tiêu dùng (Mục c, Khoản 2, Điều 1)” như một nội dung “bật đèn xanh” khởi động cuộc đua NHTM dồn dập lập CTTC để cho vay tiêu dùng, song việc các TCTD có nguyện vọng và kế hoạch đăng kí thành lập CTTC, theo Luật các TCTD lại vẫn phải xin giấy phép, được cấp phép từ phía NHNN. Đây là lý do khiến cho việc bùng nổ các thương vụ M&A liên quan đến CTTC gần đây bao gồm: Ngân hàng TMCP Nhà TPHCM (HDBank) mua Công ty Tài chính Việt Société Générale (SGVF), đổi tên thành Công ty Tài chính HDFinance; Ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritime Bank) mua toàn bộ 64,1% cổ phần của Vinatex tại Công ty Tài chính cổ phần Dệt may, trở thành cổ đông lớn nhất của công ty này; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) mua Công ty TNHH MTV Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam (CMF) từ tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV); Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) mua Công ty Tài chính Viettel - Vinaconex. Gần đây nhất 18/03/2016, CTTC cổ phần Sông Đà chính thức sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Quân đội.
Có thể thấy xu hướng trên bắt nguồn từ chính sách có chủ ý của Nhà nước nhằm đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu các CTTC. Với những CTTC đã và sẽ được mua bán, sáp nhập, hợp nhất như trên tức là đã có sự sắp xếp lại về mô hình tổ chức. Ngoài ra với việc NHNN cho phép các TCTD nước ngoài, NHTM trong nước mua lại CTTC để chuyển đổi thành CTTC tín dụng tiêu dùng cũng là một giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu các CTTC.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội nước Cộng hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XII, kỳ họp thứ 7 (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 16/6/2010, Hà Nội.
2. Quốc hội nước Cộng hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XII, kỳ họp thứ 7 (2010), Luật các tổ chức tín dụng, ngày 16/6/2010, Hà Nội.
3. Chính phủ (2002), Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về Tổ chức và Hoạt động của Công ty Tài chính.
4. Chính phủ (2008), Nghị định 81/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 79/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính.
5. Chính phủ (2014), Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/05/2014 của Chính phủ về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.
6. Ngân hàng Nhà nước, Dự thảo lần thứ nhất (cuối 2014): Thông tư quy định về hoạt động tín dụng tiêu dùng của CTTC.
7. Một số bài đưa tin về tình hình mua bán, sáp nhập giữa NHTM và CTTC ở Việt Nam trên các trang thông tin điện tử.
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan