Rác thải y tế “bức tử” môi trường và ý thức nghề nghiệp của sinh viên Dược
Đăng ngày 04/06/2019
10.404 lượt xem

Chất thải y tế không được thu gom, phân loại và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, hệ sinh thái… và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Tại Hội trại truyền thống “Thanh niên với sống Xanh”, sinh viên khối ngành sức khỏe của Trường ĐH Đại Nam đã truyền tải sâu sắc thông điệp “nói không” với ô nhiễm môi trường do rác thải y tế; đưa ra nhiều giải pháp thu gom, xử lý và gắn trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp với môi trường.
Chất thải y tế không được thu gom, phân loại và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, hệ sinh thái… và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Tại Hội trại truyền thống “Thanh niên với sống Xanh”, sinh viên khối ngành sức khỏe của Trường ĐH Đại Nam đã truyền tải sâu sắc thông điệp “nói không” với ô nhiễm môi trường do rác thải y tế; đưa ra nhiều giải pháp thu gom, xử lý và gắn trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp với môi trường.
Rác thải y tế “bức tử” môi trường
Rác thải y tế “bức tử” môi trường
.jpg)
Rác thải y tế là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường sống.
Ở Việt Nam, mỗi ngày có 120 nghìn m3 nước thải y tế được thải ra, 350 - 400 tấn chất thải y tế, trong đó, 42 tấn chất thải y tế độc hại cần được xử lý. Chất thải từ các cơ sở y tế gồm chất thải thông thường, y tế, hóa học, phóng xạ và các vật chứa có áp suất nếu không được xử lí đúng cách sẽ đe dọa trực tiếp tới đời sống, sức khỏe của con người.
Trong khi đó, hầu hết các cơ sở y tế không quan tâm đúng mức đến việc xử lý chất thải y tế. Trong số 1.263 bệnh viện, có 53,4% bệnh viện có công trình xử lý nước thải, 46,6% hầu như không có hệ thống xử lý nước thải. Đối với chất thải rắn, 90% bệnh viện thu gom hàng ngày, 67% bệnh viện xử lý bằng lò đốt, than bùn hoặc công nghệ đốt khác, 32,2% xử lý bằng lò thủ công hoặc chôn lấp trong bệnh viện, (Theo Vnexpress)
SV ĐH Đại Nam “nói không” với ô nhiễm môi trường do rác thải y tế
Nằm trong chuỗi hoạt động vì môi trường “thanh niên với sống xanh”, sinh viên khối sức khỏe Trường ĐH Đại Nam đã cùng nói lên tiếng nói, trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm với môi trường của mình bằng việc truyền tải những thông điệp “sống xanh” ấn tượng và ý nghĩa.
“Hành động nhỏ- ý nghĩa lớn” là thông điệp đến từ sinh viên liên thông ngành Dược- ĐH Đại Nam. Những việc làm tưởng chùng bé nhỏ và đơn giản nhưng không phải ai cũng có thói quen làm như bỏ rác vào thùng, phân loại rác đúng cách không chỉ ở nhà, trên giảng đường, mà còn ở bất cứ đâu.
Trong khi đó, hầu hết các cơ sở y tế không quan tâm đúng mức đến việc xử lý chất thải y tế. Trong số 1.263 bệnh viện, có 53,4% bệnh viện có công trình xử lý nước thải, 46,6% hầu như không có hệ thống xử lý nước thải. Đối với chất thải rắn, 90% bệnh viện thu gom hàng ngày, 67% bệnh viện xử lý bằng lò đốt, than bùn hoặc công nghệ đốt khác, 32,2% xử lý bằng lò thủ công hoặc chôn lấp trong bệnh viện, (Theo Vnexpress)
SV ĐH Đại Nam “nói không” với ô nhiễm môi trường do rác thải y tế
Nằm trong chuỗi hoạt động vì môi trường “thanh niên với sống xanh”, sinh viên khối sức khỏe Trường ĐH Đại Nam đã cùng nói lên tiếng nói, trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm với môi trường của mình bằng việc truyền tải những thông điệp “sống xanh” ấn tượng và ý nghĩa.
“Hành động nhỏ- ý nghĩa lớn” là thông điệp đến từ sinh viên liên thông ngành Dược- ĐH Đại Nam. Những việc làm tưởng chùng bé nhỏ và đơn giản nhưng không phải ai cũng có thói quen làm như bỏ rác vào thùng, phân loại rác đúng cách không chỉ ở nhà, trên giảng đường, mà còn ở bất cứ đâu.
.jpg)
Sinh viên dùng các sản phẩm tái chế để trang trí trại: Dòng chữ trên cổng trại được dán từ các nắp chai, cổng trại hình 2 viên thuốc được làm từ bìa cotton cũ, dây hoa trang trí được làm từ các chai nhựa.
Những Dược sỹ tương lai còn nâng cao ý thức nghề nghiệp hơn nữa khi nêu cao khẩu hiệu “vô trùng sạch sẽ” trước khi bước vào phòng thí nghiệm. Việc này cũng cần rèn luyện thành thói quen trong kĩ năng nghề nghiệp sau này khi tham gia các dây truyền sản xuất dược phẩm để tạo ra những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất về sức khỏe nhân dân.
Nguyễn Thị Tuyết - SV LT ngành Dược, ĐH Đại nam chia sẻ: “Nếu chúng ta có ý thức “bỏ rác vào thùng” giữ gìn môi trường, vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn, vi rút sẽ ít có cơ hội tấn công người bệnh, và khi đó chúng ta sẽ không phải sử dụng thuốc. Với những Dược sỹ tương lai luôn mong người dân ý thức, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, để sống khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật, hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh.”
Nguyễn Thị Tuyết - SV LT ngành Dược, ĐH Đại nam chia sẻ: “Nếu chúng ta có ý thức “bỏ rác vào thùng” giữ gìn môi trường, vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn, vi rút sẽ ít có cơ hội tấn công người bệnh, và khi đó chúng ta sẽ không phải sử dụng thuốc. Với những Dược sỹ tương lai luôn mong người dân ý thức, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, để sống khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật, hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh.”
.jpg)
“Hành động nhỏ- ý nghĩa lớn”- Rác có thể thể biến thành tài nguyên nếu như chúng ta biết phân loại và tái sử dụng đúng cách.
Một trong những cách tái sử dụng vỏ chai nhựa hiệu quả và ai cũng có thể làm được là biến vỏ chai thành những chậu cây xanh xinh xắn. Một hành động đơn giản mà mang nhiều lợi ích tốt đẹp, bảo vệ môi trường, tiết kiệm ngân sách và có những cây xanh làm đẹp, làm xanh mát không gian sống của mình.
Dư luận đang dậy sóng vì ô nhiễm môi trường, rác thải y tế như “tử thần giấu mặt” đe dọa đến đời sống của người dân. Sinh viên LT Dược nói riêng và trường Đại Nam nói chung, đang góp những tiếng nói riêng và có những hành động thiết thực cùng cộng động. Bởi mỗi hành động nhỏ nhưng nếu nhiều người cùng chung tay thì nhất định sẽ làm nên sự thay đổi lớn, để ai cũng có ý thức giữ gìn vệ sinh, để nhân loại cùng SỐNG XANH CHO TƯƠNG LAI AN LÀNH!
Dư luận đang dậy sóng vì ô nhiễm môi trường, rác thải y tế như “tử thần giấu mặt” đe dọa đến đời sống của người dân. Sinh viên LT Dược nói riêng và trường Đại Nam nói chung, đang góp những tiếng nói riêng và có những hành động thiết thực cùng cộng động. Bởi mỗi hành động nhỏ nhưng nếu nhiều người cùng chung tay thì nhất định sẽ làm nên sự thay đổi lớn, để ai cũng có ý thức giữ gìn vệ sinh, để nhân loại cùng SỐNG XANH CHO TƯƠNG LAI AN LÀNH!
Thanh Xuân
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan