Sinh viên Đại học Đại Nam nghiên cứu khoa học - Lợi ích lâu dài, lợi thế cạnh tranh

Đăng ngày 19/10/2023
278 lượt xem
Đăng ngày 19/10/2023
278 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark

Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động không còn  xa lạ  đối với các bạn sinh viên, và cũng không phải tự nhiên mà trong chương trình đào tạo của sinh viên Trường Đại học Đại Nam  có học phần “Phương pháp nghiên cứu khoa học”. Đối với sinh viên cũng có nhiều lý do khác nhau để cùng bắt tay hoàn thành một bài nghiên cứu khoa học riêng như hy vọng tăng điểm GPA; làm “sáng” CV, profile học thuật của bản thân; xin học bổng; trao đổi học thuật; có thêm kiến thức, kỹ năng khi ra ngoài làm việc….

Cơ hội sở hữu hồ sơ năng lực sáng, đẹp khi sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học

Chia sẻ về các lợi ích sinh viên có được khi tham gia nghiên cứu khoa học, cô Phạm Thị Thu Hiền – Phó trưởng phòng Quản lý khoa học và Hợp tác phát triển cho biết: “Ngoài việc rèn luyện được các kỹ năng tự học tập, tự nghiên cứu, tiếp cận những tri thức bên ngoài giảng đường, sinh viên được Nhà trường hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện đề tài, được cấp chứng nhận sinh viên nghiên cứu khoa học. Thêm vào đó, đối với những đề tài đạt giải, sinh viên được cộng điểm ưu tiên vào điểm trung bình chung học tập khi xét khen thưởng học kỳ và xếp loại tốt nghiệp. Đây là những minh chứng để chứng minh năng lực học tập, nghiên cứu cũng như tinh thần, thái độ chủ động, tự giác của các bạn ngay trên ghế nhà trường”.

Để hoàn thành một đề tài nghiên cứu đòi hỏi các bạn phải rèn luyện kỹ năng lên kế hoạch, kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu, xử lý tình huống ngoài dự tính, kỹ năng thuyết trình cũng như kỹ năng làm việc nhóm. Bên cạnh đó, có một kỹ năng vô cùng “đắt”, giúp các bạn “sinh tồn” ở môi trường đại học chính là kỹ năng tổng hợp - phân tích thông tin để tư duy một cách logic và có hệ thống hơn. Do đó, khi hoàn thành một công trình nghiên cứu khoa học, chắc chắn bạn sẽ trau dồi cho mình được những kỹ năng, kinh nghiệm, qua đó làm đẹp hồ sơ năng lực cho bản thân.

Hội đồng  nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học Đại Nam.

Bạn Phạm Hải Nguyên, lớp PR 14-01 cho biết: “Mình cảm thấy việc làm nghiên cứu khoa học không chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu học thuật mà còn có lợi về sau này. Khi tham gia nghiên cứu khoa học, mình được học thêm về những công cụ khảo sát cũng như kiến thức về phân tích số liệu để áp dụng vào những công việc như khảo sát thị trường, khách hàng…”.

Bạn Nguyễn Vũ Nhật Linh, lớp  PR 14-01 cho rằng “Nghiên cứu khoa học còn mở ra những cơ hội nghề nghiệp: sở hữu những bề dày thành tích về nghiên cứu trong CV giúp mình trở nên vô cùng hấp dẫn trong mắt các nhà tuyển dụng”.

Ngoài ra, với việc tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên có cơ hội thỏa mãn ước mơ du học với một chiếc CV “đẹp như mơ”. Hội đồng tuyển sinh của các trường Đại học nước ngoài đánh giá rất cao đối với hồ sơ có đề tài nghiên cứu khoa học giúp ích cho đời sống và thể hiện được tư duy logic và kỹ năng phản biện. Đây chính là lợi thế của nghiên cứu sinh khi nộp hồ sơ xin học bổng tại các trường đại học Top đầu.

Sinh viên Đại Nam bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên.

Tham gia nghiên cứu khoa học giúp các sinh viên bổ sung những kiến thức không được học trong chương trình chính khóa, lấp đầy những kiến thức về đời sống xã hội để làm giàu vốn sống cho bản thân. Chúng ta  có thể phát huy khả năng phân tích, đánh giá, liên tưởng, kết hợp với những điều mới để giải quyết những vấn đề đang quan tâm, thắc mắc… từ một vấn đề sẽ mở rộng ra nhiều vấn đề làm phong phú kiến thức cũng như vốn sống chúng ta.

Bạn Bùi Thị Cẩm Linh, sinh viên lớp PR 14-01 chia sẻ: “Mình tham gia làm nghiên cứu khoa học để có thể làm mạnh profile học thuật của bản thân. Bản thân mình nhận thấy NCKH là một minh chứng khác để giúp hồ sơ mình “sáng” hơn khi xin học bổng, trao đổi học thuật,... Ngoài ra, trong quá trình làm NCKH, mình cũng có thể xin thư giới thiệu từ giảng viên, giáo sư hướng dẫn bạn. Đặc biệt, nếu bạn được đứng tên trên bài báo của tạp chí uy tín, profile mình sẽ khác biệt so với các bạn có điểm GPA tương đương”.

Bạn Đinh Phương Liên, lớp PR 14-01 chia sẻ thêm: “Bên cạnh việc làm “dày CV” hay gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng thì bản thân mình sau khi tham gia nghiên cứu khoa học đã có kinh nghiệm viết báo cáo, chuyên đề tốt nghiệp hơn các bạn khác. Những kinh nghiệm này thực sự bổ ích cho sinh viên năm cuối và khi rời ghế nhà trường đi làm. Cao hơn là những luận văn thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ…”.

Một số kinh nghiệm “bỏ túi” khi tham gia nghiên cứu khoa học

Tùy theo năng lực của mỗi người, quy trình nghiên cứu khoa học của mỗi người sẽ có những kinh nghiệm và bài học rút ra riêng. Đối với nhóm nghiên cứu của chúng tôi cũng có những kinh nghiệm và bài học rút ra:

Chủ động liên hệ với Giảng viên hướng dẫn, đây cũng là điều quan trọng và cũng là bài học kinh nghiệm đầu tiên rút ra được khi thực hiện quy trình nghiên cứu khoa học. Khi bắt đầu NCKH, bạn cần có sự hỗ trợ của Giảng viên hướng dẫn (GVHD) và để tiết kiệm thời gian cho cả hai bên, hãy nên chủ động trong mọi việc nha. Không phải GVHD nào cũng có thể hướng dẫn bạn từ A-Z được, NCKH là hoạt động cần sự tự tìm tòi và học hỏi liên tục. Bạn càng chủ động bao nhiêu, khi làm việc với GVHD càng tiết kiệm thời gian bấy nhiêu, cũng như để lại ấn tượng tốt cho GVHD và họ sẽ hỗ trợ bạn được hiệu quả hơn.

Chọn lựa đề tài nghiên cứu, để bắt đầu cho việc nghiên cứu, bước đầu tiên chúng ta cần lựa chọn đề tài nghiên cứu. Đối với sinh viên đại học, việc chọn đề tài khoa học có thể gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc lựa chọn đề tài cần đáp ứng đủ 4 yếu tố: Tính khoa học; Tính mới; Tính thực tiễn và Phù hợp với khả năng bản thân.

Thu thập tài liệu, sau khi đã chọn được đề tài, bạn nên đọc thật nhiều tài liệu để biết được tình hình nghiên cứu về vấn đề đó như thế nào và tìm ra “ khoảng trống” mà bạn có thể lựa chọn để nghiên cứu, đồng thời bạn cần có những tài liệu liên quan để xây dựng vốn kiến thức nền vững chắc về chuyên môn mình nghiên cứu. Đừng chọn đề tài đơn giản là vì bạn thích nó, hãy chọn đề tài bạn thích và có nguồn tài liệu tham khảo dồi dào. Đây là bước vô cùng quan trọng, quyết định đề tài của bạn có khả thi hay không. Ngoài giáo trình, sách chuyên khảo có thể tìm đọc được ở thư viện ra thì có một nguồn tài liệu tham khảo khác mà ở đó bạn có thể tìm đọc luận văn, luận án, tạp chí khoa học tiếng Anh trên tất cả các lĩnh vực.

Người làm nghiên cứu có thể tìm tài liệu để tham khảo tại 4 nguồn như sau: Thư viện hoặc kho tài liệu của trường; tài liệu từ thầy cô hướng dẫn; các ấn phẩm khoa học; các trang web lưu trữ tài liệu khoa học.

Sinh viên có thành tích trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên nhận giải thưởng .

Chọn tên đề tài - Xác định các vấn đề liên quan đến đề tài, tên đề tài có thể là một tuyên bố, một câu hỏi, hay là mô tả ngắn gọn nội dung bài NCKH (đây là kiểu hay dùng nhất).

Xác định các vấn đề liên quan đến đề tài, nên đặt các câu hỏi và tự trả lời những vấn đề xung quanh đề tài. Một số vấn đề có thể tham khảo để đặt câu hỏi như: đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, nội dung nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu….

 Lập kế hoạch - Xây dựng đề cương,  cả hai đều để định hướng nội dung nghiên cứu, thể hiện bố cục công trình để thực hiện các nhiệm vụ đề ra một cách chủ động và khoa học hơn. Chúng ta cần lập kế hoạch để vạch ra diễn biến, trình tự, thời gian của các hoạt động trong quá trình nghiên cứu; Xây dựng đề cương để có thể tập trung vào các nội dung, vấn đề của việc nghiên cứu tránh việc bị lan man, lạc khỏi vấn đề nghiên cứu.

Viết bài, sau khi đã chốt được tên đề tài và dàn ý, chúng ta có thể bắt đầu viết. Tuy nhiên, dàn ý của bạn cũng có thể thay đổi một chút trong quá trình viết. Khi viết bài, bạn cần trình bày khoa học, dựa vào dàn ý chi tiết đã lập để viết, tránh hiện tượng lặp ý. Mỗi khi nêu một định nghĩa, ý kiến đều phải có ít nhất 3 ví dụ đi kèm và tiến hành phân tích ví dụ. Tránh hiện tượng nêu lý thuyết suông mà không có dẫn chứng.

Trong quá trình viết bài, để hạn chế nhất hiện tượng đạo văn thì khi trích dẫn bất kì một cái gì, bạn đều phải cho phần trích dẫn vào dấu ngoặc kép. Ngoài ra, trước trích dẫn, đối với tài liệu tham khảo là sách, bạn phải ghi rõ tên tác giả, tên tài liệu, năm xuất bản, nhà xuất bản; đối với tài liệu là luận văn, luận án, bạn phải ghi rõ tên tác giả, tên luận văn, luận án, năm viết, trường đại học mà tác giả công bố…Việc ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo rất quan trọng trong một bài nghiên cứu khoa học.

Quá trình nghiên cứu là lúc bạn tự tìm hiểu sâu về một vấn đề. Khi làm việc và trao đổi với GVHD cần bạn đầu tư thời gian và công sức cho đề tài thì bài nghiên cứu của bạn mới ra được kết quả mong muốn. Để có một bài NCKH được đăng trên tạp chí uy tín không phải là một điều đơn giản mà nó cần sự kiên trì, nỗ lực và có một hứng thú nhất định với NCKH. Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết mình có phù hợp với việc NCKH hay không thì hãy cứ thử hết sức của mình xem sao!

Phạm Hải Nguyên - PR 14-01, BTT

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background