Tài chính ngân hàng - Ngành học chưa bao giờ giảm nhiệt
Đăng ngày 13/04/2018
2.181 lượt xem

Vượt qua giai đoạn “đóng băng”, tài chính ngân hàng vẫn là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng hàng đầu tại Việt Nam trong những năm gần đây. Cùng với những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế chung, việc Việt Nam gia nhập AEC, TPP… càng làm cho lĩnh vực tài chính ngân hàng cần nguồn nhân lực chất lượng cao hơn bao giờ hết và dự báo cánh cửa nghề nghiệp của nhân lực ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ càng thêm rộng mở.
Trường Đại học Đại Nam với thế mạnh đào tạo trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý cũng như tài chính ngân hàng (TCNH) đã trở thành nơi lựa chọn nghề nghiệp vững chắc của nhiều bạn trẻ trước xu hướng hội nhập. Năm 2017 được coi là năm kỳ tích của nền kinh tế Việt Nam. Ngoạn mục, vượt kế hoạch, kỷ lục… là những cụm từ được dành để miêu tả bức tranh kinh tế 2017: 13 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Quốc hội giao đều đạt và vượt kế hoạch; mức tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, vượt mục tiêu 6,7% Quốc hội giao - mức tăng GDP cao nhất trong 6 năm qua; Lạm phát cán
ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
Giảng viên Khoa Tài chính Ngân hàng - Đại học Đại Nam
Vượt qua giai đoạn “đóng băng”, tài chính ngân hàng vẫn là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng hàng đầu tại Việt Nam trong những năm gần đây. Cùng với những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế chung, việc Việt Nam gia nhập AEC, TPP… càng làm cho lĩnh vực tài chính ngân hàng cần nguồn nhân lực chất lượng cao hơn bao giờ hết và dự báo cánh cửa nghề nghiệp của nhân lực ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ càng thêm rộng mở.
Trường Đại học Đại Nam với thế mạnh đào tạo trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý cũng như tài chính ngân hàng (TCNH) đã trở thành nơi lựa chọn nghề nghiệp vững chắc của nhiều bạn trẻ trước xu hướng hội nhập.
1. Cơ hội nghề nghiệp vẫn luôn rộng mở cho sinh viên ngành tài chính ngân hàng
Năm 2017 được coi là năm kỳ tích của nền kinh tế Việt Nam. Ngoạn mục, vượt kế hoạch, kỷ lục… là những cụm từ được dành để miêu tả bức tranh kinh tế 2017: 13 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Quốc hội giao đều đạt và vượt kế hoạch; mức tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, vượt mục tiêu 6,7% Quốc hội giao - mức tăng GDP cao nhất trong 6 năm qua; Lạm phát cán đích 3,53%, thấp hơn kế hoạch đưa ra là 4%... Việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đã tạo thuận lợi hơn cho 126.859 doanh nghiệp thành lập mới, gia nhập thị trường và tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2017, cả nước có 126.859 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký 1.295,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% về số doanh nghiệp và 45,4% về số vốn đăng ký so với năm 2016. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới năm 2017 được đánh giá là cao nhất từ trước đến nay, vượt cả con số kỷ lục là 110 nghìn doanh nghiệp vào năm 2016.
Cùng với sự phục hồi và trên đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam nói chung, năm 2017 cũng được coi là năm thành công của các ngành chứng khoán, bảo hiểm và nhất là khu vực Ngân hàng.
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, tăng trưởng tín dụng cả năm 2017 đạt khoảng 19%, tương đương với năm 2016. Điều này đã hỗ trợ rất lớn cho tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng với con số lên đến 40% toàn ngành. Lòng tin vào hệ thống ngân hàng được cải thiện, các xếp hạng về ngân hàng được thay đổi theo hướng tích cực. Triển vọng xếp hạng của Việt Nam được chuyển từ “tiêu cực” sang “ổn định” và nay là triển vọng “ổn định tích cực”. Nợ xấu giảm nhanh. Đây là những tiến bộ đáng kể do nền tảng tài chính được cải thiện tốt, bao gồm tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời. Chỉ số sinh lời tăng gần gấp đôi lên tới 11%, có ngân hàng 14-15%, đạt mức trung bình khá của khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, công cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đạt kết quả bước đầu và tạo lòng tin nhất định, tạo triển vọng sáng sủa hơn trong năm 2018.
Trong điều kiện nền kinh tế phục hồi nhanh chóng, cùng sự tăng trưởng mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính hiện nay chiếm khoảng 170% GPD cả nước. Điều đó cho thấy đây là một trong những lĩnh vực có nhu cầu nhân lực cao trong giai đoạn hiện nay.
Xu hướng hội nhập cũng là một cú hích mạnh mẽ với ngành TCNH ở nước ta. Các thỏa thuận tự do chuyển dịch vốn đầu tư và môi trường kinh tế năng động, ít rủi ro của Việt Nam thu hút ngày càng nhiều ngân hàng quốc tế đầu tư như: HSBC, CitiBank, Hong Leong Bank, ANZ, Standard Chartered... Sự phát triển với tốc độ nhanh của các ngân hàng trong và ngoài nước trong những năm qua đã và đang tạo ra hàng ngàn cơ hội việc làm cho nhiều bạn trẻ, dự báo cánh cửa nghề nghiệp của nhân lực ngành TCNH sẽ càng thêm rộng mở.
Với sự phục hồi của nền kinh tế, lĩnh vực ngân hàng cũng đang bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh, các chuyên gia TCNH cho rằng, dù số lượng nhân lực trong ngành TCNH trong năm qua tăng nhanh nhưng với sự phát triển của ngành ngân hàng hiện nay thì nhu cầu nhân sự vẫn rất lớn. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa khi số lượng nhân sự làm trong lĩnh vực ngân hàng mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lao động của toàn bộ nền kinh tế.
Đánh giá của giới chuyên môn khá sát với diễn biến thực tế thị trường. Bởi kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của ngành ngân hàng được Vụ Dự báo - Thống kê, Ngân hàng Nhà nước công bố hồi đầu năm cũng cho thấy nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các ngân hàng trong năm 2018 là rất lớn. Trong quý IV/2017, 52,1% tổ chức tín dụng (TCTD) cho biết đã tuyển thêm lao động song vẫn có 25,3% TCTD nhận định tình trạng thiếu lao động chưa được cải thiện, nhất là nhân sự cho nhu cầu công việc hiện tại. Dự kiến sang năm mới 2018, TCTD sẽ tiếp tục tuyển thêm lao động phục vụ cho công việc với 52,1% TCTD dự kiến tiếp tục tuyển thêm lao động trong quý I/2018 và 68,7% TCTD dự kiến sẽ tăng số lao động trong cả năm 2018.
Cũng dựa trên phản hồi của nhà tuyển dụng trong một cuộc khảo sát, trang jobstreet.com đã thống kê 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất Việt Nam trong dự báo thị trường nhân lực 2018 cho thấy TCNH vẫn là ngành nghề hot trong top 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất Việt Nam.
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, tăng trưởng tín dụng cả năm 2017 đạt khoảng 19%, tương đương với năm 2016. Điều này đã hỗ trợ rất lớn cho tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng với con số lên đến 40% toàn ngành. Lòng tin vào hệ thống ngân hàng được cải thiện, các xếp hạng về ngân hàng được thay đổi theo hướng tích cực. Triển vọng xếp hạng của Việt Nam được chuyển từ “tiêu cực” sang “ổn định” và nay là triển vọng “ổn định tích cực”. Nợ xấu giảm nhanh. Đây là những tiến bộ đáng kể do nền tảng tài chính được cải thiện tốt, bao gồm tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời. Chỉ số sinh lời tăng gần gấp đôi lên tới 11%, có ngân hàng 14-15%, đạt mức trung bình khá của khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, công cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đạt kết quả bước đầu và tạo lòng tin nhất định, tạo triển vọng sáng sủa hơn trong năm 2018.
Trong điều kiện nền kinh tế phục hồi nhanh chóng, cùng sự tăng trưởng mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính hiện nay chiếm khoảng 170% GPD cả nước. Điều đó cho thấy đây là một trong những lĩnh vực có nhu cầu nhân lực cao trong giai đoạn hiện nay.
Xu hướng hội nhập cũng là một cú hích mạnh mẽ với ngành TCNH ở nước ta. Các thỏa thuận tự do chuyển dịch vốn đầu tư và môi trường kinh tế năng động, ít rủi ro của Việt Nam thu hút ngày càng nhiều ngân hàng quốc tế đầu tư như: HSBC, CitiBank, Hong Leong Bank, ANZ, Standard Chartered... Sự phát triển với tốc độ nhanh của các ngân hàng trong và ngoài nước trong những năm qua đã và đang tạo ra hàng ngàn cơ hội việc làm cho nhiều bạn trẻ, dự báo cánh cửa nghề nghiệp của nhân lực ngành TCNH sẽ càng thêm rộng mở.
Với sự phục hồi của nền kinh tế, lĩnh vực ngân hàng cũng đang bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh, các chuyên gia TCNH cho rằng, dù số lượng nhân lực trong ngành TCNH trong năm qua tăng nhanh nhưng với sự phát triển của ngành ngân hàng hiện nay thì nhu cầu nhân sự vẫn rất lớn. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa khi số lượng nhân sự làm trong lĩnh vực ngân hàng mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lao động của toàn bộ nền kinh tế.
Đánh giá của giới chuyên môn khá sát với diễn biến thực tế thị trường. Bởi kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của ngành ngân hàng được Vụ Dự báo - Thống kê, Ngân hàng Nhà nước công bố hồi đầu năm cũng cho thấy nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các ngân hàng trong năm 2018 là rất lớn. Trong quý IV/2017, 52,1% tổ chức tín dụng (TCTD) cho biết đã tuyển thêm lao động song vẫn có 25,3% TCTD nhận định tình trạng thiếu lao động chưa được cải thiện, nhất là nhân sự cho nhu cầu công việc hiện tại. Dự kiến sang năm mới 2018, TCTD sẽ tiếp tục tuyển thêm lao động phục vụ cho công việc với 52,1% TCTD dự kiến tiếp tục tuyển thêm lao động trong quý I/2018 và 68,7% TCTD dự kiến sẽ tăng số lao động trong cả năm 2018.
Cũng dựa trên phản hồi của nhà tuyển dụng trong một cuộc khảo sát, trang jobstreet.com đã thống kê 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất Việt Nam trong dự báo thị trường nhân lực 2018 cho thấy TCNH vẫn là ngành nghề hot trong top 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất Việt Nam.
Vượt qua giai đoạn “đóng băng”, tài chính ngân hàng vẫn là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng hàng đầu Việt Nam trong những năm gần đây. Theo số liệu của Trung tâm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, trong giai đoạn 2016-2025, chỉ tính riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ cần thêm gần 200.000 chỉ tiêu làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán… hứa hẹn nhiều cơ hội việc làm với chế độ đãi ngộ hấp dẫn.
Như vậy có thể nói ngành TCNH vẫn “khát nhân lực đến năm 2025”.
2. Học tài chính ngân hàng để làm nghề gì, ra trường làm việc ở đâu
Học tài chính ngân hàng để làm nghề gì?
Thị trường chứng khoán ngày một sôi động, bất động sản phát triển theo lộ trình kéo theo đó là sự khởi sắc của lĩnh vực tài chính ngân hàng. Việc luân chuyển tiền tệ luôn được vận hành giống như các mạch máu trong cơ thể vì nó có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động cho toàn bộ hệ thống dù nền kinh tế có phát triển hay khủng hoảng thì triển vọng việc làm của ngành không bao giờ hạn hẹp. Hàng loạt chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp cả nước được mở rộng hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến cho những người có năng lực và được đào tạo bài bản trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn còn không ít thí sinh hiểu rằng học ngành Tài chính ngân hàng ra trường chỉ làm về ngân hàng. Thực tế, sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành TCNH có thể đảm nhận các vị trí công việc quan trọng như:
- Chuyên viên tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Giao dịch viên, Ngân quỹ, Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại, Chuyên viên phòng thanh toán quốc tế, Nhân viên kinh doanh ngoại tệ...
- Chuyên viên phòng kế hoạch tài chính, Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp, Chuyên viên kế toán doanh nghiệp, Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp...
- Chuyên viên định giá tài sản
- Chuyên viên mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
- Chuyên viên tư vấn đầu tư, môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán
- Chuyên viên các quỹ đầu tư
- Chuyên viên kinh doanh bảo hiểm...
Học ngành tài chính ngân hàng làm việc ở đâu?
Với những vị trí nghề nghiệp hấp dẫn trên, sinh viên tốt nghiệp ngành TCNH có thể dự tuyển vào vị trí ở các cơ quan khác nhau như:
- Ngân hàng thương mại; Ngân hàng nhà nước; Các Quỹ tín dụng nhân dân; Ngân hàng chính sách xã hội; Ngân hàng Phát triển
- Các công ty Tài chính, công ty cho thuê tài chính
- Các công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư
- Các công ty Định giá và thẩm định giá
- Các công ty bảo hiểm
- Cục thuế, hải quan
- Tất cả các loại hình doanh nghiệp khác gồm các tập đoàn lớn, các công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn...
Như vậy lựa chọn việc làm đối với cử nhân ngành TCNH rất đa dạng và xu hướng hội nhập quốc tế mạnh mẽ đã mở ra cho lĩnh vực này nhiều triển vọng đáng kể. Trong bối cảnh đó, ngoại ngữ trở thành yếu tố bắt buộc để sinh viên TCNH có thể bắt kịp đà phát triển chung ở trong nước và thế giới. Chính bối cảnh này đã tạo nên “cơn khát” nhân lực chất lượng có đầy đủ kỹ năng hội nhập, công nghệ thông tin, giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình và phản biện... Trong đó, tiếng Anh và kỹ năng mềm được coi là một yêu cầu sống còn.
Trường Đại học Đại Nam là trường đại học đã xây dựng được uy tín trong cả nước đặc biệt về đào tạo ngành TCNH. Điểm khác biệt của sinh viên theo học TCNH tại Đại học Đại Nam là được “học đi đôi với hành” - lý thuyết luôn đi liền với thực tiễn, các em được học các môn kỹ năng nghề nghiệp như kỹ năng phân tích và đầu tư chứng khoán; kỹ năng thẩm định dự án, kỹ năng lập kế hoạch dòng tiền; kỹ năng giao dịch... Ngoài ra, đối với sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư đã được trải nghiệm thực tập thực tế tại các doanh nghiệp chứng khoán, ngân hàng, công ty bảo hiểm dưới hình thức học việc và thực tập với sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ ngân hàng hoặc công ty chứng khoán/bảo hiểm. Điều đó giúp cho các em bước đầu khai thác được năng lực bản thân và định hướng nghề nghiệp phù hợp sau khi ra trường.
Bên cạnh đó, ở Đại học Đại Nam rất chú trọng đào tạo ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho sinh viên từ năm thứ nhất. Các yếu tố quan trọng đó đã được cụ thể hóa thông qua chuẩn đầu ra TOEIC và các học phần kỹ năng mềm: giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, phỏng vấn… Do vậy qua hơn 10 năm thành lập Khoa TCNH, các thế hệ sinh viên TCNH của Đại học Đại Nam luôn là nguồn nhân lực chất lượng được các nhà tuyển dụng nhân sự ngân hàng săn đón. Đến nay, hàng ngàn sinh viên Ngành TCNH của Đại học Đại Nam đang làm việc tại các loại hình doanh nghiệp trong cả nước và được đánh giá rất cao về chất lượng.
-----------------------
Như vậy có thể nói ngành TCNH vẫn “khát nhân lực đến năm 2025”.
2. Học tài chính ngân hàng để làm nghề gì, ra trường làm việc ở đâu
Học tài chính ngân hàng để làm nghề gì?
Thị trường chứng khoán ngày một sôi động, bất động sản phát triển theo lộ trình kéo theo đó là sự khởi sắc của lĩnh vực tài chính ngân hàng. Việc luân chuyển tiền tệ luôn được vận hành giống như các mạch máu trong cơ thể vì nó có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động cho toàn bộ hệ thống dù nền kinh tế có phát triển hay khủng hoảng thì triển vọng việc làm của ngành không bao giờ hạn hẹp. Hàng loạt chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp cả nước được mở rộng hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến cho những người có năng lực và được đào tạo bài bản trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn còn không ít thí sinh hiểu rằng học ngành Tài chính ngân hàng ra trường chỉ làm về ngân hàng. Thực tế, sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành TCNH có thể đảm nhận các vị trí công việc quan trọng như:
- Chuyên viên tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Giao dịch viên, Ngân quỹ, Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại, Chuyên viên phòng thanh toán quốc tế, Nhân viên kinh doanh ngoại tệ...
- Chuyên viên phòng kế hoạch tài chính, Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp, Chuyên viên kế toán doanh nghiệp, Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp...
- Chuyên viên định giá tài sản
- Chuyên viên mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
- Chuyên viên tư vấn đầu tư, môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán
- Chuyên viên các quỹ đầu tư
- Chuyên viên kinh doanh bảo hiểm...
Học ngành tài chính ngân hàng làm việc ở đâu?
Với những vị trí nghề nghiệp hấp dẫn trên, sinh viên tốt nghiệp ngành TCNH có thể dự tuyển vào vị trí ở các cơ quan khác nhau như:
- Ngân hàng thương mại; Ngân hàng nhà nước; Các Quỹ tín dụng nhân dân; Ngân hàng chính sách xã hội; Ngân hàng Phát triển
- Các công ty Tài chính, công ty cho thuê tài chính
- Các công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư
- Các công ty Định giá và thẩm định giá
- Các công ty bảo hiểm
- Cục thuế, hải quan
- Tất cả các loại hình doanh nghiệp khác gồm các tập đoàn lớn, các công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn...
Như vậy lựa chọn việc làm đối với cử nhân ngành TCNH rất đa dạng và xu hướng hội nhập quốc tế mạnh mẽ đã mở ra cho lĩnh vực này nhiều triển vọng đáng kể. Trong bối cảnh đó, ngoại ngữ trở thành yếu tố bắt buộc để sinh viên TCNH có thể bắt kịp đà phát triển chung ở trong nước và thế giới. Chính bối cảnh này đã tạo nên “cơn khát” nhân lực chất lượng có đầy đủ kỹ năng hội nhập, công nghệ thông tin, giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình và phản biện... Trong đó, tiếng Anh và kỹ năng mềm được coi là một yêu cầu sống còn.
Trường Đại học Đại Nam là trường đại học đã xây dựng được uy tín trong cả nước đặc biệt về đào tạo ngành TCNH. Điểm khác biệt của sinh viên theo học TCNH tại Đại học Đại Nam là được “học đi đôi với hành” - lý thuyết luôn đi liền với thực tiễn, các em được học các môn kỹ năng nghề nghiệp như kỹ năng phân tích và đầu tư chứng khoán; kỹ năng thẩm định dự án, kỹ năng lập kế hoạch dòng tiền; kỹ năng giao dịch... Ngoài ra, đối với sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư đã được trải nghiệm thực tập thực tế tại các doanh nghiệp chứng khoán, ngân hàng, công ty bảo hiểm dưới hình thức học việc và thực tập với sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ ngân hàng hoặc công ty chứng khoán/bảo hiểm. Điều đó giúp cho các em bước đầu khai thác được năng lực bản thân và định hướng nghề nghiệp phù hợp sau khi ra trường.
Bên cạnh đó, ở Đại học Đại Nam rất chú trọng đào tạo ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho sinh viên từ năm thứ nhất. Các yếu tố quan trọng đó đã được cụ thể hóa thông qua chuẩn đầu ra TOEIC và các học phần kỹ năng mềm: giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, phỏng vấn… Do vậy qua hơn 10 năm thành lập Khoa TCNH, các thế hệ sinh viên TCNH của Đại học Đại Nam luôn là nguồn nhân lực chất lượng được các nhà tuyển dụng nhân sự ngân hàng săn đón. Đến nay, hàng ngàn sinh viên Ngành TCNH của Đại học Đại Nam đang làm việc tại các loại hình doanh nghiệp trong cả nước và được đánh giá rất cao về chất lượng.
-----------------------
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan