Tại sao Đại học Đại Nam lại đầu tư chương trình đào tạo thể chất tự chọn và khác biệt?

Sức khoẻ là “tài sản” quý giá nhất của mỗi con người. Bên cạnh việc học tập để tích luỹ, rèn luyện tri thức, đạo đức, thế hệ trẻ cần phải biết cách rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ của bản thân. Điều này còn đặc biệt quan trọng trong bối cảnh môi trường sống ô nhiễm, dịch bệnh hoành hành như hiện nay. Thói quen rèn luyện, bảo vệ sức khoẻ đúng cách ngay từ khi còn trẻ sẽ theo con người đến hết cuộc đời; là hành trang không thể thiếu để hội nhập và phát triển trong thời đại phát triển như vũ bão hiện nay. Đây là lý do, tại sao trường Đại học Đại Nam (DNU) đặc biệt coi trọng đào tạo thể chất và không ngừng đổi mới chương trình đào tạo gắn với thực tế và nhu cầu của người học để góp phần đào tạo và bồi đắp những thế hệ trí thức có đủ đức – trí – thể - mỹ.
Theo đó, bắt đầu từ năm học 2022 – 2023, sinh viên DNU được tự chọn môn thể thao mình yêu thích để học tập, phát huy tối đa và toàn diện năng lực của bản thân. Đặc biệt, các môn học tự chọn như: Võ, yoga, dance được đào tạo bởi đội ngũ giảng viên là những vận động viên chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm đến từ khoa Kinh tế và Marketing thể thao của Nhà trường.
Sinh viên DNU thoải mái lựa chọn môn thể thao mà bản thân yêu thích để rèn luyện.
Chia sẻ về chủ trương này của Đại học Đại Nam, cô Cao Thị Hoà – Phó Hiệu trưởng cho biết: Giáo dục thể chất là loại hình giáo dục có hệ thống, có mục đích, tổ chức nhằm truyền đạt tri thức, kỹ năng liên quan đến vận động. Giáo dục thể chất được kết hợp với các mặt khác của giáo dục để nâng cao đức – trí - thể - mĩ,… tạo nên sự phát triển cân đối, hài hòa và toàn diện của một con người.
Với sinh viên, giáo dục thể chất ngày càng quan trọng vì đây là thời kỳ nhạy cảm để phát triển và hoàn thiện thể chất, nhân cách. Sức khỏe tốt sẽ giúp nâng cao sức khỏe tinh thần, đẩy mạnh quá trình rèn luyện trí tuệ, đạt hiệu quả cao trong học tập; thúc đẩy sự tự tin, tích cực và chủ động trong các hoạt động thể dục thể thao của nhà trường và xã hội; nắm được phương pháp tự rèn luyện…
“Thực tế, giáo dục thể chất đang bị “coi nhẹ” tại nhiều cơ sở đào tạo đại học. Chương trình học tập nhàm chán với các môn thể thao áp đặt khiến sinh viên không có hứng thú luyện tập, chỉ học một cách đối phó, đủ điều kiện qua môn. Nhiều sinh viên còn mang tâm lý “ám ảnh thể chất” bởi thể trạng không đáp ứng được sức nặng của môn học. Với chương trình đào tạo thể chất mới, khác biệt, sinh viên DNU sẽ không còn bị ám ảnh, giáo dục thể chất sẽ thực sự trở thành môn học hấp dẫn giúp nâng cao sức khỏe cho sinh viên cả về thể chất và cảm xúc…”, cô Cao Thị Hoà khẳng định.
Với các môn học tự chọn Yoga, Dance, Võ tự vệ… sinh viên sẽ được rèn luyện toàn diện về thể chất và tinh thần.
Sinh viên được gì khi học chương trình giáo dục thể chất mới, khác biệt tại Đại học Đại Nam?
Tự chọn môn thể thao yêu thích
Nhằm tạo môi trường học tập năng động, thoái mái cho người học, trường Đại học Đại Nam đã tiến hành đổi mới chương trình đào tạo môn học Giáo dục thể chất theo hướng sinh viên tự chọn. Qua đó tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn nội dung học tập phù hợp với năng lực, nhu cầu và sở trường của bản thân. Từ đó nâng cao thể lực và kết quả học tập của sinh viên.
Thời lượng chương trình đào tạo được thiết kế rút ngắn thời gian đào tạo lý thuyết, tăng thời gian thực hành. Theo đó, sinh viên phải tích lũy đủ 03 tín chỉ Giáo dục thể chất. Trong đó, tín chỉ 1 là môn học bắt buộc với 15 giờ lý thuyết. Tín chỉ 2,3 là các môn thể thao tự chọn với 60 giờ thực hành.
Sinh viên được tự chọn những môn học ‘hiếm khi xuất hiện’ trong chương trình đào tạo giáo dục thể chất: Yoga, Dance, Võ tự vệ… Với các môn học tự chọn, sinh viên sẽ được rèn luyện toàn diện về thể chất và tinh thần, tăng độ dẻo dai, có thể luyện tập và ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Bên cạnh đó, nội dung chương trình học tập rất đa dạng, từ bài tập thể lực đến tập cơ, tập đa năng, nhảy… đem đến sự mới lạ và hứng thú cho sinh viên. Thông qua các đó cũng thúc đẩy sinh viên tham gia các phong trào thể dục, thể thao trong toàn trường.
Trải nghiệm không gian học tập hiện đại
Không chỉ đầu tư cho hệ thống các phòng thực hành, sinh viên ĐH Đại Nam còn được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần với hệ thống nhà thể chất, sân bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền… ngay trong khuân viên trường. Nhà thể chất với diện tích xây dựng 1160 m2 cho phép đào tạo nhiều môn thể thao cùng một lúc. Hệ thống sân bãi khang trang, sạch, đẹp đảm bảo phục vụ sinh viên sinh hoạt, thư giãn sau những giờ tập luyện căng thẳng và hăng say.
Bên cạnh đó, mỗi năm, Đại học Đại Nam đều rà soát chất lượng dụng cụ học tập, bổ sung những trang thiết bị công nghệ mới để bổ trợ cho việc học tập và rèn luyện của sinh viên.
Cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của sinh viên.
Đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Thể thao trược tiếp đào tạo
Học giáo dục thể chất tại Đại học Đại Nam, sinh viên sẽ được hướng dẫn bởi đội ngũ giảng viên chất lượng của khoa Kinh tế và Marketing thể thao. 100% giảng viên của Khoa là những vận động viên chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm TDTT.
1. PGS. TS. Hoàng Công Dân với 45 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực TDTT, từng là cán bộ quản lý TDTT; Huấn luyện viên Đội tuyển Điền kinh quốc gia; Giảng viên – Chủ nhiệm bộ môn Giáo dục thể chất, trường Đại học Mỏ - Địa chất; Nghiên cứu viên Viện khoa học TDTT; Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam – Tổng biên tập Tạp chí thể thao; Giảng viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; Giảng viên thỉnh giảng của các trường đại học và Viện Khoa học TDTT trong nước.
Đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, là những vận động viên chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm TDTT.
2. TS. Đàm Quốc Chính với 36 năm kinh nghiệm giảng dạy, từng là thành viên Đội tuyển Điền kinh thành phố Hà Nội; Huấn luyện viên Đội tuyển Cờ vua Bộ Giáo dục và Đào tạo tham dự Đại hội Thể thao sinh viên Đông Nam Á (1989); Ủy viên BCH Hiệp hội khoa học Thể thao Việt Nam; Nguyên Phó chủ tịch Liên đoàn Cờ tướng Việt Nam; Nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin TDTT tổng cục TDTT – Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch; Nguyên Giám đốc Văn phòng Ban điều phối dự án “Nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030”.
3. TS. Nguyễn Kim Lan có 32 năm kinh nghiệm giảng dạy. Cô có 49 năm hoạt động trong ngành TDTT; từng là vận động viên thể dục dụng cụ Hà Nội; Huấn luyện viên thể dục dụng cụ; Nhà quản lý, phụ trách các môn nhóm thể dục và khiêu vũ thể thao; Trưởng Bộ Thể dục Tổng cục TDTT; Phó Chủ tịch liên đoàn thể dục Đông Nam Á, thành viên ban kỹ thuật Thể dục Aerobic châu Á; Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký liên đoàn thể dục Việt Nam.
4. TS. Ngô Quang Huy có 32 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực TDTT; là Nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thể chất và Thể thao – Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. TS. Mai Tú Nam với 28 năm kinh nghiệm giảng dạy trong lĩnh vực TDTT.
6. ThS. Phạm Trung với 20 kinh nghiệm, từng giảng viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội; Quản lý phòng trọng tài Liên đoàn bóng đá Việt Nam; Quản lý và điều hành hệ thống trọng tài bóng đá nam - nữ Quốc gia Việt Nam; Phó phòng điều hành trọng tài liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF.
7. TS. Vũ Trung Tuấn đã có 12 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giảng dạy.
8. ThS. Ngô Xuân Nguyện với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực TDTT và giảng dạy.
9. TS. Nguyễn Đức Dũng có 10 năm kinh nghiệm giảng dạy; từng là trọng tài Quốc gia môn Yoga (2019); Giám đốc Học viện Yoga trị liệu Việt Nam (2019); Giảng viên khoa Kinh tế và Marketing Thể thao – Đại học Đại Nam 2021.
10. CN. Tạ Hồng Vân có 6 năm kinh nghiệm giảng dạy. Cô từng là HLV tại một số phòng tập có tiếng tại Hà Nội.
11. CN. Nguyễn Duy Khánh có 2 năm kinh nghiệm giảng dạy trong lĩnh vực TDTT.
Ban Truyền thông