Tất tần tật về khoa Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc Trường ĐH Đại Nam

Đăng ngày 30/04/2021
7.363 lượt xem
Đăng ngày 30/04/2021
7.363 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark

 I. Tên khoa

- Tiếng Việt: Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc

- Tiếng Anh: Faculty of Korean Language and Culture

II. Giới thiệu tổng quan về khoa

 

Trường Đại học Đại Nam là 1 trong 4 trường đại học đào tạo chuyên sâu về ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc tại miền Bắc.

1. Năm thành lập: Năm 2019

2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên  

Ban cố vấn khoa học của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc gồm những thày cô đã và đang là các lãnh đạo quản lý tại Khoa Ngôn ngữ Hàn Quốc danh tiếng tại Việt Nam và Hàn Quốc: GS. Hangrok Cho, TS. Park Sun Young, TS. Nguyễn Vĩnh Tường, TS. Nghiêm Thị Thu Hương, TS. Lưu Tuấn Anh…

- 15 giảng viên cơ hữu, trong đó có 02 TS, 10 ThS với 03 ThS là giảng viên bản ngữ đáp ứng nhu cầu giảng dạy của Khoa và nhằm nâng cao chất lượng giờ giảng cho sinh viên;

- Đội ngũ giảng viên nhiệt tình, có phương pháp giảng dạy tiên tiến, được đào tạo và tu nghiệp tại các trường đại học danh tiếng trong nước và Hàn Quốc;

Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc quy tụ được đội ngũ cán bộ, giảng viên giỏi, tâm huyết và giàu kinh nghiệm thực tiễn.

- Các giảng viên của Khoa đều là những thày cô tâm huyết, yêu nghề, nhiệt tình và đoàn kết, luôn giúp đỡ, phối hợp với nhau trong việc phân công và thực hiện nhiệm vụ. Luôn hoàn thiện, đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy theo tư duy mới “Lấy người học làm trung tâm” phương pháp giảng dạy tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên ngoại ngữ và nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập.

III. Ngành đào tạo:

1. Mã ngành: 7220210

2. Tên ngành: Ngôn ngữ Hàn Quốc

3. Định nghĩa ngành học: Ngôn ngữ Hàn Quốc là ngành đào tạo cho sinh viên hiểu, biết về tiếng Hàn và con người, văn hoá đất nước Hàn Quốc. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc là ngành học nghiên cứu, sử dụng tiếng Hàn trên nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch và văn hóa... của Hàn Quốc.

4. Trình độ đào tạo: Đại học

5. Thời gian đào tạo: 04 năm

6. Tên văn bằng :

- Tiếng Anh: Korean Language

- Tiếng Việt: Ngôn ngữ Hàn Quốc

7. Mục tiêu đào tạo:

7.1.  Mục tiêu chung

Mục tiêu của chương trình đào tạo được xây dựng phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu chiến lược và triết lý giáo dục của trường Đại học Đại Nam.

Chương trình đào tạo được thiết kế với mục tiêu đào tạo thiên về thực hành với 60% thời lượng thực hành, nhằm đào tạo ra những cử nhân tiếng Hàn có trình độ và khả năng giao tiếp tốt tiếng Hàn ở mức độ thành thạo, có kiến thức nền cần thiết cho nghề nghiệp như văn hóa, kinh tế, giáo dục, đất nước, xã hội Hàn Quốc; có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có tác phong nghề nghiệp; có tinh thần trách nhiệm cao.

Chương trình đào tạo với 60% thực hành.

7.2.  Mục tiêu cụ thể

7.2.1. Mục tiêu về kiến thức

MTKT01. Vận dụng được một số kiến thức đại cương chung, cơ bản về chính trị, khoa học xã hội-nhân văn và ngôn ngữ liên quan tới chương trình đào tạo ngôn ngữ Hàn để phục vụ cho công việc và hoạt động nghề nghiệp;

MTKT02. Áp dụng đượckiến thức ngôn ngữ Hàn ở trình độ đại họccũng như kiến thức cơ bản về biên phiên dịch, thuật ngữ chuyên ngànhvào công việc chuyên môn;

MTKT03. Sử dụng được những kiến thức về đất nước và con người Hàn Quốc trong giao tiếp và công việc thực tế;

MTKT04. Ứng dụng được những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin để giải quyết công việc chuyên môn.

7.2.2. Mục tiêu về kỹ năng

MTKN01. Sử dụng lưu loát tiếng Hàn trong giao tiếp hàng ngày, trong công việc cũng như giao tiếp quốc tế;

MTKN02. Thể hiện kỹ năng giao tiếp,tổng hợp, truyền đạt thông tin để phục vụ chocông việc;

MTKN03. Nắm vững nguyên tắc, kỹ thuậtbiên, phiên dịch trong quá trình chuyển ngữ;

MTKN04. Nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học;

MTKN05. Thành thạo trong việc tìm kiếm, tổng hợp thông tin để giải quyết vấn đề. 

Sinh viên được học tập với giảng viên bản ngữ ngay từ học kỳ đầu tiên và xuyên suốt trong cả khóa học.

7.2.3. Mục tiêu về mức tự chủ và trách nhiệm

MTNL01. Thể hiện tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; nhận thức được trách nhiệm cá nhân đối với đơn vị và cộng đồng trong việc thực hiện công tác chuyên môn;

MTNL02. Tự học, tự nghiên cứu và phát triển bản thân;

MTNL03. Phối hợp làm việc nhóm hiệu quả, kết hợp các kỹ năng mềm nhằm tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc.

MTNL04. Thích ứng với môi trường làm việc đa dạng;

8. Chuẩn đầu ra:

Chương trình đào tạo được thiết kế đảm bảo sinh viên tốt nghiệp đạt được các chuẩn đầu ra sau đây:

8.1.  Kiến thức

8.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương

KT01.Vận dụng được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh và những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào hoạt động nghề nghiệp;

KT02. Đối chiếu, so sánh ngôn ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ tiếng Hàn về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…phục vụ cho hoạt động nói và viết có hiệu quả hơn;

KT03. Vận dụng những kiến thức cơ bản về phương pháp luận khoa học để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học quy mô nhỏ và viết khóa luận tốt nghiệp;

KT04. Sử dụng được các công cụ tin học văn phòng (word, excel, ppt…) trong học tập, nghiên cứu, công tác dịch thuật và công tác chuyên môn khác;

ĐH Đại Nam liên tục ký kết hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp Hàn Quốc để mang đến môi trường học tập, trải nghiệm tốt nhất cho sinh viên.

8.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

KT05. Ứng dụng kiến thức về ngôn ngữ (từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp …) trong các tình huống giao tiếp và công tác dịch thuật;

KT06. Áp dụng kiến thức cơ bản về lý thuyết dịch, phương pháp dịch, kỹ thuật dịch và thuật ngữ chuyên ngành kinh tế-thương mại, du lịch, hành chính-văn phòng...vào công tác biên phiên dịch trong môi trường trong nước và quốc tế;

KT07. Ứng dụng kiến thức ngôn ngữ (từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp…) để viết bài luận, đề cương nghiên cứu, tiểu luận khoa học, khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Việt hoặc tiếng Hàn;

KT08. Vận dụng kiến thức nền tảng về kinh tế, văn hóa, xã hội..Hàn Quốc để có thể giao tiếp hiệu quả trong giao lưu hội nhập quốc tế và trong công tác dịch thuật;

KT09. Vận dụng kiến thức nền tảng về kinh tế, văn hóa, xã hội…Hàn Quốc để viết bài luận, đề cương nghiên cứu, tiểu luận khoa học, khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Việt hoặc tiếng Hàn.

8.2. Kỹ năng

KN01. Thành thạo kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Hàn tương đương trình độ TOPIK cấp 5 theo tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Hàn quốc tế;

KN02. Thể hiện kỹ năng tiếng Hàn ở mức có thể hiểu chi tiết văn bản dài (bài báo cáo, bài phát biểu…) thuộc lĩnh vực chuyên môn;

KN03. Thể hiện kỹ năng tiếng Hàn ở mức có thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết;

KN04. Thể hiện kỹ năng thuyết trình hoặc diễn đạt các vấn đề bằng tiếng Hàn một cách trôi chảy và tự tin;

KN05. Ghi nhớ, tổng hợp và truyền đạt lại thông tin từ tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngược lại một cách dễ hiểu và đúng với ngôn ngữ gốc;

KN06. Thể hiện kỹ năng biên dịch, phiên dịch chính xác các tài liệu không mang tính chuyên môn sâu hoặc các tình huống giao tiếp thông thường;

KN07. Nắm vững kỹ thuật xử lý và biên tập các văn bản dịch;

KN08. Thể hiện kỹ năng phân tích, đánh giá văn bản dịch;

KN09. Xác định được vấn đề nghiên cứu và triển khai đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực ngôn ngữ Hàn Quốc, văn hóa Hàn Quốc… quy mô nhỏ theo nhóm hoặc cá nhân;

KN10. Thành thạo trong việc khai thác internet để tra cứu, thu thập thông tin phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, dịch thuật và công tác chuyên môn khác;

8.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

NL01. Thể hiện tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; chấp hành chủ trương, chính sách của Đàng, quy định pháp luật của Nhà nước;

NL02. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; thể hiện thái độ làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm;khi làm công tác dịch thuật đảm bảo trung thành với bản gốc; đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng, đối tác;        

NL03. Nhận thức được quyền, trách nhiệm của người phiên dịch, làm quen với các quá trình biên tập khác nhau và tích lũy trải nghiệm thực tế của nghề biên, phiên dịch qua quá trình thực tập;

NL04. Đánh giá đúng năng lực bản thân khi nhận dịch tài liệu;

NL05. Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và học tập ở trình độ cao hơn;

NL06. Đánh giá và cải tiến hoạt động chuyên môn theo năng lực cá nhân;

NL07. Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện môi trường làm việc khác nhau, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

NL08. Tự định hướng, thích nghi với môi trường làm việc của đơn vị hay môi trường dịch thuật;

Đại sứ Hàn Quốc tại Nhật Bản làm việc với lãnh đạo Trường Đại học Đại Nam.

8.4 Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

- Làm biên, phiên dịch, chuyên viên, thư ký, trợ lý…cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức, công ty liên quan đến Hàn Quốc;

- Đảm nhận một số vị trí công việc tại các công ty hoặc chi nhánh về du lịch (hướng dẫn viên du lịch…), khách sạn, nhà hàng liên quan đến Hàn Quốc;

- Giảng dạy tiếng Hàn (cho người Việt) và tiếng Việt (cho người Hàn);

- Phiên dịch Hàn Việt, Việt Hàn cho các hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm…trong và ngoài nước.

8.5 Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các bậc cao học cao hơn ở trong và ngoài nước (như Hàn Quốc…) theo các chuyên ngành khác nhau mà bản thân có ý định nghiên cứu;

- Tự học tập, nghiên cứu các vấn đề một cách khoa học để nắm vững kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn

9. Chương trình đào tạo:

9.1 Khung chương trình đào tạo:

TT

MSMH

Tên môn học/học phần

Số TC

Môn học/học phần trước (*)

Tổng

LT

TH

  1.  

Khối kiến thức giáo dục đại cương

34

20

14

 

    1.  

Lý luận chính trị

11

6

5

 

  1.  

007CQLLCT1

Triết học Mác - Lênin

3

2

1

 

  1.  

007CQLLCT2

Kinh tế Chính trị Mác - Lênin

2

1

1

1

  1.  

007CQLLCT3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

1

1

 

  1.  

007CQLLCT4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

1

1

 

  1.  

007CQLLCT5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

1

1

 

    1.  

Khoa học xã hội nhân văn

11

7

4

 

 

Kiến thức bắt buộc

9

6

3

 

  1.  

167CQbTHTV

Thực hành văn bản tiếng Việt

2

1

1

 

  1.  

107CQLDC2

Pháp luật đại cương

3

2

1

 

  1.  

057CQDLNN

Dẫn luận ngôn ngữ học

2

2

0

 

  1.  

167CQNNDC

Ngôn ngữ học đối chiếu (Việt-Hàn)

2

1

1

8

 

Kiến thức tự chọn (chọn 1 trong 3môn học/học phần)

2/6

1/3

1/3

 

  1.  

117CQ1cCVHV

Cơ sở văn hóa Việt Nam

2

1

1

 

  1.  

067CQcNCKH

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

1

1

 

  1.  

167CQcHHCS

Hán Hàn cơ sở

2

1

1

 

    1.  

Ngoại ngữ 2 (Chọn 1 trong 2 ngoại ngữ)

9/18

6/12

3/6

 

 

Tiếng Trung

9

6

3

 

  1.  

057CQcN2TQ1

Tiếng Trung Quốc P1

3

2

1

 

  1.  

057CQcN2TQ2

Tiếng TrungQuốc P2

3

2

1

13

  1.  

057CQcN2TQ3

Tiếng TrungQuốc P3

3

2

1

14

 

Tiếng Anh

9

6

3

 

  1.  

047CQTANN1

Tiếng Anh P1

3

2

1

 

  1.  

047CQTANN2

Tiếng Anh P2

3

2

1

16

  1.  

047CQTANN3

Tiếng Anh P3

3

2

1

17

    1.  

Khoa học tự nhiên

3

1

2

 

  1.  

077CQTHDC

Tin học đại cương

3

1

2

 

    1.  

 

Giáo dục thể chất

 

 

 

 

    1.  

 

Giáo dục quốc phòng

 

 

 

 

  1.  

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

100

33

67

 

    1.  

Kiến thức cơ sở

22

8

14

 

  1.  

167CQ1bĐVHQ1

Kỹ năng Đọc Viết tiếng Hàn 1

3

1

2

 

  1.  

167CQ1bNNHQ1

Kỹ năng Nghe Nói tiếng Hàn 1

3

1

2

 

  1.  

167CQ1bKNHQ1

Khẩu ngữ tiếng Hàn 1

2

1

1

 

  1.  

167CQ1bNPHQ1

Ngữ pháp Tiếng Hàn 1

3

1

2

 

  1.  

167CQ1bĐVHQ2

Kỹ năng Đọc Viết tiếng Hàn 2

3

1

2

20

  1.  

167CQ1bNNHQ2

Kỹ năng Nghe Nói tiếng Hàn 2

3

1

2

21

  1.  

167CQ1bKNHQ2

Khẩu ngữ tiếng Hàn 2

2

1

1

22

  1.  

167CQ1bNPHQ2

Ngữ pháp Tiếng Hàn 2

3

1

2

23

    1.  

Kiến thức ngành

31

11

20

 

  1.  

167CQ2bĐVHQ3

Kỹ năng Đọc Viết tiếng Hàn 3

3

1

2

24

  1.  

167CQ2bNNĐV3

Kỹ năng Nghe Nói tiếng Hàn 3

3

1

2

25

  1.  

167CQ2bKNHQ3

Khẩu ngữ tiếng Hàn 3

2

1

1

26

  1.  

167CQ2bNPHQ3

Ngữ pháp Tiếng Hàn 3

3

1

2

27

  1.  

167CQ2bĐVHQ4

Kỹ năng Đọc Viết tiếng Hàn 4

3

1

2

28

  1.  

167CQ2bNNHQ4

Kỹ năng Nghe Nói tiếng Hàn 4

3

1

2

29

  1.  

167CQ2bKNHQ4

Khẩu ngữ tiếng Hàn 4

2

1

1

30

  1.  

167CQ2bNPHQ4

Ngữ pháp Tiếng Hàn 4

3

1

2

31

  1.  

167CQ2bĐVHQ5

Kỹ năng Đọc Viết tiếng Hàn 5

3

1

2

32

  1.  

167CQ2bNNHQ5

Kỹ năng Nghe Nói tiếng Hàn 5

3

1

2

33

  1.  

167CQ2bNPHQ5

Ngữ pháp Tiếng Hàn 5

3

1

2

35

    1.  

Kiến thức chuyên ngành

41

12

29

 

 

Kiến thức bắt buộc

37

10

27

 

  1.  

167CQ3bTHNC

Tiếng Hàn nâng cao

3

1

2

28,29,31

  1.  

167CQ3bLDHQ

Lý thuyết dịch tiếng Hàn

2

1

1

28,29,31

  1.  

167CQ3bTDHQ1

Thực hành dịch tiếng Hàn 1

4

1

3

28,29,31

  1.  

167CQ3bTDHQ2

Thực hành dịch tiếng Hàn 2

4

1

3

41

  1.  

167CQ3bTDHQ3

Thực hành dịch tiếng Hàn 3

4

1

3

42

  1.  

167CQ3bTDHQ4

Thực hành dịch tiếng Hàn 4

4

1

3

43

  1.  

167CQ3bHQKT

Tiếng Hàn kinh tế - thương mại

4

1

3

28,29,31

  1.  

167CQ3bHQDK

Tiếng Hàn du lịch - khách sạn

4

1

3

28,29,31

  1.  

167CQ3bHQHV

Tiếng Hàn hành chính - văn phòng

4

1

3

28,29,31

  1.  

167CQ3bTTHQ

Kỹ năng thuyết trình tiếng Hàn

4

1

3

28,29,31

 

Kiến thức tự chọn (chọn 2 trong 4 môn học/học phần)

4/8

2/4

2/4

 

  1.  

167CQ3cĐNHQ

Đất nước học Hàn Quốc

2

1

1

28,29,31

  1.  

167CQ3cKTHQ

Kinh tế Hàn Quốc

2

1

1

28,29,31

  1.  

167CQ3cVHHQ

Văn học Hàn Quốc

2

1

1

28,29,31

  1.  

167CQ3cLSHQ

Lịch sử Hàn Quốc

2

1

1

28,29,31

    1.  

Kiến thức bổ trợ

6

2

4

 

  1.  

067CQ4KNM1

Kỹ năng mềm P1

3

1

2

 

  1.  

067CQ4KNM2

Kỹ năng mềm P2

3

1

2

53

  1.  

Tốt nghiệp

10

0

10

 

3.1.

167CQ5TTTN

Thực tập tốt nghiệp

4

0

4

 

3.2

167CQ5KLTN

Khóa luận tốt nghiệp/thi tốt nghiệp/môn học/học phần thay thế

6

0

6

 

 

Nếu không viết khóa luận tốt nghiệp, SV học thêm 2 môn

 

 

 

 

55.

167CQ5HPTN1

Quan hệ đối ngoại Việt Nam-Hàn Quốc

3

1

2

28,29,31

56.

167CQ5HPTN2

Văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc

3

1

2

28,29,31

 

9.2. Năng lực sinh viên nhận được sau từng năm học:

* Năm 1:

  • Được các giảng viên hàng đầu Việt Nam, Hàn Quốc giảng dạy
  • Được rèn luyện đầy đủ các kỹ năng cơ bản trong tiếng Hàn: nghe, nói, đọc, viết
  • Được đào tạo bằng các giáo trình chuẩn đã qua công tác kiểm định kỹ càng.
  • Được tham gia các Câu lạc bộ tiếng Hàn ngoại khóa
  • Được đào tạo cơ bản về các kiến thức cần có: tin học, kỹ năng mềm, thực hành ngôn ngữ tiếng Việt
  • Có năng lực tiếng Hàn tương đương trình độ TOPIK cấp 2 theo tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Hàn quốc tế

* Năm 2:

  • Được các Giảng viên hàng đầu Việt Nam giảng dạy
  • Được các Giảng viên bản ngữ giảng dạy
  • Được nâng cao các kỹ năng cơ bản trong tiếng Hàn: nghe, nói, đọc viết
  • Được tham gia các Câu lạc bộ tiếng Hàn ngoại khóa với người bản ngữ.
  • Được tìm hiểu thêm về Văn hóa Hàn Quốc trực tuyến tại phòng chuyên biệt: Ca nhạc Hàn Quốc, Phim truyện Hàn Quốc…..
  • Học và luyện thi Topik tại phòng chuyên biệt
  • Có năng lực tiếng Hàn tương đương trình độ TOPIK cấp 3 theo tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Hàn quốc tế

* Năm 3:

  • Được các Giảng viên hàng đầu Việt Nam giảng dạy
  • Được các Giảng viên bản ngữ giảng dạy
  • Được tham gia các Câu lạc bộ tiếng Hàn ngoại khóa
  • Được đào tạo tạo kỹ năng chuyên sâu hơn trong chuyên ngành tiếng Hàn: kỹ năng biên dịch, phiên dịch, kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Hàn...
  • Được tìm hiểu thêm về Văn hóa Hàn Quốc trực tuyến tại phòng chuyên biệt: Ca nhạc Hàn Quốc, Phim truyện Hàn Quốc…..
  • Học và luyện thi Topik tại phòng chuyên biệt
  • Được trải nghiệm học tập tại Hàn Quốc (3 tuần)
  • Được trải nghiệm với các công ty hàng đầu của Hàn Quốc
  • Có năng lực tiếng Hàn tương đương trình độ TOPIK cấp 4 theo tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Hàn quốc tế

* Năm 4:

  • Được các Giảng viên bản ngữ giảng dạy
  • Được tìm hiểu thêm về Văn hóa Hàn Quốc trực tuyến tại phòng chuyên biệt: Ca nhạc Hàn Quốc, Phim truyện Hàn Quốc…..
  • Được đào tạo tạo kỹ năng chuyên sâu hơn trong chuyên ngành tiếng Hàn: soạn thảo văn bản tiếng Hàn, thực hành dịch tiếng Hàn, tiếng Hàn kinh tế thương mại, kỹ năng biên dịch, phiên dịch...
  • Học và luyện thi Topik tại phòng chuyên biệt
  • Được giao lưu, trao đổi, học hỏi trực tiếp từ những chuyên gia trong và ngoài nước
  • Có năng lực tiếng Hàn tương đương trình độ TOPIK cấp 5 theo tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Hàn quốc tế

Cơ sở vật chất hiện đại đảm bảo tốt nhất cho nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học và trải nghiệm của sinh viên.

10. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo:  

Về cơ sở vật chất, nhà trường đặt tại 02 địa điểm: Cơ sở 1 tại địa chỉ số 01 Phố Xốm, Phường Phú Lãm, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội với diện tích 8,6 ha phục vụ cho sinh viên các ngành đào tạo Đại học; Cơ sở 2 tại địa chỉ số 56 đường Vũ Trọng Phụng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội với 01 tòa nhà 6 tầng diện tích 3.950m2 sàn xây dựng phục vụ cho việc đào tạo Sau đại học và các lớp đào tạo liên tục, đào tạo ngắn hạn.

Cơ sở vật chất tại hai cơ sở này đều đủ điều kiện đảm bảo đào tạo cho 10.000 sinh viên với các giảng đường, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện…

a. Khu vực văn phòng

- Phòng làm việc của Lãnh đạo Nhà trường; Văn phòng các khoa; Phòng làm việc các phòng ban chức năng; Các trung tâm.

- Có 02 phòng hội thảo và 01 hội trường lớn với tổng diện tích 480 m2.

b. Giảng đường

- Giảng đường: có 49 phòng học với tổng diện tích là 3.200 m2, các giảng đường đều có các trang thiết bị nghe nhìn và giảng dạy hiện đại, đảm bảo cho việc học tập nghiên cứu cho hơn 10.000 sinh viên.

- Phòng học máy tính: 05 phòng học tổng với diện tích 1.252 m2 với 350 máy tính. Ngoài ra còn có:

+ 01 Phòng Lab mô phỏng phục vụ các môn chuyên ngành Công nghệ thông tin.

+ 01 Phòng Lab học multimedia dùng để học các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết…

- Hệ thống phòng máy dạy-học ngoại ngữ, phòng dạy dịch ca-bin chuyên nghiệp.

- Phòng dạy-học từ xa đạt tiêu chuẩn châu Âu.

- Phòng học đa năng (multimedia) với hàng trăm máy tính nối mạng, được cài đặt các phần mềm học ngoại ngữ, chuyên ngành hiện đại;

c. Cơ sở vật chất khác

- Khu sân thể thao và khu giáo dục thể chất với diện tích 6.160m2.

- 02 Nhà ăn sinh viên với tổng diện tích 1.380m2.

- Ký túc xá gồm 144 phòng với tổng diện tích hơn 5.000m2 đảm bảo chỗ ở cho 1.400 sinh viên nội trú.

d. Trang thiết bị

Công tác đầu tư trang thiết bị phục vụ giảng dạy, hoạt động, NCKH luôn được nhà trường coi trọng. Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học trong nhà trường bao gồm: máy vi tính, máy chiếu, màn chiếu, casset, amly, loa, micro, đầu DVD, Ti Vi, Tủ thiết bị.

Với các trang thiết bị kể trên, có thể nói trang thiết bị ở các phòng học đã đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, phù hợp với xu thế mới, với phương pháp dạy và học như các nước trong khu vực và thế giới. Hàng năm, Nhà trường luôn dành một khoản kinh phí để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cho các phòng học.Với quy mô đào tạo hiện tại, trang thiết bị đã đáp ứng được kế hoạch đào tạo của Nhà trường.

Nhà trường đã ban hành các nội quy sử dụng phòng học, phòng thực hành máy tính; Quy định về quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản. Nhà trường luôn quan tâm đến việc kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ trang thiết bị trong toàn trường, đặc biệt tại các phòng học, đảm bảo việc dạy và học được thông suốt, không ảnh hưởng đến tiến độ cũng như kế hoạch dạy và học của Nhà trường.

e. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Nhà trường luôn được đầu tư, nâng cấp nhằm phục vụ tốt nhất hoạt động giảng dạy, học tập và NCKH.Các thiết bị tin học được trang bị như thiết bị mạng, kết nối wifi trong toàn trường, màn chiếu, máy in và các thiết bị khác, đặc biệt là máy tính. Số lượng máy tính (gồm cả máy tính xách tay) trung bình cho mỗi giảng viên là 1,1 máy tính/giảng viên. Mỗi cán bộ tại mỗi bộ phận đều được trang bị thiết bị tin học để phục vụ công việc.

11. Cơ hội nghề nghiệp

11.1. Vị trí công việc có thể đảm nhận trong các đơn vị

- Làm biên, phiên dịch, chuyên viên, thư ký, trợ lý…cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức, công ty liên quan đến Hàn Quốc;

- Đảm nhận một số vị trí công việc tại các công ty hoặc chi nhánh về du lịch (hướng dẫn viên du lịch…), khách sạn, nhà hàng liên quan đến Hàn Quốc;

- Giảng dạy tiếng Hàn (cho người Việt) và tiếng Việt (cho người Hàn);

- Phiên dịch Hàn Việt, Việt Hàn cho các hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm…trong và ngoài nước.

11.2. Mức thu nhập trung bình trong tương lai:

 - Từ 500$~1.500$

12. Hợp tác và phát triển:

Về hợp tác và phát triển, Khoa đã liên kết đào tạo và nghiên cứu với nhiều trường đại học Hàn Quốc như: Trường Đại học Yonsei; Trường Sun Moon; Trường đại học Tongmyon; Trường Hoseo, Trường Chung Cheong.

Để phục vụ cho phương châm “Học đi đôi với Hành”, tạo việc làm cho sinh viên và để có được những hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc, Khoa đã ký kết với nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc như: Hiệp hội doanh nhân và đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc; Công ty LG Electronics Việt Nam; Công ty Delta E&C Việt Nam; Công ty Heesung Việt Nam; Công ty Miso INC Korea… tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc vớimôi trường làm việc chuyên nghiệp.

V. Thế mạnh của khoa Khoa

1. Chương trình đào tạo:

 Chương trình đào tạo của Khoa đã được các thầy cô là các tiến sĩ đầu ngành đang giữ các vị trí Trưởng, phó khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Hàn Quốc trong các trường như Đại học Khoa học xã hội Nhân Văn-Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ-Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Hà Nội...tham gia thẩm định và phê duyệt chương trình.

2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên

Với nhận thức, đội ngũ giảng viên là điểm mấu chốt của chất lượng đào tạo, Trường Đại học Đại Nam đặc biệt chú trọng tuyển chọn đội ngũ giảng viên chất lượng cao cho Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc. Hiện Khoa đang có 10 giảng viên cơ hữu trong đó có 01 Tiến sĩ, 06 Thạc sĩ người Việt Nam và 03 thạc sĩ là giảng viên bản ngữ người Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Khoa còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm đến từ các trường đại học uy tín trong và ngoài nước.

Đội ngũ giảng viên cơ hữu của Khoa là các giảng viên trẻ năng động, nhiệt huyết, có phương pháp giảng dạy hiện đại,  được đào tạo bài bản ở các trường đại học, Viện nghiên cứu danh tiếng tại Hàn Quốc.

Ban cố vấn khoa học của Khoa gồm những thầy cô đã và đang là các lãnh đạo quản lý tại Khoa Ngôn ngữ Hàn Quốc danh tiếng tại Việt Nam và Hàn Quốc như: TS. Nguyễn Vĩnh Tường, TS. Nghiêm Thị Thu Hương...

3. Hoạt động ngoại khóa sinh viên:

Sinh viên được tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích, như:

+ Lễ hội Chuseok (Tết trung thu,) Lễ hội văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam...;

+ Vui học tiếng Hàn Quốc, Tuần lễ văn hóa Hàn Quốc, Giao lưu trại hè tại Hàn Quốc...;

Sinh viên của Khoa có cơ hội được tham gia tại các cuộc thi như:

+ Các cuộc thi nói giỏi tiếng Hàn Quốc quy mô lớn được tổ chức hàng năm như "Cuộc thi nói tiếng Hàn KLAT online”, “Cuộc thi Nói tiếng Hàn Kumho Asiana” “Cuộc thi hùng biện tiếng Hàn”...

4. HỌC BỔNG VÀ CƠ HỘI HỌC CHUYỂN TIẾP TẠI HÀN QUỐC

+ Học bổng toàn phần hoặc bán phần của Trường ĐH Đại Nam dành cho các sinh viên học giỏi; miễn giảm học phí cho các sinh viên thuộc diện chính sách;

+ Học bổng khuyến học của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước;

+ Học bổng các khóa học ngắn hạn, hệ cử nhân, thạc sĩ của chính phủ Hàn Quốc và các trường đại học danh tiếng: Trường Đại học Yonsei - Hàn Quốc; Trường Sun Moon - Hàn Quốc; Trường đại học Tongmyong - Hàn Quốc; Trường Hoseo - Hàn Quốc; Trường Chung Cheong - Hàn Quốc.

VI. Thành tựu

1. Hoạt động văn thể mỹ:

- Giải nhất cuộc thi Lets Dance mùa 3 (2020) (Đại học Đại Nam)

- 01 Huy chương vàng, 02 Huy chương bạc, 01 Huy chương đồng Giải Karatedo Thăng Long mở rộng (2020)

- MC Gala chào tân sinh viên K14 (2020) (Đại học Đại Nam)

- Giải thưởng cá nhân trong cuộc thi Quizshow tiếng Hàn (2020) (Đại học Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội)

VII. Tố chất phù hợp với ngành học

Để học tốt ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau: Siêng năng, kiên trì, chăm chỉ; có trí nhớ tốt; năng động, nhanh nhẹn, tự tin; thích tìm hiểu, khám phá văn hóa; có thiên hướng về các ngành khoa học xã hội; có năng khiếu về ngoại ngữ; thích giao tiếp với nhiều người; yêu thích ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc,...

VIII. Tầm nhìn tương lai

Các Khoa gửi kèm 5-10 ảnh nổi bật của Khoa và dự kiến học phí cho K15 (ảnh và video của khoa được gửi trực tiếp tại Phòng tuyển sinh)

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background