THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ: NGUỒN NHÂN LỰC LUÔN ĐƯỢC KHÁT KHAO

Đăng ngày 09/09/2020
1.264 lượt xem
Đăng ngày 09/09/2020
1.264 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi và đang ngày càng trở lên gay gắt. Bên cạnh những khó khăn do đặc thù của ngành Luật kinh tế, người làm nghề luật còn luôn phải đối diện với những mặt trái của đời sống kinh tế. Chính vì những đòi hỏi trên mà những người được đào tạo ngành Luật Kinh tế, đặc biệt là ở trình độ thạc sĩ đang là nguồn nhân lực luôn được khát khao ở mọi cơ quan, tổ chức.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi và đang ngày càng trở lên gay gắt. Bên cạnh những khó khăn do đặc thù của ngành Luật kinh tế, người làm nghề luật còn luôn phải đối diện với những mặt trái của đời sống kinh tế. Chính vì những đòi hỏi trên mà người theo học ngành luật kinh tế hiện nay còn khá ít mặc dù nhu cầu về nhân lực ngành này đang ngày một tăng cao. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, dự tính từ Bộ Tư pháp cho năm 2020, cả nước cần có khoảng 20.000 nhân sự cho các chức danh tư pháp. Trong đó, cần khoảng 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại. Con số này dự kiến còn tăng gấp nhiều lần khi tính đến lượng công chức làm việc tại các bộ, ban, ngành và doanh nghiệp.

Ngoài những vị trí trên, cử nhân Luật kinh tế còn có các cơ hội nghề nghiệp khác như chuyên viên pháp chế, nhân viên tư vấn luật, nhân sự v.v. Vì các công ty đều cần người biết luật để tham gia vào các hoạt động như hợp đồng kinh tế, hợp đồng lap động, xử lý quan hệ khách hàng, quan hệ lao động, quan hệ với chính quyền, xin giấy phép v.v. Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay mỗi năm, Việt Nam chỉ đào tạo ra khoảng 3.500 – 4.000 cử nhân Luật tất cả các chuyên ngành. Do vậy, đối với chuyên ngành hẹp là Luật Kinh tế và ở bậc đào tạo thạc sĩ thì số lượng này còn khiêm tốn hơn nữa.

Một trong những điểm sáng nổi bật đối với nhân sự ngành này, đó là đội ngũ được đào tạo thiên về “chất” nhiều hơn “lượng”. Cái “khó”, cái “khổ”, cái “khô” của ngành đã tạo ra những con người có tính cách tính chăm chỉ, cẩn thận và kiên nhẫn. Học ngành luật kinh tế, trước hết người học được đào tạo chuyên sâu về ngành luật nói chung kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Trong đó, chú trọng đến Luật kinh tế – ngành luật tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế có phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước. Cùng với đó, người học luật kinh tế còn được trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết để trưởng thành trong nhận thức và giao tiếp. Ở trình độ thạc sĩ, ngành luật kinh tế được định hướng nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có tư duy chiến lược, có kiến thức chuyên sâu của ngành luật kinh tế của Việt Nam và quốc tế, có khả năng đảm nhiệm công việc ở cấp độ chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo.

http://niie.edu.vn/wp-content/uploads/2020/06/vb2-dai-hoc-lyuat.jpg

Thời đại mở cửa mang tới nhiều cơ hội việc làm cho những người thực sự năng lực, đặc biệt là đối với nhân lực ngành luật kinh tế. Không chỉ doanh nghiệp Việt cần chuyên viên pháp lý để tìm hiểu về luật pháp của các nước mà các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cũng đều rất cần đội ngũ này khi ra quyết định đầu tư. Đó là lý do mà ngành luật kinh tế được xếp vào nhóm ngành “khát” nhân lực hàng đầu trong giai đoạn 2015-2020 cũng như trong tương lai sắp tới.

Không riêng gì ở Việt Nam, mà ngày cả các nước trên thế giới cũng rất thiếu nhân lực ngành này. Luật là một ngành học danh giá mà rất nhiều người muốn theo học. Ví dụ như ở Mỹ, những công việc như luật sư, thẩm phán và công tố viên là những nghề nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội và thu nhập hằng năm cao. “Đặc biệt, luật kinh tế là một ngành học được người học săn đón nhiều nhất” theo đánh giá của Tiến sĩ - Luật sư Allan Van Fleet của Công ty tư vấn Luật McDermott Will & Emery.

Những trường đại học uy tín đào tạo ngành luật kinh tế rất chú trọng đến đào tạo kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm v.v. Nhờ đó, người học sau khi ra trường có thể tự tin làm việc và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.

Hiện tại, Đại Nam Uni. đang đào tạo ngành Luật Kinh tế ở cả bậc đại học và thạc sĩ. Người học luật kinh tế ở Đại Nam Uni. được xác định học không chỉ để làm nghề, để lập nghiệp; mà phải học để làm người cầm cân nảy mực cho xã hội, bảo vệ nền kinh tế của đất nước sau này. Tốt nghiệp ngành này, cơ hội việc làm cho người học là rất đa dạng, có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau, cơ hội thu nhập hấp dẫn như: chuyên viên pháp lý cho doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước; chuyên viên pháp lý tại các tổ chức dịch vụ pháp luật, văn phòng luật sư; chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp trong các cơ quan nhà nước; nghiên cứu, giảng dạy về luật kinh tế tại các cơ sở giáo dục. Ở cấp độ thạc sĩ, nguồn nhân lực này còn có cơ hội trở thành chuyên gia tư vấn luật pháp hoặc tư vấn tài chính độc lập và có thể học tập tiếp tục ở những bậc cao hơn.

Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ Luật Kinh tế của Trường Đại học Đại Nam được tổ chức thực hiện bởi Viện đào tạo Sau đại học từ tháng 8/2020. Xem Thông báo tuyển sinh trình độ Thạc sĩ Luật Kinh tế tại đây: http://dainam.edu.vn/vi/vien-sau-dai-hoc/tin-tuc/thong-bao-tuyen-sinh-dao-tao-trinh-do-thac-si-dot-2-nam-2020

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background