Thay đổi chính sách về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp - góc nhìn từ doanh nghiệp

ThS. Vũ Thị Mai Nhi – Giảng viên khoa Kế toán
Nghị định 126/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2020 có hiệu lực từ ngày 05 tháng 12 năm 220 về hướng dẫn Luật quản lý thuế. Theo đó, có nhiều điểm mới sẽ được áp dụng. Trong đó, quy định mới về thuế TNDN nhận được nhiều sự quan tâm từ phía doanh nghiệp bởi lẽ.
Theo quy định tại điểm b, khoản 6, điều 8 nghị định 126:
“Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.”
Theo quy định tại Công văn 5189/TCT-CS về khai thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí):
“Sửa đổi quy định về nghĩa vụ tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý, theo đó tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm áp dụng bắt đầu từ kỳ tính thuế năm 2021. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước (Điểm b Khoản 6 Điều 8).
Ảnh minh họa.
Ví dụ: Doanh nghiệp A, có số thuế TNDN phát sinh như sau:
Kỳ kế toán |
Số thuế TNDN tạm nộp |
|
Số thuế thực tế phải nộp theo quyết toán năm |
Quý 1 |
300 triệu |
Dự kiến số thuế tạm nộp 3 quý đầu năm là 75% theo quyết toán năm = 1350* 75% = 1.012,5 triệu |
Do doanh thu quý 4 tăng mạnh so với 3 quý đầu năm nên số thuế thực tế phải nộp theo quyết toán năm là: 1.500 triệu |
Quý 2 |
400 triệu |
||
Quý 3 |
350 triệu |
||
Quý 4 |
300 triệu |
Theo quy định tại Nghị định 126, thì số thuế tạm nộp của 3 quý đầu năm không được thấp hơn 75% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm là: 1.500 triệu * 75% = 1.125 triệu.
Như vậy từ ngày 01/11 trở đi cho đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền 75 triệu ( = 1.125- 300-400-350) cho đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách
Ngay sau khi Nghị định được ban hành nhiều doanh nghiệp bày tỏ lo lắng về viêc doanh nghiệp sẽ phát sinh số tiền chậm nộp thuế. Không có gì khó hiểu khi các doanh nghiệp cho rằng ngành thuế đang “chơi khó” doanh nghiệp.
Với cách tính trên, nếu doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận quý 4 cao trội hơn hẳn so với 3 quý đầu năm thì đồng nghĩa với việc khả năng bị phạt chậm nộp thuế sẽ tăng cao, doanh nghiệp vô tình rơi vào diện có rủi ro về thuế hoặc mang tiếng không chấp hành tốt nghĩa vụ về thuế.
Doanh nghiệp không muốn bị phạt tiền chậm nộp thì phải nộp nhiều tiền thuế hơn ở 3 quý đầu năm, điều này khác nào ép các doanh nghiệp chắc chắn về khả năng tạo lợi nhuận của mình trong tương lai. Theo Bà Lê Thị Duyên Hải - Vụ trưởng vụ kê khai và Kế toán, Tổng cục thuế cho rằng: “Thời hạn cuối cùng khai và nộp thuế tạm tính 3 quý đâu năm là 30 - 10. Tức chỉ 2 tháng nữa là kết thúc năm. Nên với kế hoạch đã được xây dựng và đang triển khai, doanh nghiệp hoàn toàn tính toán được doanh thu cũng như lợi nhuận cả năm”. Nhưng thực tế cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: dịch bệnh, thiên tai và những biến động bất thường có thể xảy ra và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Diễn biễn dịch bệnh covid - 19 là 1 minh chứng thấy rõ về vấn đề này.
Chưa kể đến, một số ngành nghề theo mùa vụ hoặc dịch vụ thường có xu hướng tăng trưởng cao vào những tháng cuối năm. Thực tế cũng có thể xảy ra tình huống doanh nghiệp nỗ lực hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra hoặc nhận được đơn hàng bất ngờ có giá trị lớn vào quý 4 thì số tiền phạt nộp chậm càng tăng.
Với quy định mới này, doanh nghiệp không đoán chắc được doanh thu sẽ phải nộp dư để tránh nguy cơ bị phạt. Khi số thuế TNDN nộp cao hơn số thực tế phải nộp doanh nghiệp có thể xin hoàn nhưng thủ tục phức tạp nên hầu như doanh nghiệp sẽ treo ở đó rồi khấu trừ sau trong khi nhiều doanh nghiệp cần vốn để quay vòng hoạt động kinh doanh. Điều này gây cản trở và khó khăn cho doanh nghiệp, đi ngược lại với tinh thần của luật thuế là “người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp”.
Khi doanh nghiệp còn băn khoăn, lo lắng về tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vậy phải chăng cơ quan thuế cũng nên lắng nghe, xem xét và điều chỉnh quy định phù hợp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và đảm bảo “thu thuế phải thu được lòng dân”?
Tài liệu tham khảo:
- Nghị định số 126/2020/NĐ CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế
- https://vtv.vn/kinh-te/nam-2021-doanh-nghiep-moi-chiu-su-tac-dong-cua-nghi-dinh-126-ve-tam-nop-thue-tndn-20201124103049937.htm