Thực hành – yếu tố làm nên thành công của sinh viên điều dưỡng

Đăng ngày 04/06/2019
8.648 lượt xem
Đăng ngày 04/06/2019
8.648 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Điều dưỡng là một trong những ngành nghề đặc thù, đòi hỏi “học đi đôi với hành” rất cao. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hành đối với đào tạo điều dưỡng viên, TS. Lê Đắc Sơn - Chủ tịch HĐQT, Trường ĐH Đại Nam đặc biệt chỉ đạo Khoa Điều Dưỡng cần liên tục rà soát, thay đổi chương trình đào tạo; gắn đào tạo với thực tiễn, học đi đôi với hành… nhằm giúp sinh viên trang bị đầy đủ kiến thức về chuyên môn cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế, kiến tạo tương lai thành công, bền vững.
Điều dưỡng là một trong những ngành nghề đặc thù, đòi hỏi “học đi đôi với hành” rất cao. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hành đối với đào tạo điều dưỡng viên, TS. Lê Đắc Sơn - Chủ tịch HĐQT, Trường ĐH Đại Nam đặc biệt chỉ đạo Khoa Điều Dưỡng cần liên tục rà soát, thay đổi chương trình đào tạo; gắn đào tạo với thực tiễn, học đi đôi với hành… nhằm giúp sinh viên trang bị đầy đủ kiến thức về chuyên môn cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế, kiến tạo tương lai thành công, bền vững.

Nghề điều dưỡng – trụ cột của nhân lực y tế Việt Nam

GS.TS Nguyễn Thanh Liên – chuyên gia phẫu thuật nhi khoa hàng đầu thế giới từng nhận định về công việc của các điều dưỡng viên: “Nếu chỉ có bác sĩ giỏi mà không có các điều dưỡng viên giỏi đảm nhiệm việc chăm sóc trước - trong - sau mổ, đặc biệt những phẫu thuật lớn như dị tật, chỉnh hình, tim mạch, ghép tạng… chắc chắn ca mổ khó thành công, người bệnh không thể phục hồi nhanh và tốt”.

PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Tuyết - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Đại Nam, người có thâm niên lâu năm trong ngành điều dưỡng, cũng cho rằng: Điều dưỡng là một trong những nghề đặc thù nhất trong các nghề đặc thù. Nếu như bác sĩ làm phẫu thuật, thủ thuật thì điều dưỡng viên đảm nhiệm việc chăm sóc cho người bệnh từ khi nhập viện đến khi ra viện, gắn bó với người bệnh 24/24 giờ.

 
 
Giờ học thực hành của sinh viên Khoa Điều Dưỡng – Trường ĐH Đại Nam.
 
Theo ThS Lê Văn Duy - quyền Trưởng khoa Điều dưỡng, Trường ĐH Đại Nam, điều dưỡng là một nghề cao quý, là trụ cột của nhân lực y tế Việt Nam. Trong số trên 300.000 nhân viên y tế thì số bác sỹ là khoảng 70.000, điều dưỡng và hộ sinh chiếm khoảng 160.000, nhiều gấp đôi số lượng bác sỹ, 

Công việc của điều dưỡng với khoảng 30% là phối hợp với bác sỹ trong khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân còn 70% là công việc độc lập có tính chuyên nghiệp trực tiếp làm việc với bệnh nhân từ khi vào viện, trong suốt quá trình khám chữa bệnh và khi ra viện” – ThS. Lê Văn Duy nói.

Do đó, điều dưỡng là người đầu tiên và cuối cùng làm việc với bệnh nhân và gia đình, cùng với bác sỹ tạo nên niềm tin của người bệnh, gia đình và tạo nên sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh.

"Nghề điều dưỡng phải có 3T. (1) Tri thức giỏi về khoa học điều dưỡng, (2) Tay nghề chuyên môn vững vàng và (3) Tâm phải sáng, phải biết thương yêu người bệnh, cùng với người bệnh và gia đình đấu tranh với bệnh tật, giành giật lại sự sống và sức khỏe của con người”, ThS. Lê Văn Duy nhấn mạnh. 

 
 
Sinh viên Khoa Điều Dưỡng - ĐH Đại Nam học kỹ thuật chăm sóc người bệnh qua mô hình.

 
Tăng cường thực hành, sinh viên được lợi ngay từ khi ngồi trên giảng đường

Theo số liệu của Bộ Y tế, hiện cả nước có trên 73.000 y bác sỹ làm trong công tác điều trị, gần 130.000 điều dưỡng, nữ hộ sinh công tác tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Tỷ lệ điều dưỡng - nữ hộ sinh /bác sỹ là 1,8. Tỷ số điều dưỡng trên 1 giường bệnh kế hoạch là 0,395 và giường bệnh thực kê là 0,304, thấp hơn rất nhiều so với quy định, các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo; Hội Điều dưỡng Việt Nam năm 2015, cứ 4 điều dưỡng ra trường thì chỉ có 1 điều dưỡng có cơ hội việc làm. Nguyên nhân được các chuyên gia cho rằng,“việc học không đi đôi với hành” khiến nhiều sinh viên học ngành điều dưỡng khi ra trường “bỡ ngỡ” và không bắt kịp được với công việc.

“Thực hành ngay khi học đại học có ý nghĩa rất quan trọng, giúp sinh viên nắm chắc được kiến thức, không bỡ ngỡ khi đi thực tập và nhanh bắt nhịp với công việc khi làm việc tại bệnh viện” – PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Tuyết cho biết.

ThS Lê Văn Duy cũng cho rằng, tay nghề chuyên môn của điều dưỡng viên phải được hình thành theo một quá trình thực hành, từng bước cầm tay chỉ việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. “Thầy cô hướng dẫn học từ các kỹ thuật đơn giản đến phức tạp dần tại các cơ sở thực hành kỹ năng của nhà trường để đạt đến một trình độ nhất định. Sau đó các em sinh viên mới đi học tiếp tại các bệnh viện để chăm sóc trực tiếp trên người bệnh dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các thầy cô tại bệnh viện” – Ths Duy nói.

Chính vì thế, tại Khoa Điều Dưỡng, Trường ĐH Đại Nam, thời gian thực hành, thực tập của sinh viên chiếm 2/3 tổng thời gian học, tức là một tiết lý thuyết sẽ có ba tiết thực hành. Để giúp sinh viên được thực hành tốt, Nhà trường đang phát triển cơ sở thực hành có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, mô hình, dụng cụ giống như bệnh viên và đội ngũ giáo viên giỏi để các em sinh viên có đủ điều kiện học về tay nghề chuyên môn điều dưỡng tại nhà trường.

Đặc biệt, sinh viên còn được thực tập tại các bệnh viện trung ương lớn. Bên cạnh đó, sinh viên Khoa Điều Dưỡng, ĐH Đại Nam còn được học tiếng Nhật miễn phí và có cơ hội dành học bổng đi du học tại Nhật Bản nếu có thành tích xuất sắc.

Đây là hướng tiếp cận mới, phù hợp với xu hướng hiện nay khi nhu cầu về điều dưỡng tại nhiều quốc gia, đặc biệt là tại các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, CHLB Đức – những nước đang bị khủng hoảng về nhân lực điều dưỡng để chăm sóc người cao tuổi”, ThS Lê Văn Duy cho hay.

 


Thực hành là yếu tố vô cùng quan trọng trong đào tạo điều dưỡng.

 
Hiện ĐH Đại Nam đang phối hợp với các cơ sở Viện dưỡng lão của Nhật Bản để cùng đào tạo và sử dụng nhân lực điều dưỡng Việt Nam thực hành tại các Viện dưỡng lão trong quá trình học tập. Sau khi tốt nghiệp tại ĐH Đại Nam, sinh viên có nhu cầu và đạt kết quả học tập tốt sẽ có cơ hội làm việc tại Nhật Bản với mức lượng cao và điều kiện làm việc tốt. Các em có thể làm việc lâu dài tại Nhật Bản hoặc khi về nước sẽ có cơ hội lớn làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh tại Việt Nam vì có tay nghề giỏi học được từ Nhật Bản, quyền Trưởng khoa Điều dưỡng, Lê Văn Duy cho hay.

Trong thời gian tới, để sinh viên có thể đáp ứng tốt hơn với công việc và bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới, ĐH Đại Nam sẽ trang bị thêm các mô hình 3D, 4D, đồng thời mở thêm phòng khám đa khoa để sinh viên có nhiều cơ hội thực tập trực tiếp.

 
Đoàn Dung
 
 
 

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background