Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Đừng can thiệp quá sâu khi chọn trường cho con

Đăng ngày 02/09/2015
4.373 lượt xem
Đăng ngày 02/09/2015
4.373 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Theo tiến sĩ Dương các bậc phụ huynh hiện nay nhìn rất ngắn hạn. Nhiều trường hợp họ muốn con mình theo học những ngành hot, những ngành mà họ nghĩ sẽ xin được việc thay vì cho các cháu tự lựa chọn.
Theo tiến sĩ Dương các bậc phụ huynh hiện nay nhìn rất ngắn hạn. Nhiều trường hợp họ muốn con mình theo học những ngành hot, những ngành mà họ nghĩ sẽ xin được việc thay vì cho các cháu tự lựa chọn.

 

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương cho biết việc chọn ngành của con hãy để các cháu tự chọn.
Những ngày qua, dư luận cả nước nóng bỏng câu chuyện chọn trường, chọn ngành cho con. Các trường hot liên tục trong thế vỡ trận, các trường TOP dưới cả kỳ nguyện vọng chỉ có 100 – 200 hồ sơ nộp xét tuyển. Theo tiến sĩ trường HOT có thực sự là cơ hội cho thí sinh về nghề nghiệp, cơ hội kiếm tiền trong tương lai?

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Xung quanh câu chuyện thi tuyển sinh đại học 2015, chúng ta nên nhìn toàn diện. Để kỳ thi gây bức xúc cho xã hội nguyên nhân cũng từ nhiều phía từ cơ quan lãnh đạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo và chính bản thân phụ huynh. Trường hot không phải lúc nào cũng tốt và không phải cứ vào trường hot, ngành hot là sẽ giàu có, nhiều tiền.

Ở nước ta, xã hội nhận thức không đúng về cách chọn trường, chọn nghề cho con. Con tôi 22 điểm, có thể vào được top trường trung bình trên nhưng tôi sẽ cho con tôi học trường dưới nhưng đúng chuyên ngành của cháu thích. Nhưng người Việt Nam lại không thế cứ thích cho con học trường tốt. Nếu con tôi thích ngành Dược tôi sẽ cho con học cao đẳng dược dù điểm cao thay vì chòi sang trường kinh tế, ngân hàng mà không đúng nguyện vọng của con trẻ.

Nhưng xã hội, cha mẹ đều không nhận thức được cái quan trọng của khâu chọn ngành học. Xác xuất thông kê đã tính toán rõ ràng rằng nếu làm bằng đúng sở trường của mình thì bạn chỉ mất 1/3 cuộc đời anh trở thành ngôi sao trong lĩnh vực đó. Nếu làm bằng sở đoản thường mất cả cuộc đời chỉ may lắm trở thành nhân vật trung bình trong lĩnh vực ấy.

Chỉ có cách phụ huynh định hướng cho con mình, cha mẹ đừng có can thiệp quá sâu việc chọn ngành của con.

Đọc thêm: Lựa chọn nghề từ sở thích cá nhân

Ở các nước phát triển họ chọn trường, chọn nghề cho con theo tiêu chí nào thưa ông?

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Ở các nước phát triển, họ cho con chọn nghề mình thích. Ngoài ra, họ còn có cơ chế tham dự, thường trẻ học đến lớp 3, cha mẹ đã hỏi ý kiến con rồi. Nhưng ở nước ta thì không có chuyện đó. Hầu như gia đình ở Việt Nam nếu con trẻ muốn góp ý kiến của mình với cha mẹ đều nhận được câu “trứng đòi khôn hơn vịt” à.

Hơn nữa, phụ huynh lại thường mắc hiệu ứng ngôi sao, không nhìn thấy lợi hại tính sở trường của đứa con. Phụ huynh lúc nào cũng thích con thi trường HOT để lúc ra trường con có nhiều tiền. Điều này sai hoàn toàn và rất nguy hiểm như tôi đã nói ở trên về việc làm theo sở đoản như thế nào.

Ngoài ra, tôi có thể chứng minh điều đó là sai. Nếu đi quét rác, giỏi vẫn giàu hơn nhiều trường danh giá mà tốt. Ngành nào cũng giàu được nếu thực sự nó có yêu thích. Các bậc phụ huynh hãy nhìn rộng ra.

Tôi cũng thế, tôi chọn nghề thầy giáo. Ở thời bao cấp người ta nói nghề giáo nghèo rồi đủ kiểu nhưng tôi yêu nghề giáo và tôi thấy nghề này cho tôi được danh tiếng và đời sống kinh tế ổn định.

Qua kỳ thi vừa rồi, tôi nghĩ các phụ huynh phải công bằng một tý. Tất nhiên cả 3 phía đều có lỗi cả từ quản lý nhà nước, Bộ GD & ĐT, các bậc phụ huynh. Hãy để thời gian gỡ dần những vướng mắc.


Đọc thêm: Những ngành học "Hot" trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế Asean

Việc chọn trường, chọn nghề một phần cha mẹ hướng các cháu nhưng cũng có nhiều trường hợp các em theo tâm lý đám đông là phải vào trường tốt, nghề HOT. Ông có thể kể một vài câu chuyện về việc cha mẹ ép con chọn trường?

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Nhiều lắm, tôi nhận được nhiều mail của các em học sinh nói rằng nếu thầy không nói em sẽ chết. Thậm chí nhiều em còn rơi vào thế bí hỏi tôi rằng “em phải làm sao?”

Tôi ám ảnh với câu chuyện của một học sinh nọ thi điểm cao và em yêu thích ngành công nghệ thông tin. Cha mẹ trong ngành công an nên bắt con bằng mọi giá vào ngành công an. Nhưng ngành đó không đủ điểm vào trường đại học nên ba mẹ ép con xuống học trung cấp công an. Em học sinh ấy không thích ngành công an, điểm của cháu đủ vào đại học chuyên ngành cháu thích mà lại thô bạo ép cháu xuống trung cấp. Nếu không học trung cấp công an cháu sẽ không được học cái gì nữa.

Tôi thực sự bất lực khi cháu bé đó nói nếu không theo nguyện vọng, cháu sẽ xử lý bằng hành động tiêu cực nhất là tự tử. Tôi thấy đau lòng và xót xa cho những người làm bố, làm mẹ muốn con mình nghe theo mình.

Bố mẹ can thiệp gì mà sâu đến mức thế, lẽ ra quyết định học gì nên để các cháu tự quyết định, đừng ép cháu học trung cấp nếu cháu không thích. Các bậc phụ huynh đang làm hại chính con mình.


Đọc thêm: Nhân lực ngành công nghệ thông tin khi hội nhập cộng đồng kinh tế Asean
Theo infonet

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background