Trải nghiệm cùng môn học “Trò chơi kinh doanh”
Đăng ngày 12/01/2017
1.917 lượt xem

Với chủ trương đào tạo gắn liền với thực tiễn, lý thuyết đi đôi với thực hành, Khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Đại Nam đã đưa môn học “Trò chơi kinh doanh” vào chương trình giảng dạy cho sinh viên ngay học kỳ đầu tiên. Trò chơi kinh doanh là một môn học mới, mang tính thực hành cao, đem lại cho sinh viên cái nhìn tổng quát về ngành quản trị kinh doanh; các bộ phận cấu thành một doanh nghiệp, quy trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp... Bên cạnh đó, môn học giúp các em áp dụng kỹ năng thuyết trình, đàm phán trong kinh doanh để giải quyết các tình huống cụ thể; vận dụng kiến thức để tự thực hiện dự án kinh doanh thật.
Với chủ trương đào tạo gắn liền với thực tiễn, lý thuyết đi đôi với thực hành, Khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Đại Nam đã đưa môn học “Trò chơi kinh doanh” vào chương trình giảng dạy cho sinh viên ngay học kỳ đầu tiên. Trò chơi kinh doanh là một môn học mới, mang tính thực hành cao, đem lại cho sinh viên cái nhìn tổng quát về ngành quản trị kinh doanh; các bộ phận cấu thành một doanh nghiệp, quy trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp... Bên cạnh đó, môn học giúp các em áp dụng kỹ năng thuyết trình, đàm phán trong kinh doanh để giải quyết các tình huống cụ thể; vận dụng kiến thức để tự thực hiện dự án kinh doanh thật.
Để học tốt môn học này, sinh viên cần chủ động trong hoạt động "kinh doanh ảo" trên lớp. Các nhóm sẽ phải chủ động nghĩ ra các mẫu sản phẩm, tự tay thiết kế và hoàn thiện sản phẩm rồi chào bán ra thị trường với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Nếu như hoạt động kinh doanh ảo trên lớp lấy tiêu chí "lợi nhuận" là thước đo đánh giá quan trọng nhất thì hoạt động kinh doanh thực tế không đặt năng tiêu chí đó. Tiêu chí được đánh giá cao trong phần này là sự nghiêm túc trong việc lên phương án kinh doanh, tinh thần là việc nhóm, cách thức giải quyết khó khăn, và đặc biệt là các bài học kinh nghiệm rút ra sau cả quá trình kinh doanh.
Ngay từ học kỳ đầu tiên của năm nhất các bạn sinh viên đã được học môn “Trò chơi kinh doanh”. Môn học mới, phương pháp học mới với phần lớn số tiết là thực hành đã mang lại cho các bạn sinh viên năm nhất sự hứng thú khi học, thích nghi ngay với cách học Đại học. Cũng như nhiều cảm nhận của sinh viên khóa 10, bạn Bùi Minh Hòa – lớp QTKD 10-01 đã vô cùng thích thú với sự mới lạ của môn học “Trò chơi kinh doanh”. Môn học đã mang lại cho Hòa và các bạn cùng lớp những trải nghiệm thực tế thông qua việc kinh doanh ảo trên lớp, và kinh doanh thật ngoài thị trường.
Dưới đây là bài chia sẻ của Bùi Minh Hòa sau khi kết thúc môn học “Trò chơi kinh doanh”:
“Khi bắt đầu nhập học tại Đại học Đại Nam, một trong những môn học đầu tiên tôi được học đó là “Trò chơi kinh doanh”. Với sinh viên năm thứ nhất như tôi thì cái tên môn học rất mới lạ nên gây ra không ít sự tò mò. Chính vì vậy, tôi đã hỏi các bạn tôi học ở những trường khác về môn học đó. Nhưng câu trả lời của các bạn đều là “chưa học bao giờ”....
Ngay khi bắt đầu môn học, tôi đã cảm nhận được sự mới lạ của môn học. Môn học“trò chơi kinh doanh” không những cho tôi một cái nhìn mới mẻ về kinh doanh mà còn giúp tôi hiểu được rằng kinh doanh thực tế còn khắc nghiệt hơn nhiều so với những tưởng tượng ban đầu của tôi. Buổi học đầu tiên, các thày cho chúng tôi chọn nhóm rồi thành lập các “công ty” và phân chia chức danh cụ thể như Giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, thủ quỹ, kế toán trưởng... Sau khi phổ biến nội dung của môn học, các thày cấp cho mỗi “công ty” số vốn kinh doanh ban đầu là 100 đô la (tiền ảo).
Điều mới mẻ khi kinh doanh trên lớp là tôi được trải nghiệm: kí kết hợp đồng, đàm phán giá cả, quảng cáo sản phẩm. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn phải suy nghĩ làm sao để có những sản phẩm bắt mắt phù hợp với thị trường và bán được với giá cao hơn các đối thủ cạnh trạnh. Trải qua bốn kì kinh doanh ảo trên lớp với độ khó tăng dần, các rủi ro luôn ập đến, tôi đã hiểu ra thế nào là kinh doanh, và rút ra nhiều bài học bổ ích. Cũng thông qua đây, chúng tôi đã thêm hiểu về các khái niệm cơ bản trong kinh doanh như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, điểm hoà vốn... Sau mỗi kỳ kinh doanh, chúng tôi đều phải lập báo cáo kết quả kinh doanh để biết tình hình tài chính của mình đang như thế nào. Và hơn hết, các thầy đều cho các nhóm chia sẻ các bài học thành công cũng như thất bại. Từ đó công ty chúng tôi cũng học hỏi được từ các công ty khác rất nhiều.
Để học tốt môn học này, sinh viên cần chủ động trong hoạt động "kinh doanh ảo" trên lớp. Các nhóm sẽ phải chủ động nghĩ ra các mẫu sản phẩm, tự tay thiết kế và hoàn thiện sản phẩm rồi chào bán ra thị trường với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Nếu như hoạt động kinh doanh ảo trên lớp lấy tiêu chí "lợi nhuận" là thước đo đánh giá quan trọng nhất thì hoạt động kinh doanh thực tế không đặt năng tiêu chí đó. Tiêu chí được đánh giá cao trong phần này là sự nghiêm túc trong việc lên phương án kinh doanh, tinh thần là việc nhóm, cách thức giải quyết khó khăn, và đặc biệt là các bài học kinh nghiệm rút ra sau cả quá trình kinh doanh.
Ngay từ học kỳ đầu tiên của năm nhất các bạn sinh viên đã được học môn “Trò chơi kinh doanh”. Môn học mới, phương pháp học mới với phần lớn số tiết là thực hành đã mang lại cho các bạn sinh viên năm nhất sự hứng thú khi học, thích nghi ngay với cách học Đại học. Cũng như nhiều cảm nhận của sinh viên khóa 10, bạn Bùi Minh Hòa – lớp QTKD 10-01 đã vô cùng thích thú với sự mới lạ của môn học “Trò chơi kinh doanh”. Môn học đã mang lại cho Hòa và các bạn cùng lớp những trải nghiệm thực tế thông qua việc kinh doanh ảo trên lớp, và kinh doanh thật ngoài thị trường.
Dưới đây là bài chia sẻ của Bùi Minh Hòa sau khi kết thúc môn học “Trò chơi kinh doanh”:
“Khi bắt đầu nhập học tại Đại học Đại Nam, một trong những môn học đầu tiên tôi được học đó là “Trò chơi kinh doanh”. Với sinh viên năm thứ nhất như tôi thì cái tên môn học rất mới lạ nên gây ra không ít sự tò mò. Chính vì vậy, tôi đã hỏi các bạn tôi học ở những trường khác về môn học đó. Nhưng câu trả lời của các bạn đều là “chưa học bao giờ”....
Ngay khi bắt đầu môn học, tôi đã cảm nhận được sự mới lạ của môn học. Môn học“trò chơi kinh doanh” không những cho tôi một cái nhìn mới mẻ về kinh doanh mà còn giúp tôi hiểu được rằng kinh doanh thực tế còn khắc nghiệt hơn nhiều so với những tưởng tượng ban đầu của tôi. Buổi học đầu tiên, các thày cho chúng tôi chọn nhóm rồi thành lập các “công ty” và phân chia chức danh cụ thể như Giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, thủ quỹ, kế toán trưởng... Sau khi phổ biến nội dung của môn học, các thày cấp cho mỗi “công ty” số vốn kinh doanh ban đầu là 100 đô la (tiền ảo).
Điều mới mẻ khi kinh doanh trên lớp là tôi được trải nghiệm: kí kết hợp đồng, đàm phán giá cả, quảng cáo sản phẩm. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn phải suy nghĩ làm sao để có những sản phẩm bắt mắt phù hợp với thị trường và bán được với giá cao hơn các đối thủ cạnh trạnh. Trải qua bốn kì kinh doanh ảo trên lớp với độ khó tăng dần, các rủi ro luôn ập đến, tôi đã hiểu ra thế nào là kinh doanh, và rút ra nhiều bài học bổ ích. Cũng thông qua đây, chúng tôi đã thêm hiểu về các khái niệm cơ bản trong kinh doanh như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, điểm hoà vốn... Sau mỗi kỳ kinh doanh, chúng tôi đều phải lập báo cáo kết quả kinh doanh để biết tình hình tài chính của mình đang như thế nào. Và hơn hết, các thầy đều cho các nhóm chia sẻ các bài học thành công cũng như thất bại. Từ đó công ty chúng tôi cũng học hỏi được từ các công ty khác rất nhiều.
.jpg)
Nhóm thiết kế các sản phẩm để giao cho khách hàng.

Phần chào bán sản phẩm của công ty
Kinh doanh ảo trên lớp hay và thú vị bao nhiêu thì đến với kinh doanh thực tế lại khó khăn, gian khổ hơn. Với yêu cầu của thầy đưa ra là mỗi nhóm phải góp một số vốn không quá một triệu đồng. Lập ra kế hoạch kinh doanh chi tiết và bảo vệ kế hoạch đó trước cả lớp. Sau khi nghe các thày góp ý, chúng tôi chính thức bước vào kinh doanh thực tế.
Sau khi thống nhất cả nhóm, chúng tôi đã quyết định kinh doanh sản phẩm kính mắt thời trang. Chúng tôi cùng nhau lập kế hoạch kinh doanh. Bắt đầu từ những câu hỏi như “nhập hàng ở đâu, chọn mẫu mã như thế nào, bán hàng ở đâu, giá bán như thế nào?. Đó đều là những câu hỏi rất khó với chúng tôi. Bằng sự quyết tâm đoàn kết của các thành viên trong nhóm đã vượt qua sự ngại ngần, tất cả đều có trách nhiệm với công việc được giao. Chúng tôi và khảo sát thị trường và quyết định nhập hàng ở chợ Đồng Xuân. Sau đó cả nhóm đã trực tiếp chào bán các sản phầm của mình ở các khu vực như chợ Phùng Khoang, cổng trường đại học dọc đường Nguyễn Trãi... Khi có khách đặt hàng qua Facebook, chúng tôi đã chuyển hàng tới tận nơi cho khách hàng, nơi xa nhất là huyện Thanh Oai, đi khoảng hơn 10km. Bằng những sự nỗ lực đó, công ty chúng tôi vinh dự nhận được phần thưởng là nhóm kinh doanh thực tế tốt nhất do chính các công ty khác bình chọn. Nhưng phần thưởng lớn nhất với tôi có lẽ là tình cảm của các thành viên trong nhóm gắn bó hơn. Chúng tôi đã cùng nhau vượt qua khó khăn và luôn giúp đỡ lẫn nhau. Bản thân tôi cảm thấy mình hoà đồng và mạnh dạn hơn sau khi kết thúc môn học này.
Sau khi thống nhất cả nhóm, chúng tôi đã quyết định kinh doanh sản phẩm kính mắt thời trang. Chúng tôi cùng nhau lập kế hoạch kinh doanh. Bắt đầu từ những câu hỏi như “nhập hàng ở đâu, chọn mẫu mã như thế nào, bán hàng ở đâu, giá bán như thế nào?. Đó đều là những câu hỏi rất khó với chúng tôi. Bằng sự quyết tâm đoàn kết của các thành viên trong nhóm đã vượt qua sự ngại ngần, tất cả đều có trách nhiệm với công việc được giao. Chúng tôi và khảo sát thị trường và quyết định nhập hàng ở chợ Đồng Xuân. Sau đó cả nhóm đã trực tiếp chào bán các sản phầm của mình ở các khu vực như chợ Phùng Khoang, cổng trường đại học dọc đường Nguyễn Trãi... Khi có khách đặt hàng qua Facebook, chúng tôi đã chuyển hàng tới tận nơi cho khách hàng, nơi xa nhất là huyện Thanh Oai, đi khoảng hơn 10km. Bằng những sự nỗ lực đó, công ty chúng tôi vinh dự nhận được phần thưởng là nhóm kinh doanh thực tế tốt nhất do chính các công ty khác bình chọn. Nhưng phần thưởng lớn nhất với tôi có lẽ là tình cảm của các thành viên trong nhóm gắn bó hơn. Chúng tôi đã cùng nhau vượt qua khó khăn và luôn giúp đỡ lẫn nhau. Bản thân tôi cảm thấy mình hoà đồng và mạnh dạn hơn sau khi kết thúc môn học này.

Nhóm đi bán kính dọc đường Nguyễn Trãi
Kết thúc môn học tôi cùng các thành viên trong nhóm và cả lớp đã tích lũy được rất nhiều kiến thức quản trị kinh doanh cũng như trải nghiệm kinh doanh thực tế. Có lẽ đó là những trải nghiệm mà không phải trường Đại học nào cũng có thể mang lại cho sinh viên.
Cuối cùng em xin chân thành cám ơn Nhà trường đặc biệt là các thầy giáo bộ môn đã đem đến cho chúng em một môn học vô cùng thú vị và bổ ích. Riêng em sẽ cố gắng học thật tốt, rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức để trở thành những doanh nhân trong tương lai”.
Cuối cùng em xin chân thành cám ơn Nhà trường đặc biệt là các thầy giáo bộ môn đã đem đến cho chúng em một môn học vô cùng thú vị và bổ ích. Riêng em sẽ cố gắng học thật tốt, rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức để trở thành những doanh nhân trong tương lai”.
Bùi Minh Hòa – Sinh viên lớp QTKD 10-01
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan