Vì sao ngành Thương mại điện tử là lựa chọn “đáng đồng tiền bát gạo” của các bạn trẻ?

“Trong tương lai, tất cả các doanh nghiệp sẽ là doanh nghiệp trực tuyến,” Andy Grove - CEO giỏi nhất Thung lũng Silicon đã từng tuyên bố như vậy. Và quả không sai! Cách mạng công nghiệp 4.0, thói quen mua sắm trực tuyến và khả năng “thích nghi” vượt trội của ngành Thương mại điện tử trong đại dịch Covid-19 đã đưa Thương mại điện tử trở thành một trong những nhóm ngành nghề phù hợp nhất trong kỷ nguyên số, là lựa chọn “đáng đồng tiền bát gạo” của các bạn trẻ.
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (e-commerce) ban đầu được hiểu một cách đơn giản là hoạt động mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông qua mạng viễn thông và các phương tiện điện tử. Thương mại điện tử khi đó bao gồm các hoạt động như: mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo, chăm sóc khách hàng, giao hàng thông quan các phương tiện điện tử và mạng viễn thông.
Thương mại điện tử được đánh giá là 1 trong những nhóm ngành nghề hot và phù hợp nhất trong kỷ nguyên số.
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử là hoạt động thương mại được thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình thông qua mạng viễn thông và các phương tiện điện tử, các hoạt động giao dịch, marketing, quảng cáo, thanh toán được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh.
Theo nghĩa rộng hơn, thương mại điện tử bao gồm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông và các phương tiện điện tử từ điểm đầu đến điểm cuối của toàn bộ quy trình kinh doanh. Thương mại điện tử được thực hiện qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, được thiết kế để giúp hoàn thành mục tiêu kinh doanh nhanh hơn, tốt hơn và thông minh hơn. Thương mại điện tử khi đó hiểu là kinh doanh điện tử, có thể ứng dụng trong một phần hoặc toàn bộ chu trình kinh doanh và bao gồm các giao dịch kinh doanh giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và với các tổ chức và cá nhân liên quan.
Tốc độ phát triển như “vũ bão” và trở thành một phần không thể thiếu của các doanh nghiệp
Tính từ năm 1995, thương mại điện tử đã phát triển vượt ra ngoài cả hai phạm vi trên, và hình thành các mô hình kinh doanh hoàn toàn mới, chưa hề có trước đây, ảnh hưởng đến hầu hết các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Đồng thời thương mại điện tử cũng được ứng dụng bởi các doanh nghiệp truyền thống như một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh để hình thành các mô hình kinh doanh tổng hợp kết hợp giữa truyền thống và điện tử.
Thương mại điện tử đang phát triển như vũ bão.
Sau 25 năm, thương mại điện tử toàn cầu đã phát triển liên tục đạt mức 1000 tỷ USD giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, khoảng 6000 tỷ USD giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp với mức tăng trưởng trung bình 15-18% mỗi năm.Tại Việt Nam, năm 2020, thương mại điện tử bán lẻ đã đạt 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, với mức tăng trưởng 18%. Và kể từ đó, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu của các doanh nghiệp và nền kinh tế số của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam.
Ngày nay, thương mại điện tử đã trở thành nền tảng cho truyền thông và các dịch vụ mới, với những mô hình kinh doanh điện tử mới với những khả năng mà các mô hình kinh doanh truyền thống không thể có được.
Cũng giống như cách các ngành ô tô, máy bay, thiết bị điện tử đã định hình thương mại của thế kỷ 20, các mô hình thương mại điện tử sẽ định hình kinh doanh và xã hội trong thế kỷ 21.
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử hướng tới một nền kinh tế số đang được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp hàng đầu, bao gồm các doanh nghiệp truyền thống như Walmart, Ford, IBM, General Electrics và doanh nghiệp điện tử mới hình thành như Google, Facebook, Amazon, Apple.
Tại Việt Nam, tốc độ phát triển và nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Thương mại điện tử đang rất lớn.
Từ năm 2015 đến nay, thương mại điện tử tiếp tục chuyển sang làn sóng phát triển mới với thương mại điện tử xã hội (social commerce), thương mại điện tử di động (mobile commerce) và thương mại điện tử địa phương dựa trên định vị của khách hàng (local commerce).
Nghề “đắt giá” trong kỷ nguyên số
Thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu của các doanh nghiệp truyền thống, từ tài chính, ngân hàng, hàng không, vận tải, du lịch đến sản xuất công nghiệp và sản xuất tiêu dùng… tạo ra hàng chục nghìn công việc mới trong tất cả các lĩnh vực từ marketing điện tử đến quản lý thương mại điện tử, từ khởi nghiệp trong thương mại điện tử đến hệ thống thông tin quản lý.
Thương mại điện tử đã tạo ra các thị trường điện tử, thị trường số, các sàn thương mại điện tử với giá cả minh bạch hơn, quy mô toàn cầu, giao dịch hiệu quả hơn. Thương mại điện tử tác động trực tiếp đến quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và đối tác, cũng như cách thức công ty tiếp thị sản phẩm, quảng cáo và bán hàng.
Thương mại điện tử trực tiếp và gián tiếp tác động đến các hoạt động của doanh nghiệp từ sản xuất, tài chính, hệ thống thông tin, hậu cần (logistics), bán hàng, chăm sóc khách hàng, các công nghệ thương mại điện tử giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận, củng cố quan hệ với đối tác và khách hàng.
Thương mại điện tử là ngành học hot, thu hút sự quan tâm hàng đầu của các bạn trẻ trong mỗi mùa tuyển sinh.
Cơ hội việc làm của thương mại điện tử
Làm việc ở đâu?
Sinh viên ngành thương mại điện tử ra trường có thể làm việc ở phòng Kinh doanh, phòng Marketing bộ phận Kinh doanh điện tử, Marketing điện tử (Online Marketing, Digital Marketing) trong hàng nghìn doanh nghiệp đang ứng dụng thương mại điện tử mạnh mẽ hiện nay như:
- Ngân hàng
- Tài chính
- Hàng không
- Du lịch
- Khách sạn
- Xuất nhập khẩu
- Các doanh nghiệp bán lẻ
Các công việc về vận hành, quản trị, xây dựng các hệ thống kinh doanh điện tử.
Sinh viên ngành thương mại điện tử ra trường cũng có thể là việc trong hàng nghìn doanh nghiệp chuyên về thương mại điện tử, điển hình như: Shoppee, Thế giới di động, Tiki, Lazada, Điện máy xanh, Sendo, FPT shop, Nguyễn Kim store
Các công việc về marketing điện tử: truyền thông quảng cáo trực tuyến, quản lý khách hàng online, chuyên viên seo website, chuyên viên quảng cáo google, facebook...
Trường Đại học Đại Nam chính thức đào tạo ngành Thương mại điện tử từ năm học 2021-2022.
Làm ở vị trí nào?
Khi ra trường, sinh viên chuyên ngành thương mại điện tử có nhiều vị trí công việc tốt trong cả các doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp chuyên về thương mại điện tử. Các vị trí công việc phổ biến về thương mại điện tử bao gồm:
- Giám đốc thương mại điện tử (Giám đốc kinh doanh điện tử) trong các doanh nghiệp đang ứng dụng thương mạnh mẽ ở trên.
- Chuyên viên thương mại điện tử trong các doanh nghiệp đang ứng dụng thương mại điện tử mạnh mẽ ở trên.
- Giám đốc marketing điện tử (Giám đốc tiếp thị điện tử) trong các doanh nghiệp đang ứng dụng thương mại điện tử mạnh mẽ.
- Chuyên viên marketing điện tử (tiếp thị đa kênh, web, mạng xã hội, di động, Facebook Ads, Google, Youtube Ads, Google Ads, SEO)
- Phụ trách website thương mại điện tử
- Chuyên viên phát triển nội dung số
- Quản lý bán hàng trực tuyến (website, facebook, zalo, live stream, quản lý đơn hàng, quản lý sản phẩm trực tuyến)
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý hệ thống kinh doanh điện tử: quản trị, xây dựng, phát triển các hệ thống giao dịch online, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp có hoạt động thương mại điện tử.
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường trực tuyến (tìm kiếm thị trường, khách hàng qua Internet).
Trường Đại học Đại Nam là trường ngoài công lập đầu tiên tại Hà Nội đào tạo ngành TMĐT thế hệ 4.0 theo cơ chế đặc thù, tăng thời lượng học phần thực tập tại các doanh nghiệp.
Nét đặc sắc tại Đại học Đại Nam khi đào tạo nghành Thương mại điện tử
Các môn học chuyên ngành thương mại điện tử
- Quản trị thương mại điện tử
- Mô hình kinh doanh điện tử
- Chiến lược thương mại điện tử
- Hệ thống thông tin quản lý
- Marketing điện tử
- Ngân hàng điện tử
- Tài chính điện tử
- Logistics điện tử
- Quản trị quan hệ khách hàng điện tử (E-CRM)
- Hệ thống thông tin Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
- Quản trị chuỗi cung ứng điện tử (e-SCM)
- Khởi nghiệp trong thương mại điện tử
- Pháp luật thương mại điện ử
Các môn học nâng cao chuyên ngành thương mại điện tử
- Thiết kế và xây dựng ứng dụng thương mại điện tử
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử
- Thiết kế và xây dựng app thương mại điện tử
- Bảo mật và an toàn thông tin trong thương mại điện tử
- Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và thương mại điện tử
Trường Đại học Đại Nam là trường ngoài công lập đầu tiên tại Hà Nội đào tạo ngành TMĐT thế hệ 4.0 theo cơ chế đặc thù, tăng thời lượng học phần thực tập tại các doanh nghiệp.
Sinh viên có cơ hội được học tập và làm việc với các chuyên gia, đặc biệt được các chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực này trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy. Đặc biệt, Khoa Thương mại điện tử và kinh tế số, Trường Đại học Đại Nam kết hợp với các đối tác doanh nghiệp tạo ra hệ sinh thái lớn về khởi nghiệp TMĐT để sinh viên có cơ hội thực hành, kiến tập và thực tập ngay từ năm nhất.
Cấu trúc chương trình được xây dựng theo hướng ứng dụng với việc tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và kỹ năng ngoại ngữ.
Chương trình đào tạo thường xuyên cập nhật những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới nhằm đáp ứng với vu hướng phát triển không ngừng của TMĐT và Kinh tế số trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0.
Ban TT