Vì sao sắt lại quan trọng với sức khỏe?
Đăng ngày 18/07/2019
1.438 lượt xem

Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu; tim đập nhanh gây căng thẳng, mệt mỏi; rụng tóc, bong móng; suy giảm trí nhớ và trí thông minh; hệ miễn dịch và khả năng sinh sản bị suy giảm; các hoạt động của cơ thể bị trì trệ; suy giảm khả năng sinh sản và gây sẩy thai…
Vì sao sắt lại quan trọng với sức khỏe?
Tế bào máu của người được cấu tạo từ hồng cầu và bạch cầu. Hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy (dưỡng khí) từ phổi đến các tổ chức và vận chuyển C02 (thán khí) từ các tổ chức để thải ra ngoài qua phổi. Hồng cầu chứa huyết cầu tố gọi là Hemoglobine (huyết sắc tố) có màu đỏ. Màu đỏ là do huyết sắc tố gồm 4 chuỗi polipeptid (chất thịt) gắn với một phân tử Sắt (Fe). Động vật giáp xác như tôm, cua máu có màu xanh vì huyết sắc tố có phân tử đồng (Cu).
Tế bào máu của người được cấu tạo từ hồng cầu và bạch cầu. Hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy (dưỡng khí) từ phổi đến các tổ chức và vận chuyển C02 (thán khí) từ các tổ chức để thải ra ngoài qua phổi. Hồng cầu chứa huyết cầu tố gọi là Hemoglobine (huyết sắc tố) có màu đỏ. Màu đỏ là do huyết sắc tố gồm 4 chuỗi polipeptid (chất thịt) gắn với một phân tử Sắt (Fe). Động vật giáp xác như tôm, cua máu có màu xanh vì huyết sắc tố có phân tử đồng (Cu).
.jpg)
Sắt có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người.
Nhu cầu sắt của một người là 3 gr cho nam giới và 2,5 gr cho nữ giới. Hiện trên thế giới có trên 500 triệu người thiếu sắt. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu; tim đập nhanh gây căng thẳng, mệt mỏi; rụng tóc, bong móng; suy giảm trí nhớ và trí thông minh; hệ miễn dịch và khả năng sinh sản bị suy giảm; các hoạt động của cơ thể bị trì trệ; suy giảm khả năng sinh sản và gây sẩy thai…
Bổ sung sắt thế nào cho đúng? Sắt có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Chúng ta có thể bổ sung sắt bằng chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ dưỡng chất. Đây được đánh giá là giải pháp bền vững nhất để cải thiện tình trạng thiếu sắt. Các thực phẩm có chứa nhiều sắt gồm: Thịt bò, gan động vật, thịt nạc, các loại rau lá xanh đậm (rau cải, bó xôi…), hạt bí ngô… Bên cạnh việc bổ sung sắt qua đường ăn uống, chúng ta có thể bổ sung sắt bằng các loại viên sắt uống theo kê đơn của bác sĩ.
Hồng cầu sống được bao lâu?
Bổ sung sắt thế nào cho đúng? Sắt có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Chúng ta có thể bổ sung sắt bằng chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ dưỡng chất. Đây được đánh giá là giải pháp bền vững nhất để cải thiện tình trạng thiếu sắt. Các thực phẩm có chứa nhiều sắt gồm: Thịt bò, gan động vật, thịt nạc, các loại rau lá xanh đậm (rau cải, bó xôi…), hạt bí ngô… Bên cạnh việc bổ sung sắt qua đường ăn uống, chúng ta có thể bổ sung sắt bằng các loại viên sắt uống theo kê đơn của bác sĩ.
Hồng cầu sống được bao lâu?
Hồng cầu là tế bào máu chuyên để vận chuyển Oxy đến cho tế bào sử dụng và nhận C02 là chất thải để đưa đến phổi thải ra ngoài. Đời sống của một hồng cầu từ khi được sinh ra tại tủy xương, đi vào máu để làm nhiệm vụ sau đó bị già dần đi và sau 120 ngày thì chết tại lách. Lách là “nghĩa địa” chôn hồng cầu. Tại đây hồng cầu chết được phân hủy và cơ thể lấy lại chất sắt (Fe) để đưa vào tủy xương để tái tạo hồng cầu mới.
Ăn nhiều đồ ngọt có bị mụn hoặc trứng cá ở mặt không?
Ăn nhiều đồ ngọt có bị mụn hoặc trứng cá ở mặt không?

Đồ ngọt là một trong những thủ phạm gây mụn.
Một người bình thường có tổng diện tích da khoảng 1,5 - 2 mét vuông. Trên da có nang lông để cơ thể bài tiết một số chất bã ra ngoài. Trong nang lông có dầu nên nếu da tiết nhiều dầu thì sẽ bị thừa và vi khuẩn sống trên da sẽ ăn chất dầu và gây nên mụn. Nghiên cứu cho thấy nếu ăn nhiều đồ ngọt có đường sẽ làm tăng lượng dầu thừa và dễ gây ra mụn.
Khoa Điều dưỡng – ĐH Đại Nam
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan