Xét tuyển ĐH 2019: Chọn ngành, chọn trường hay chọn thầy?

Đăng ngày 31/07/2019
2.303 lượt xem
Đăng ngày 31/07/2019
2.303 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Trong số hàng ngàn ngành học đào tạo ở bậc đại học làm thế nào để lựa chọn được ngành học phù hợp nhất với bản thân? Trong số hàng trăm trường đại học, làm thế nào để lựa chọn được trường đại học uy tín, đúng với năng lực để gửi gắm tương lai? Trong số hàng ngàn giảng viên, làm thế nào để được học các thầy cô giỏi và uy tín nhất? Chọn ngành, chọn trường, chọn thầy sao cho đúng? Đây là câu hỏi làm “đau đầu” không ít thí sinh và phụ huynh trước ngưỡng cửa xét tuyển đại học.
Trong số hàng ngàn ngành học đào tạo ở bậc đại học làm thế nào để lựa chọn được ngành học phù hợp nhất với bản thân? Trong số hàng trăm trường đại học, làm thế nào để lựa chọn được trường đại học uy tín, đúng với năng lực để gửi gắm tương lai? Trong số hàng ngàn giảng viên, làm thế nào để được học các thầy cô giỏi và uy tín nhất? Chọn ngành, chọn trường, chọn thầy sao cho đúng? Đây là câu hỏi làm “đau đầu” không ít thí sinh và phụ huynh trước ngưỡng cửa xét tuyển đại học.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này và giúp bạn đưa ra được những lựa chọn thông minh, phù hợp nhất cho bản thân trong thời kỳ “nước sôi lửa bỏng” này.

Chọn ngành học hợp SỞ TRƯỜNG

 
Thí sinh nên lựa chọn ngành học theo đúng sở trường của bản thân.
 
Thực tế cho thấy, rất nhiều thí sinh chọn trường rồi mới chọn ngành học. Thí sinh thường chọn những trường đại học danh tiếng sau đó chọn những ngành học có điểm xét tuyển thấp nhất để tăng khả năng đỗ đại học, dù ngành học đó không phù hợp với sở trường của mình. Đó là một sai lầm lớn, bởi việc học và theo đuổi một lĩnh vực mà bản thân không có sở trường, không có sự yêu thích sẽ dẫn đến tâm lý chán nản, học tập không hiệu quả, lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc.
 

Thay vì bó hẹp phạm vi tìm hiểu của mình trong 2-3 trường TOP đầu, các thí sinh nên mở rộng phạm vi tìm hiểu của mình để có thể chọn được ngành yêu thích.

 
Vì vậy, thí sinh nên chọn ngành học theo đúng sở trường của bản thân để việc học đại học thực sự hiệu quả.  Hiện nay, mỗi ngành thường có nhiều trường đào tạo với định hướng và thế mạnh riêng. Chẳng hạn, nếu thích ngành Dược, Điều dưỡng, Du lịch, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Quan hệ công chúng và truyền thông,… thí sinh hoàn toàn có thể tham khảo Trường ĐH Đại Nam. Thay vì bó hẹp phạm vi tìm hiểu của mình trong 2-3 trường TOP đầu, các thí sinh nên mở rộng phạm vi tìm hiểu của mình để có thể chọn được ngành yêu thích ở các trường đại học uy tín mà điểm chuẩn không quá cao sức.

Chọn trường theo NĂNG LỰC

Trước khi ứng tuyển vào bất kỳ trường đại học nào, việc thí sinh cần quan tâm và tìm hiểu đầu tiên là điểm chuẩn của trường. Điểm chuẩn có thể thay đổi qua từng năm, phụ thuộc vào các yếu tố, như: độ uy tín của trường, độ HOT của ngành học, chỉ tiêu xét tuyển, số lượng thí sinh nộp hồ sơ… và đặc biệt là độ khó của đề thi năm đó. Theo đó, các thí sinh cần tìm hiểu kỹ điểm chuẩn của trường trong 3-5 năm liên tiếp để có cái nhìn toàn diện nhất.

Sau khi tìm hiểu điểm chuẩn, thí sinh cần đối chiếu xem bản thân có đủ năng lực để ứng tuyển không. Nếu xét thấy, điểm thi THPT và kết quả học bạ có thể thỏa mãn được các tiêu chí xét tuyển của trường, thí sinh có thể đăng ký nộp hồ sơ.

 
Điểm chuẩn là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với việc chọn trường của thí sinh.
 
Bên cạnh điểm chuẩn, thí sinh cần quan tâm đến môi trường, chương trình và chất lượng đào tạo của trường đại học đó.  Đặc biệt, thí sinh cần tìm hiểu về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành của trường đó đang ở mức độ nào? Ví dụ Trường ĐH Đại Nam có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành chiếm trên 90%; nhiều ngành như Dược, CNTT, Ngôn ngữ Anh, Kế toán, Xây dựng – Kiến trúc, Tài chính – Ngân hàng… đạt gần 100%.

Những trường đại học có chương trình đào tạo hiện đại, thực tiễn giúp phát triển tối đa Kiến thức – Kỹ năng và Trải nghiệm luôn xứng đáng là lựa chọn hàng đầu.

 
Cơ sở vật chất, điều kiện thực hành, thực tế, trải nghiệm trong quá trình học là một trong những yếu tố thu hút sự quan tâm của các thí sinh.

Tiếp đến, thí sinh cần quan tâm đến cơ sở vật chất, điều kiện thực hành, cơ hội trải nghiệm thực tế trong thời gian học tập tại trường. Đặc biệt là việc hợp tác với doanh nghiệp, hợp tác đào tạo quốc tế vì đây là những tiền đề vô cùng cần thiết và quan trọng cho việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.

Chọn trường phù hợp với năng lực không chỉ là tiêu chí hữu ích cho những thí sinh có học lực trung bình, khá mà ngay cả thí sinh có học lực tốt cũng nên cân nhắc.

Trường công, trường tư đều học chung… THẦY

Bên cạnh việc lựa chọn ngành học, trường học theo sở trường, năng lực, không ít thí sinh chọn trường, chọn ngành theo cảm tính. Rất nhiều thí sinh chỉ vì hâm mộ thầy nọ, cô kia mà quyết tâm vào bằng được trường đại học, ngành học có thầy cô đó đang công tác, giảng dạy. Hậu quả là không chọn được ngành học, trường hợp phù hợp và đánh mất đi cơ hội học đại học của bản thân.

 
Hơn 90% sinh viên ĐH Đại Nam tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng chuyên ngành và được doanh nghiệp đánh giá cao.
 
Điều đáng nói, nhiều thí sinh và phụ huynh vẫn đặt nặng tư tưởng trường công, trường tư; lo lắng học trường tư không được học các thầy cô giỏi như ở trường công. Đây là suy nghĩ sai lầm bởi hiện nay sinh viên trường công và trường tư đều học chung thầy với nhau. Ví dụ sinh viên Dược ĐH Đại Nam học chung thầy với sinh viên ĐH Dược Hà Nội; sinh viên Xây dựng – Kiến trúc Đại Nam học chung thầy với sinh viên ĐH Xây dựng, ĐH Kiến trúc Hà Nội; sinh viên khoa QHCC&TT ĐH Đại Nam học chung thầy với sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền; sinh viên Tài chính – Ngân hàng Đại Nam học chung thầy với sinh viên Học viện Ngân hàng;… Hiện nay, tất cả các trường ngoài công lập đều mời các giảng viên thỉnh giảng giỏi, uy tín từ các trường công lập Top đầu về giảng dạy.

Chưa kể, để cạnh tranh và khẳng định uy tín, thương hiệu, các trường ngoài công lập phải đặc biệt chú trọng đầu tư cơ sở vật chất; cải tiến chương trình và phương pháp giảng dạy; xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng vừa giỏi về chuyên môn, vừa giàu kinh nghiệm…

 
Trường ĐH Đại Nam ngay từ những ngày đầu thành lập đã xác đinh và kiên định phương châm đào tạo “kiềng 3 chân” giúp sinh viên trang bị vững Kiến thức - Kỹ năng và Trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Hơn 90% sinh viên ĐH Đại Nam tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng chuyên ngành và được doanh nghiệp đánh giá cao. Đây là con số mong ước của không ít trường đại học. 

Được biết, năm học 2019, Trường ĐH Đại Nam tuyển sinh ở 13 ngành học với 1.530 chỉ tiêu theo hai hình thức xét tuyển. Chi tiết xem Tại đây

Đặc biệt, với mục đích tuyển chọn những sinh viên có khả năng và ý thức học tập tốt ngay từ khâu đầu vào; khuyến khích sinh viên phát huy nền tảng kiến thức vốn có, thi đua nhau trong học tập, nghiên cứu khoa học để đạt được kết quả học tập tốt nhất, Hội đồng Quản trị và Ban Giám hiệu Trường ĐH Đại Nam quyết định trao nhiều suất Học bổng Khuyến tài giá trị cho tân sinh viên khóa 13. Chi tiết xem Tại đây.

 
Thu Hòe
 
 

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background