Xu hướng tiêu dùng không dùng tiền mặt ở Việt Nam
Đăng ngày 14/05/2018
2.398 lượt xem

Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới với giá trị chi tiêu của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hàng ngày.
ThS. Trịnh Thị Minh Nguyệt
Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Đại Nam
Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới với giá trị chi tiêu của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hàng ngày.
Tỷ lệ tiền mặt trong tổng lượng tiền của nền kinh tế chỉ chiếm khoảng hơn 7,7% ở Mỹ và 10% ở khu vực đồng Euro vào năm 2016. Điển hình tại Thụy Điển tiền mặt chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng tiền trong nền kinh tế. Hiện nay, ngày càng nhiều chính phủ kêu gọi tiến tới chuyển đổi các giao dịch từ tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán điện tử được khuyến khích bởi những hoạt động thanh toán này sẽ để lại dấu vết điện tử mà nhà chức trách có thể dễ dàng kiểm tra, giám sát. Người dân sẽ không phải đến ngân hàng để rút tiền, giữ tiền và có thể thanh toán ở bất cứ đâu chỉ với một chiếc điện thoại. Giao dịch trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, góp phần kích thích hoạt động thương mại.
Tỷ lệ tiền mặt trong tổng lượng tiền của nền kinh tế chỉ chiếm khoảng hơn 7,7% ở Mỹ và 10% ở khu vực đồng Euro vào năm 2016. Điển hình tại Thụy Điển tiền mặt chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng tiền trong nền kinh tế. Hiện nay, ngày càng nhiều chính phủ kêu gọi tiến tới chuyển đổi các giao dịch từ tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán điện tử được khuyến khích bởi những hoạt động thanh toán này sẽ để lại dấu vết điện tử mà nhà chức trách có thể dễ dàng kiểm tra, giám sát. Người dân sẽ không phải đến ngân hàng để rút tiền, giữ tiền và có thể thanh toán ở bất cứ đâu chỉ với một chiếc điện thoại. Giao dịch trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, góp phần kích thích hoạt động thương mại.
.jpg)
Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng trên toàn thế giới và cũng đang được đông đảo người dân Việt Nam lựa chọn thay cho hình thức chi trả tiền mặt thông thường. Việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là xu hướng tất yếu cùng với sự phát triển của công nghệ, sự hội nhập của nền kinh tế. Một xã hội không tiền mặt là xu hướng mang tính toàn cầu. Mục tiêu của Việt Nam là trong 3 năm tới, nước ta sẽ điều chỉnh để tiền mặt chỉ xuất hiện ở mức thấp hơn 10% trên tổng phương diện thanh toán.
Theo Bộ Công Thương (2017), Việt Nam với dân số lên đến hơn 90 triệu dân, trong đó 49% sử dụng internet và 34% sử dụng di động để truy cập internet. Thương mại điện tử được đánh giá là đầy tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Việt Nam đang hướng đến một nền kinh tế 90% không dùng tiền mặt vào năm 2020 bằng cách giảm các giao dịch tiền mặt và tăng thanh toán điện tử. Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ trọng tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế có xu hướng giảm từ 19,02% của năm 2005 xuống 14,02% năm 2010 và còn 11,45 % vào tháng 8/2017. Hiện tại cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc thanh toán không dùng tiền mặt đang dần được hoàn thiện. Theo số liệu từ ngân hàng nhà nước, số lượng thẻ ngân hàng phát hành đang tăng lên nhanh chóng, giá trị giao dịch thẻ tăng trưởng liên tục và ổn định. Tính đến 6/2017, số lượng thẻ phát hành đạt mức trên 121,5 triệu thẻ. Thêm vào đó, hầu hết các ngân hàng đã tích hợp nhiều tính năng, ứng dụng thanh toán trực tuyến trực tiếp các dịch vụ như: tiền điện, tiền nước, bảo hiểm, phí viễn thông, giao thông, mua hàng trực tuyến. Ngoài ra, theo xu hướng thị trường, hơn 76 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 39 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Có thể thấy, cơ sở hạ tầng đáp ứng cho việc thanh toán không dùng tiền mặt đang dần hoàn thiện để đảm bảo các hoạt động thanh toán diễn ra an toàn và nhanh chóng.
Tính chung giai đoạn 2011-2015, việc sử dụng thẻ điện tử ở Việt Nam ngày càng tăng, đã giúp việc tiêu thụ hàng hóa tăng 0,22% và đóng góp của lưu hành thẻ vào GDP Việt Nam đạt hơn 800 triệu USD. Vào cuối năm 2015, giá trị giao dịch ATM đã đạt mức 1.564 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán sẽ ở mức thấp hơn 10%; toàn thị trường có ít nhất 300.000 POS được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt trên 200 triệu giao dịch mỗi năm; 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có POS; 100% Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Kho bạc Nhà nước quận, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng có POS để phục vụ thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay với 90% giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt và chỉ có 30% dân số có tài khoản ngân hàng, Chính phủ đang phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn để đạt được mục tiêu. Mặc dù số lượng tài khoản ngân hàng gia tăng nhưng việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng truyền thống ở vùng sâu vùng xa hoặc nông thôn vẫn còn thấp. Vì vậy, các ngân hàng thương mại và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán cần cải thiện dịch vụ ở những thị trường chưa được khai thác này. Theo một nghiên cứu năm 2016, chỉ 63% dân số trên 35 tuổi sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến, trong khi 38% người dưới 24 tuổi không có tài khoản e-banking. Vấn đề bảo mật dường như là một yếu tố chính khiến người dùng không chọn giải pháp này vì hơn 50% người dùng bày tỏ lo ngại về các vấn đề an ninh khi thực hiện các giao dịch trên mạng.
.jpg)
Không thể phủ nhận những tiện ích mà thanh toán không dùng tiền mặt mang lại, Tuy nhiên, để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, biến nó trở thành một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội cần có những giải pháp đồng bộ và phù hợp.
Một là: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát trong thanh toán không dùng tiền mặt. Thực tiễn phát triển nhanh và mạnh các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt như vậy đã đặt ra các yêu cầu đòi hỏi nhất định về cơ sở pháp lý điều chỉnh các hoạt động, dịch vụ thanh toán mới. Những nội dung cần hoàn thiện không chỉ là hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến các hoạt động thanh toán nói chung trong nền kinh tế, cả thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt mà còn cần tạo lập một môi trường cạnh tranh công bằng, bảo đảm khả năng tiếp cận thị trường và tiếp cận dịch vụ đối với các chủ thể có chức năng tương tự như nhau; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan.
Ngoài ra cần phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán, trên cơ sở đó, kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp và đảm bảo phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, được các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế khuyến nghị hoặc được áp dụng chung ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Hai là: thay đổi thói quen và nhận thức của người dân trong việc nhìn nhận tiền mặt là một công cụ được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Muốn phát triển thanh toán không dùng tiền mặt thì trước hết phải giúp cho mỗi người dân hiểu rõ những tiện ích của phương tiện thanh toán này. Nếu người dân có hiểu biết đầy đủ hơn thì họ sẽ cảm thấy an toàn hơn, thuận tiện và thoải mái hơn khi sử dụng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, từ đó tất yếu nảy sinh nhu cầu sử dụng
Nền kinh tế mạnh luôn đi kèm với một hệ thống thanh toán hiện đại. Chỉ khi nào cả người dân, các đơn vị kinh doanh, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các ngân hàng cùng có lợi thì mới thay đổi được thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, mới thay đổi được tư duy “rút tiền mặt từ ATM để thanh toán tiền hàng” và từng bước xây dựng văn hoá thanh toán không dùng tiền mặt trong dân chúng. Khi đó, thanh toán không dùng tiền mặt mới thực sự phát triển một cách đúng nghĩa.
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan