Yếu tố "cần" và "đủ" để người Dược sĩ thăng tiến trong sự nghiệp

Đăng ngày 04/06/2019
4.428 lượt xem
Đăng ngày 04/06/2019
4.428 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
"Cuộc cách mạng 4.0 mang đến rất nhiều cơ hội phát triển cho ngành Dược song cũng đặt người Dược sĩ trước nhiều thứ thách. Sinh viên Dược vừa phải giỏi về chuyên môn, vừa phải thành thạo về ngoại ngữ, am hiểu công nghệ thông tin và liên tục update những kiến thức, công nghệ mới để không bị tụt hậu. Đây chính là những yếu tố “cần” và “đủ” để người Dược sĩ có thể thăng tiến trong sự nghiệp của mình”
"Cuộc cách mạng 4.0 mang đến rất nhiều cơ hội phát triển cho ngành Dược song cũng đặt người Dược sĩ trước nhiều thứ thách. Sinh viên Dược vừa phải giỏi về chuyên môn, vừa phải thành thạo về ngoại ngữ, am hiểu công nghệ thông tin và liên tục update những kiến thức, công nghệ mới để không bị tụt hậu. Đây chính là những yếu tố “cần” và “đủ” để người Dược sĩ có thể thăng tiến trong sự nghiệp của mình”

Đó là chia sẻ của TS. Lê Thị Kim Loan – nguyên Trưởng khoa Bào chế và chế biến Viện Dược liệu (Bộ Y tế), Trưởng bộ môn Dược liệu - Dược cổ truyền, TT Đào tạo liên tục ngành Dược, Trường ĐH Đại Nam về cơ hội cũng như thách thức của người Dược sĩ trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0.

Một cán bộ nghiên cứu giỏi sẽ là một giảng viên giỏi

 

TS. Lê Thị Kim Loan khách mời trong chương trình "Thuốc và sức khỏe".

Tốt nghiệp ĐH Dược Hà Nội năm 1978, TS. Lê Thị Kim Loan về công tác tại Viện Dược liệu - Bộ Y tế. Năm 1979, theo lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước, cô gái trẻ quyết định rời Thủ đô lên đường nhập ngũ và công tác tại Bệnh viện Quân y – Quân khu I. Năm 1982, cô chuyển ngành về lại Viện Dược liệu – Bộ Y Tế công tác, giảng dạy và học TS Dược. Tuy là một cán bộ nghiên cứu nhưng cô Loan tham gia giảng dạy ngay từ rất sớm. Với cô, nghiên cứu khoa học và giảng dạy là đam mê.

“Một cán bộ nghiên cứu khoa học giỏi sẽ là một giảng viên giỏi. Hai lĩnh vực này có sự tương đồng và hỗ trợ nhau rất lớn. Việc vừa làm công tác nghiên cứu vừa tham gia giảng dạy từ sớm giúp tôi dần lấp đầy những lỗ hổng về kiến thức, từng ngày hoàn thiện và nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân…”, TS. Lê Thị Kim Loan nói.

Chia sẻ về cơ duyên đến với TT Đào tạo liên tục ngành Dược – Trường ĐH Đại Nam, TS. Lê Thị Kim Loan cho biết: “Năm 2015, tôi nhận lời về công tác tại Trung tâm Đào tạo liên tục ngành Dược – Trường ĐH Đại Nam, đảm nhận vị trí Trưởng bộ môn Dược liệu - Dược cổ truyền. Đây là lĩnh vực tôi đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu. ĐH Đại Nam chính là nơi giúp tôi tiếp tục thực hiện đam mê của bản thân, truyền tải đến sinh viên những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng thực tế và truyền cho sinh viên tình yêu, trách nhiệm nghề nghiệp…”

 

TS. Lê Thị Kim Loan luôn tâm niệm "một cán bộ nghiên cứu khoa học giỏi sẽ là một giảng viên giỏi".
 
Yếu tố "cần" và "đủ" để người Dược sĩ thăng tiến trong sự nghiệp

Cũng theo TS. Lê Thị Kim Loan, nghề Dược là một trong những nghề đặc thù nhất trong các nghề đặc thù. Người Dược sĩ trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 không chỉ phải giỏi về trình độ chuyên môn, thuần thục kỹ năng thực hành, kỹ năng làm việc mà còn phải hành nghề có tâm, có đức để nhận về sự tôn trọng trọn vẹn nhất từ cộng đồng.
 
“Cuộc cách mạng 4.0 mang đến rất nhiều cơ hội phát triển cho ngành Dược song cũng đặt người Dược sĩ trước nhiều thử thách. Sinh viên Dược vừa phải giỏi về chuyên môn, vừa phải thành thạo về ngoại ngữ, am hiểu công nghệ thông tin và liên tục update những kiến thức, công nghệ mới để không bị tụt hậu. Đây chính là những yếu tố “cần” và “đủ” để người Dược sĩ có thể thăng tiến trong sự nghiệp của mình”, TS. Lê Thị Kim Loan nhấn mạnh.

Lý giải bài toán làm sao để sinh viên Dược vừa vững về kiến thức chuyên môn, vừa có kỹ năng nghề nghiệp tốt, TS. Loan đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố thực hành trong công tác đào tạo Dược sĩ.
 
Các cán bộ, giảng viên của TT Đào tạo liên tục ngành Dược - Trường ĐH Đại Nam.

“Tại TT Đào tạo liên tục ngành Dược, Trường ĐH Đại Nam, giảng dạy thực hành được đặc biệt coi trọng, từ những môn học Y cơ sở như bệnh học, vi sinh vật, ký sinh trùng… đến các môn khoa học cơ bản như hóa lý, hóa phân tích…và các môn chuyên ngành như hóa dược, dược lý, dược lâm sàng, thực vật, dược liệu, dược cổ truyền, bào chế, kỹ thuật sản xuất thuốc… Hầu hết các môn học trong chương trình đào tạo Dược sỹ của trường đều thực hành theo tỷ lệ 50/50 (50% lý thuyết, 50% thực hành), thậm chí có nhiều môn học thực hành chiếm đến 70-80%...", TS. Lê Thị Kim Loan cho biết.
 
Nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu thực hành, thực tế của sinh viên ngành Dược, Trường ĐH Đại Nam đã đầu tư xây dựng hệ thống phòng thực hành với trang bị nhiều máy móc hiện đại, đặc biệt là các phòng thực hành bào chế và sản xuất thuốc. Ngoài việc nghe giảng lý thuyết, sinh viên của Dược được tiếp xúc với các thiết bị hiện đại trong kiểm nghiệm dược phẩm, trong sản xuất thuốc và được trực tiếp bào chế ra các sản phẩm thuốc.

"Những giờ thực hành giúp cho sinh viên củng cố kiến thức chuyên môn, tạo không khí học tập sôi nổi và cũng truyền lòng đam mê nghề nghiệp cho các Dược sỹ tương lai...", TS. Loan nói.


 
Thu Hòe
 
 

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background